BẰNG CHỨNG SỐNG CHO TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM NHÌN THẤY


AFP photo
Hình ảnh mới nhất của 3 ông: Dũng, Sang, Trọng quả thật đối nghịch. Trong khi ông Trọng ỉu xìu như mèo bị cắt tai, ông Sang miệng méo xệch như "mất sổ gạo", thì ông Dũng tươi cười hớn hở. Đó là bằng chứng sống động tố cáo mãnh liệt cái mà ông Trọng gọi là "đoàn kết" vẫn duy trì được qua kỳ hội nghị vừa xong (!) Thật "tội nghiệp" khi họ không còn đủ thủ đoạn để lừa dân thêm nữa.
  Gống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người?
 Cả dân tộc đang bị thử thách?
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai!

Tuy cười tươi rói, nhưng ông Dũng không giấu được thần sắc khá đen và hơi tái trên gương mặt, điều này cho thấy "khí chất" của ông kém bởi "tâm bệnh" mà ông đang lâm nặng. Nhiều người có thể vì khinh ông ta quá hay phẫn nộ quá, nên không chú ý điểm này. Ông Dũng đang gắng gượng, gồng mình lên cười để giấu đi tinh thần có phần rã rời và bải hoải sau cuộc chiến 15 ngày vừa qua.
Tôi không có ý đưa vấn đề "tâm linh" vào đây, mà chỉ qua hình ảnh ông Dũng để nói rằng: ông Dũng không chứng tỏ được "độ cao thâm" vào lúc tình hình rối ren, khốn cùng của Việt Nam hiện nay.
Lẽ ra, thay vì cười tươi roi rói, chính ông Dũng nên tỏ ra buồn rầu một chút hay nét trầm tư "phơi đầy" trên mặt, ông sẽ trở nên rất... "tuyệt" với "vai chính diện", mà ông đang diễn, không những thế, nó lại phù hợp với "dung nhan" tái và hơi đen của ông, mà không cần phải make - up. Song song đó, các ông sẽ thuyết phục được người dân rằng: các ông đang "RẤT đoàn kết" (!); và rằng: "nỗi đau của các ông hòa chung trong nỗi tê tái của dân tộc Việt Nam" (!).
Quá dở! Hãy nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má của nhà độc tài Putin mà học hỏi thêm [1]. Đó mới gọi là "cao thủ thượng thừa" với thủ đoạn vô biên!
Nước mắt đàn bà bỗng trở nên quá bình thường, khi mang ra tranh giải quán quân trên chính trường mà Hồ Chí Minh đã từng diễn hoàn toàn xuất sắc trong tội lỗi về cuộc cải cách ruộng đất năm xưa!
Nguyễn Tấn Dũng vẫn dở như từ trước tới nay. Năm xưa, ông Hồ đứng trên hàng chục ngàn xác dân để khóc lóc, tại sao hôm nay, ông Dũng không "học tập", bằng cách đứng trên núi nợ Quốc gia để sám hối???
Xem ra, "hậu bối CS" "độc" thì có độc", nhưng "tàn" thì chưa nối gót kịp "tiền bối".



Giải mã nụ cười MONEY LISA/Tranh biếm họa Kỳ Văn Cục
***
"Hội nghị đen tối" nhất trong lịch sử ĐCSVN - có thể gọi như thế - đánh dấu bước ngoặc suy tàn không còn cứu vãn được của vai trò "Đảng lãnh đạo tuyệt đối". Chắc chắn như thế!
Nhiều người phẫn nộ và chê bai khi ông Dũng kêu gọi "lòng tự trọng" trong cuộc tiếp xúc với sinh viên sau "hội nghị đen tối".
"Tự trọng", theo cách diễn giải khác, chẳng lẽ không phải là cái nhếch mép và cái cười khinh khỉnh để ông Dũng thầm nhủ:
"Không biết lượng sức mà bày đặt đấu với đá!",
"Biết trước là sẽ thua mà còn cay cú! Đúng là những người chẳng biết tự trọng là gì!"
Đó phải chăng là thông điệp mà ông Dũng muốn nhắn gửi đến 2 ông kia tại trường Đại học Quốc gia Tp.HCM?
Ông Dũng tiếp tục và tạm thời dẫn trước, trong cuộc so găng với các "đồng chí". Chẳng có gì bất ngờ về chiến thắng này, bởi: tiền (dưới mọi hình thức) và công cụ bạo lực hầu như ông Dũng đang nắm trong tay quá nhiều.
Ông Trọng, ông Sang có gì? Có lẽ chẳng có gì ngoài vài "cuốn sách" gối đầu nằm đã lạc hậu có tựa "chủ nghĩa Mác - Lê nin" và "tư tưởng Hồ Chí Minh" (!?). Hào phóng với 2 ông này chút nữa, thêm vài mươi "đồng chí" khác "sắt son" và "kiên định" cùng 2 ông trên con đường "bi đát" [*].
Quả thật vậy, vai trò Tổng bí thư đã được đặt dấu chấm hết khởi từ Lê Khả Phiêu và rõ hơn từ thời Nông Đức Mạnh. Nguyễn Phú Trọng không còn cơ hội để xoay chuyển tình hình chỉ dựa trên mấy thứ giáo điều, kêu gọi suông việc "tắm táp", "rửa ráy"... nữa.
Thời buổi này là thời buổi kim tiền rủng rẻng lên tiếng. Hãy vất đi những thứ, tựu trung hay gọi "Đảng ta là đạo đức là văn minh". Xưa rồi diễm!
Trương Tấn Sang có thể nhỉnh hơn một chút về tư duy, nhưng trong tay ông ta có vẻ chẳng có gì?
Đánh nhau trong trường hợp các ông này, nếu trong tay không có tiền, không có bạo lực thì dựa vào gì?
Xin thưa, hữu hiệu vô cùng, giản dị vô cùng: DỰA VÀO DÂN.
Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang có vẻ dần nhận ra được điều này?! Tốt, dù khá muộn. Tuy thế, nhiều người cũng đã chê bai khi hai ông có vẻ kêu dân "nhào đầu ra", trong khi chính 2 ông tỏ ra thiếu khí phách và sự lẫm liệt cần có của hai người đứng đầu (đảng và Nhà nước).
Tôi tán thành phương án "dựa vào dân". Vậy, ông Trọng và ông Sang sao chưa làm? Làm gì ư?
Thách thức và cũng là cơ hội quá đẹp ngay trước mắt hai ông đó.
Hãy thử gợi ý cho ông Trọng và ông Sang:
- Vụ án Đoàn Văn Vươn, một vụ án hoàn toàn không dính dáng chút gì đến "thế lực thù địch", vừa được hâm nóng lại bằng việc bắt tạm giam 4 tháng đối với viên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng. Các ông xốc vào đi, tôi hoàn toàn tin hàng chục triệu người sẽ hưởng ứng cao độ và các "đồng chí" hai ông cũng khó mà chống lại, khi lời "cầu xin" "nhẹ tay" đối với gia đình Đoàn Văn Vươn của ông Dũng gửi đến Hải Phòng còn đó. Hãy tận dụng ngay mà ghi điểm trong mắt dân.
- Vụ án Trần Ngọc Sương - Giám đốc Nông trường Sông Hậu. Cũng là một vụ án không hề dính chút gì đến chính trị để phải lo sợ bị các "đồng chí" phủ chụp tội "chống nhà nước CHXHCNVN". Xốc vào luôn đi. Lấy tư cách Tổng bí thư, Chủ tịch nước, yêu cầu trả danh dự và bồi hoàn thiệt hại cho bà Trần Ngọc Sương, làm được điều này là thêm điểm cho hai ông trước lòng dân phẫn uất hiện nay. Tất nhiên bà Sương biết sẽ phải làm gì khi nhận được tín hiệu từ hai ông phát ra, bởi vì có nhiều Luật sư hỗ trợ và ủng hộ bà rất cao, hơn nữa bà Sương không phải là "hạng thứ dân".
- Cô sinh viên bé nhỏ của Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Tp.HCM - Nguyễn Phương Uyên vừa được hơn trăm người bạn viết thư gửi đến ông Chủ tịch nước, chắc các ông biết? Sao không biến thách thức đó trở thành lợi thế? Vụ việc quá nhỏ bé như vóc dáng bé nhỏ của cô gái, nếu các ông không làm được thì có lẽ chẳng còn việc gì dễ hơn cho các ông làm đâu!
- Cuối cùng, kinh tế là quan trọng. Ý tôi không phải là nói các ông "nhào vô" mấy vụ nổi cộm như: Vinashin, Vinalines, in tiền Polymer... đâu. Hãy nhớ lại người xưa, khi một vị vua muốn cứu vớt sinh linh đồ thán, đất nước lâm nguy, vị vua ấy thực hiện "chiêu hiền đãi sĩ" và sẵn sàng chấp nhận phương châm "đoái công chuộc tội". Cứ tạm cho rằng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long có tội. Hãy xem xét ý kiến "đoái công chuộc tội" lồng trong đề tài "Con Đường Việt Nam" [2] gồm 5 lĩnh vực cụ thể: kinh tế, giáo dục, cải cách hành chính và tư pháp (gọi tắt là pháp luật), biển Đông, Tây Nguyên mà các anh ấy đã ấp ủ hơn 7 năm qua. Đó cũng là môt nút thắt tối quan trọng cần gỡ và chính ông Sang cùng ông Trọng có thể làm được...
***
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước cũng như Tổng bí thư là điều chính các ông biết rõ, tôi dẫn ra thì có vẻ trịch thượng.
Viện kiểm sát tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cũng là lợi thế trong tay hai ông.
Các ông làm được hay không, chính do lương tâm, khí phách và sự quyết liệt, đoàn kết của hai ông cùng những người ủng hộ lên tiếng.
Hãy khởi từ vụ gia đình Đoàn Văn Vươn và Trần Ngọc Sương mà tiến dần...
Lịch sử sẽ ghi tên hai ông như những người anh hùng hay những tên tội đồ, cũng do hai ông tự quyết lấy.
Nguyễn Ngọc Già
Theo Danluan
  Gống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người?
 Cả dân tộc đang bị thử thách?
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai!
  Thư gởi bà Cựu đại biểu Hoàng Yến
  Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương trung Quốc...
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!  
  Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng
 Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!   Đừng 'ăn cắp' ngôn từ của nhân dân!  Cộng Sản hay ký sinh?    Chủ nghĩa tư bản bè phái...    Tôi không phải 'QLB'  Thư của Uỷ viên TƯ đảng  Cựu đại biểu Quốc Hội cũng kêu cứu  Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21!  Người 'Quân tử' chết đứng như Từ Hải ngàn đời bị cười chê...      Sự hớ hênh của Đảng    Thơ - Đầu tháng 3 các Vua Hùng Tụ hội     'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam    Đáng thương thay gián điệp của Hưởng         Các Blog nhận xét về Quan làm báo   Khi nhân dân trở thành thế lực thù địch!    Eco Park -Thiên đường?!    Quanlambao - Sự lựa chọn của nhân dân!       Dù phải đối mặt với 20 năm tù     Bài học về tham nhũng            Họ là ai?    Lời Sấm Bác Hồ     KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'    Tụ hội non sông   Cùng QLB đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa   Báo 'Lề Đảng' tiếp tục 'ném đá' QLB!Ngươi là ai mà chống Luật Biển?    Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông    Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước

Thủ Tướng 'Quên'!  4 câu hỏi cho TƯ 6  Nông dân nổi dậy!       Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"?   Khóc thương thân phận bèo bọt dân đen       Hoàng Sa ơi!  'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'?   Chế độ hôm nay có sánh bằng thời Pháp thuộc?   Thay ngựa giữa dòng nhớ Trần Đông Trấn    Con đường VN & Biển đông   Sự hèn mạt của báo chí?  Ông tổ Cộng sản là Quỷ Sa tăng?  Thủ Tướng làm sao bịt miệng được tiếng kêu phản kháng của nhân dân?   Tội ác được sản sinh ra từ đâu?  90% là tội phạm của nhân dân?   Thấy gì qua vụ kết án thầy giáo Định? Hãy trả tự do cho thầy giáo Định!  Trí tuệ Việt Nam đồng hành với nền Dân chủ   'Hổ dữ' & Tổng bí thư   Tầm nhìn.net bị đóng cửa  Giặc đã ở trong nhà!  Con đường Việt Nam -Cái bẫy dân chủ? Lại bịt miệng nhân dân?

TOÀN LŨ KHỈ BA ĐÌNH

Khi trái núi đẻ ra… “một đồng chí”

Bình luận về Hội nghị Trung ương 6 của ĐCSVN
Nguyễn Ngọc Giao
24-10-2012
Sau này bất luận thế nào, có lẽ 15.10.2012 sẽ được ghi là ngày tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng — và tập thể 174 đồng chí ủy viên trung ương của ông — đi vào lịch sử bằng cổng sau. Hai tháng chuẩn bị thực hiện “nghị quyết 4″ (về phê và tự phê), 3 tháng họp 4 đợt, rồi 15 ngày liên tục “Hội nghị Trung ương 6″ (trong đó 5 ngày tập trung về NQ4), để rồi quyết nghị đầu voi đuôi chuột : “không kỉ luật” cả Bộ chính trị lẫn “một đồng chí ủy viên Bộ chính trị“. Ngôn ngữ chính trị Việt Nam từ nay được làm giàu với những cụm từ “một đồng chí“, mà mấy ngày sau, chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là “đồng chí X“. Đồng chí không được/bị nêu tên ấy, mọi người đều biết, chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người trực tiếp thành lập và chỉ đạo 18 tập đoàn kinh tế (Vinashin, Vinalines…) đang nợ như chúa chổm, và đã phung phí không biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước. Ông Sang đã từng nói nạn tham nhũng không chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” mà là cả “một bầy sâu“. Lần này, ông nói tới “tập đoàn” sâu. Dùng chữ “tập đoàn” (tuy không nói rõ con số 18), chắc ông Sang không vô tình lỡ lời.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng “xin lỗi toàn đảng, toàn dân” (nhiều người để ý ông nghẹn ngào khi nói mấy lời này). Mấy ngày sau, thủ tướng Dũng cũng nối điêu “nhận lỗi” trước Quốc hội. 
Đây không phải lần đầu, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam xin lỗi toàn dân. Lần trước, vào những ngày này năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thay mặt Trung ương xin lỗi toàn dân về những sai lầm và tội ác trong cải cách ruộng đất. Chỉ khác một điều, năm ấy ông Lê Văn Lương đã bị đưa ra khỏi Bộ chính trị, ông Trường Chinh mất chức tổng bí thư. Bây giờ, có thể trách ĐCS vẫn chưa gột rửa hết những sai lầm của thời ấy, không từ đó rút ra một cách triệt để những bài học 1, nhưng ít nhất cuộc sửa sai cũng thực sự được tiến hành tuy không rốt ráo, và bước đầu, ĐCS đã phần nào thoát khỏi ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Mao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang
và “đồng chí X” (ảnh AFP)
Marx, đâu đó, đã nhận xét : lịch sử thường lặp lại, lần thứ nhất, là một bi kịch, lần thứ hai, là một hài kịch. Xin lỗi mà quyết định “không kỉ luật” của Trung ương ĐCS và lời kêu gọi cán bộ phải “tự trọng” của ông Nguyễn Tấn Dũng, quả là hài hước hiếm thấy. Điều mà Marx không tiên liệu là hài kịch có thể diễn ra trong bối cảnh một thảm kịch khôn cùng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị – xã hội chung của đất nước, với những đe dọa quân sự, kinh tế, nhân sự của Trung Quốc, chỉ cần nhìn tình hình kinh tế cũng đủ thấy rõ mức độ nguy kịch :
* Hệ thống ngân hàng đang đối mặt với rủi ro hệ thống ngày càng cao. Có nguy cơ các ngân hàng sụp đổ hàng loạt,  do nợ xấu chồng chất đến 200 ngàn tỷ đồng, trong đó 70 % là nợ của khu vực quốc doanh. Theo tác giả Tô Văn Trường : “Một số thông tin từ cơ quan tài chính, ngân hàng, từ IMF, ADB và báo chí ở Việt Nam cho chúng ta thấy với số liệu năm 2011 : tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tương đương 52,2 tỷ USD, bằng 43% GDP, riêng phần doanh nghiệp nhà nước nợ các ngân hàng là 24,5 tỷ US, trong đó 47% là nợ xấu.” (xem tại đây) 2. Khi chúng tôi viết những dòng này, được biết một phái đoàn của ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) đang chuẩn bị tới Hà Nội để “báo động lần chót” về nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng.
* Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước gây thất thoát đầu tư ngày càng trầm trọng thêm. Hiệu quả đầu tư công giảm mạnh :  hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR : đầu tư / tổng sản lượng) không ngừng tăng và ở mức 7 – 8 trong thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (từ 2007 đến nay), trong khi thời các chính phủ Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải (1991-2006), hệ số ở mức 3,5 – 4 ; năm 2010, riêng khu vực quốc doanh có hệ số ICOR vượt 10 trong khi khu vực ngoài nhà nước có hệ số chưa đến 5. 18 tập đoàn kinh tế và cả trăm công ti con đã làm thất thoát tài nguyên đất nước (tài nguyên thiên nhiên, công quỹ và tín dụng, cướp đất của nông dân), tích lũy của cải trong tay một đẳng cấp tư sản đỏ mà cuộc sống sa hoa, vô văn hóa và vô sỉ là một khiêu khích hỗn xược đối với nhân dân đang phải bươn chải với vật giá leo thang, sản xuất ngưng trệ 3.
* Luật đất đai đang tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương lấy lại đất của nông dân (kể cả cưỡng bức bằng bạo lực). Chỉ từ năm 2006 (Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền thủ tướng) đến năm 2010, hai trăm ngàn ha đất nông nghiệp đã bị thu hồi cho các dự án khu công nghiệp, biệt thự, sân golf. Các vụ Tiên Lãng, Văn Giang… tiếp diễn trong khi HN6 vẫn ngoan cố duy trì luận điểm “đất đai là của toàn dân”.
* Lạm chi : Từ năm 2007 đến nay năm nào chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng chi nhiều hơn rất nhiều so với số Quốc hội thông qua, năm 2007 là 31%, năm 2008 là 29%, năm 2009 là 46%. Năm 2010 chưa được kết toán nhưng theo tờ trình sơ bộ của Bộ Tài chính thì chi vượt 11%.
Trong tình hình ấy, lòng dân ra sao, ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng thừa biết. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, trong cuộc họp Quân ủy Trung ương và gặp gỡ bốn chục tư lệnh sư đoàn, ông Trọng đã thông báo kết quả một cuộc thăm dò dư luận (không công bố) : tỉ lệ người dân vẫn tin tưởng ở “đảng và nhà nước” chỉ còn 30%. Sự thật còn đen tối hơn con số ấy vì nó là tổng của hai con số : 10% tin tưởng vào “lãnh đạo hiện nay”, 20% vào “lãnh đạo đã từ trần”. Chắc hẳn ông tổng bí thư đã vận dụng con số đáng sợ này để củng cố “tín điều” số một và duy nhất của bộ máy an ninh, quân sự : “còn đảng, còn chế độ, thì còn mình”.
“Bước đường cùng” dường như cũng là tâm trạng  của 175 ủy viên trung ương tại Hội nghị 6, thúc đẩy họ “đoàn kết, thương yêu lẫn nhau”, “chữa bệnh, cứu người”. Nếu không, làm sao giải thích được những con số thoạt trông mâu thuẫn nhau một cách khó hiểu :
- trong những cuộc thăm dò mức tín nhiệm đối với ông Nguyễn Tấn Dũng : 4/14 ở Bộ chính trị, 40/175 ở Ban chấp hành Trung ương
- đến khi biểu quyết thông qua đề nghị “kỷ luật” (Bộ chính trị và cá nhân Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị đã được Bộ chính trị “100% nhất trí”), thì 129 người (trên 175 ủy viên trung ương) bác bỏ.

*

Nhiều nhà bình luận đã để ý : Hội nghị Trung ương 6, các phát biểu và văn kiện đã công bố không hề đả động tới Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã bao trùm lên cuộc họp. Hội nghị giữa chừng, có tin đại sứ Bắc Kinh đến gặp một phó thủ tướng. Và trước ngày hội nghị khai mạc là cuộc gặp ở Nam Ninh của phó chủ tịch Tập Cận Bình, người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trong vài ngày nữa, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
16 chữ vàng và 4 tốt, nay thêm phương châm “cà vạt cùng màu” (ảnh Chính phủ)
Giới thân cận lãnh đạo ở Hà Nội không ngần ngại rỉ tai nhau, diễn dịch những động thái khác thường (ít nhất về thời điểm) ấy : bạn vàng phương bắc muốn giữ nguyên trạng quyền lực ở Hà Nội, và sẵn sàng cho vay 10 tỉ đô la nếu người anh em phương nam lún sâu vào cuộc khủng hoảng ngân hàng đã được báo trước. Thực hư không biết ra sao, chỉ biết thủ tướng Dũng đã hiên ngang tuyên bố ” (sẽ) không cần đến sự giúp đỡ của IMF “. Hiên ngang không kém là những phiên tòa xử tù nặng, những cuộc bắt bớ, bắt cóc những người mang tội duy nhất là lên án chính sách hung hãn của Trung Quốc. Mọi dấu hiệu đều chứng tỏ : trong sự bất lực và bất cập, trong tâm trạng bất an về sự tồn vong của chính mình, đẳng cấp cầm quyền đã muốn quay lưng với đường lối đoàn kết dân tộc, con đường duy nhất để tăng cường nội lực quốc gia, bảo vệ chủ quyền, khắc phục khủng hoảng,và thay vào đó, lún sâu vào con đường lệ thuộc.
Quá muộn rồi chăng ?
Những ai luôn luôn lạc quan cũng như những ai bi quan cố hữu đều có sẵn câu trả lời. Nhưng có lẽ còn quá sớm để có căn cứ chính xác.
Điều chắc chắn là xã hội Việt Nam không thể bị động ngồi chờ. Mấy năm qua, trong cuộc khủng hoảng của chế độ toàn trị, bất chấp mọi sự trấn áp, xã hội dân sự đã khẳng định sự tồn tại của mình, đã từng bước lên tiếng, đảm nhiệm chức năng xã hội công dân. Hơn lúc nào hết, sự trưởng thành của xã hội dân sự / công dân Việt Nam vừa là mục tiêu cấp bách của mọi người Việt Nam thiết tha với vận mệnh dân tộc, vừa là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ lãnh thổ và biển đảo, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á, đưa đất nước vượt qua thử thách to lớn trước mắt.

Nguyễn Ngọc Giao

24.10.2012
1 Bằng chứng là theo chứng từ của ông Trần Bạch Đằng và của những cán bộ lão thành thuộc Ban nông thôn miền Nam : năm 1964, ông Nguyễn Chí Thanh, lúc đó là bí thư Trung ương cục Miền Nam, đã đưa ra chủ trương “phát động quần chúng cải cách ruộng đất một cách toàn diện và triệt để”. Theo lời ông Nguyền Thành (Mười) Thơ (bí thư Khu ủy Khu IX, rồi Chủ tịch Ban nông thôn miền Nam), Cụ Hồ đã gửi điện vào Nam, nói đại ý : “Bác nghe Chú T. (tức là Nguyễn Chí Thanh) có chủ trương phát động quần chúng cải cách ruộng đất một cách toàn diện triệt để. Bác khuyên chú đừng làm, làm là sai, dứt khoát sai thôi“. Sau đó,  đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã viết điện trả lời : “Chúng tôi có chủ trương phát động quần chúng cải cách ruộng đất một cách toàn diện và triệt để. Bác cho là sai, không an tâm. Chúng tôi thi hành ý kiến Bác. Xin Bác yên tâm” và ra lệnh rút các đoàn đi thực nghiệm ở Bến Tre, Mỹ Tho và Bạc Liêu (xem Nguyễn Thành Thơ, Cuối đời nhớ lại, hồi ký, 2003, tr. 153-154, dẫn theo Đặng Phong : Kinh tế Miền Nam Việt Nam / Thời kỳ 1955-1975, nxb Khoa học xã hội, 2004, tr. 476-477). Tháng 2.2008, người viết bài này có dịp nêu câu chuyện ấy với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông “Sáu Dân” khẳng định chưa bao giờ Thành ủy Sài Gòn – Gia Định có bàn về dự án “cải cách ruộng đất” này. Ông cho rằng có lẽ tướng Thanh nêu lên như một ý kiến cá nhân trong lúc trao đổi với cán bộ phụ trách nông thôn. Cho dù như vậy, bản thân việc tướng Thanh còn nuôi dưỡng ý tưởng điên cuồng ấy (gần 10 năm sau cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất” ở miền Bắc) tự nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa. Liên hệ với cuộc “cải tạo công thương nghiệp” ở miền Nam năm 1978, hai mươi năm sau cuộc “đánh tư sản” ở miền Bắc với những tác động tai hại (cũng vẫn do một người được phân công trực tiếp chỉ đạo là ông Đỗ Mười), ông Võ Văn Kiệt trầm ngâm nhận xét : Một khuyết tật lớn của Đảng là sau mỗi sai lầm, không phân tích đến nơi đến chốn, còn nể nang cho qua, nên dễ lặp lại sai lầm. 
2 Cụ thể hơn, đây là bảng số liệu do nhà nghiên cứu Vũ Quang Việt tập hợp từ các thông tin của IMF, ADB và báo chí Việt Nam :
3 xem Vũ Quang Việt : Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008 : sai lầm về chính sách (Tạp chí Thời Đại Mới)
Nguồn: Diễn Đàn
——

Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước!

Trần Quốc Việt (Danlambao)Tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị là tiêu diệt lòng yêu nước của công dân. Đây là bước cuối cùng có thể dẫn đến sự biến mất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tây Tạng hôm nay có thể là Việt Nam ngày mai...

*

Suốt tuần qua tôi thường nghĩ về phim Núi của Khủng long (1), phim hoạt hình Liên Xô vào năm 1967. Phim dường như ám chỉ đến việc chế độ toàn trị Xô Viết quyết tâm đè nén các quyền tự do căn bản của những công dân cá nhân trong hơn nửa thế kỷ. Có lẽ đây là "phim hoạt hình buồn nhất về khủng long từ xưa đến nay."(2) 

Sự tuyệt chủng của khủng long như được thể hiện qua phim cũng là ngụ ngôn đáng sợ và đầy ám ảnh trong lòng tôi khi tưởng đến tương lai của Việt Nam. 

Chiếc vòng kim cô toàn trị áp đặt lên quê hương đang cố siết chặt và đè nén hơn nữa lòng yêu nước tự nhiên của mọi người bằng những lớp tường trấn áp mỗi ngày một dày thêm được dựng lên quanh họ mà điển hình là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang và sinh viên Nguyễn Phương Uyên. 

Tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị là tiêu diệt lòng yêu nước của công dân. Đây là bước cuối cùng có thể dẫn đến sự biến mất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tây Tạng hôm nay có thể là Việt Nam ngày mai. 

Chúng ta hãy coi phim Núi của Khủng long như là lời nhắc nhở bổn phận yêu nước thiêng liêng của tất cả chúng ta. 

Và chúng ta sau khi xem phim xong hãy cùng hô vang: Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước! 




Tôi dịch sang tiếng Việt phụ đề tiếng Anh trong phim. 

Khủng long đã sống trên trái đất cách đây hàng triệu năm. 
Khủng long là những con vật hiền lành. 
Sức mạnh phi thường của chúng chắc chắn khiến ai ai cũng phải nể phục. 
Nhưng kỳ lạ là những con vật khổng lồ này lại nở ra từ những cái trứng 
không lớn hơn trái banh bóng tròn. 
Chúng ra đời như sau. 
Sau khi đẻ trứng, khủng long mang trứng lên núi để gần mặt trời hơn. 
Những tia nắng hào phóng của mặt trời làm nốt giai đoạn cuối cùng của 
cuộc sinh nở lớn lao kỳ diệu ấy. 
Chuyện này diễn ra như thế trong suốt hàng triệu năm. 
Nhưng rồi khí hậu thay đổi. 
Mỗi thế kỷ qua đi thời tiết càng trở nên xấu hơn. 
Nhưng vỏ trứng có đặc tính rất lạ lùng. 
Khi trời càng lạnh, vỏ trứng càng dày. 
Vỏ trứng tạo ra nhiều lớp vỏ mới đắp thêm vào, để bảo vệ những con 
khủng long con trước môi trường khắc nghiệt. 
Rồi ngày nọ... 
Bây giờ là lúc mình ra đời. 
Vỏ trứng ơi! 
Đã đến lúc phải ra rồi đấy. 
Tại sao ông không đập vỡ vỏ trứng ra? 
Ta đang bảo vệ ngươi. 
Nhưng tôi phải nở ra ngay bây giờ. 
Ta phải bảo vệ ngươi. 
Ông đang làm gì đấy? 
Ta đang tạo ra lớp vỏ mới. 
Ta phải làm bổn phận của ta. 
Nhưng tôi cần phải ra ngoài. 
Tôi phải thấy mặt trời. 
Dù mặt trời lạnh. 
Làm ơn cho tôi ra ngoài. 
Tôi thề. Tôi có thể thích nghi. 
Tôi có thể thích nghi. Tôi có thể thích nghi! 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Vỏ trứng, hãy vỡ ra! 
Tôi muốn thấy mặt trời. 
Tôi muốn thấy mặt trời! 
Tôi muốn thấy mặt trời! 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải... làm tròn... bổn phận của ta. 
Đã làm tròn bổn phận. 
Hãy nhìn này. 
Khủng long... đã tuyệt chủng! 

Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước!

Trần Quốc Việt (Danlambao)Tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị là tiêu diệt lòng yêu nước của công dân. Đây là bước cuối cùng có thể dẫn đến sự biến mất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tây Tạng hôm nay có thể là Việt Nam ngày mai...

*

Suốt tuần qua tôi thường nghĩ về phim Núi của Khủng long (1), phim hoạt hình Liên Xô vào năm 1967. Phim dường như ám chỉ đến việc chế độ toàn trị Xô Viết quyết tâm đè nén các quyền tự do căn bản của những công dân cá nhân trong hơn nửa thế kỷ. Có lẽ đây là "phim hoạt hình buồn nhất về khủng long từ xưa đến nay."(2) 

Sự tuyệt chủng của khủng long như được thể hiện qua phim cũng là ngụ ngôn đáng sợ và đầy ám ảnh trong lòng tôi khi tưởng đến tương lai của Việt Nam. 

Chiếc vòng kim cô toàn trị áp đặt lên quê hương đang cố siết chặt và đè nén hơn nữa lòng yêu nước tự nhiên của mọi người bằng những lớp tường trấn áp mỗi ngày một dày thêm được dựng lên quanh họ mà điển hình là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang và sinh viên Nguyễn Phương Uyên. 

Tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị là tiêu diệt lòng yêu nước của công dân. Đây là bước cuối cùng có thể dẫn đến sự biến mất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tây Tạng hôm nay có thể là Việt Nam ngày mai. 

Chúng ta hãy coi phim Núi của Khủng long như là lời nhắc nhở bổn phận yêu nước thiêng liêng của tất cả chúng ta. 

Và chúng ta sau khi xem phim xong hãy cùng hô vang: Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước! 




Tôi dịch sang tiếng Việt phụ đề tiếng Anh trong phim. 

Khủng long đã sống trên trái đất cách đây hàng triệu năm. 
Khủng long là những con vật hiền lành. 
Sức mạnh phi thường của chúng chắc chắn khiến ai ai cũng phải nể phục. 
Nhưng kỳ lạ là những con vật khổng lồ này lại nở ra từ những cái trứng 
không lớn hơn trái banh bóng tròn. 
Chúng ra đời như sau. 
Sau khi đẻ trứng, khủng long mang trứng lên núi để gần mặt trời hơn. 
Những tia nắng hào phóng của mặt trời làm nốt giai đoạn cuối cùng của 
cuộc sinh nở lớn lao kỳ diệu ấy. 
Chuyện này diễn ra như thế trong suốt hàng triệu năm. 
Nhưng rồi khí hậu thay đổi. 
Mỗi thế kỷ qua đi thời tiết càng trở nên xấu hơn. 
Nhưng vỏ trứng có đặc tính rất lạ lùng. 
Khi trời càng lạnh, vỏ trứng càng dày. 
Vỏ trứng tạo ra nhiều lớp vỏ mới đắp thêm vào, để bảo vệ những con 
khủng long con trước môi trường khắc nghiệt. 
Rồi ngày nọ... 
Bây giờ là lúc mình ra đời. 
Vỏ trứng ơi! 
Đã đến lúc phải ra rồi đấy. 
Tại sao ông không đập vỡ vỏ trứng ra? 
Ta đang bảo vệ ngươi. 
Nhưng tôi phải nở ra ngay bây giờ. 
Ta phải bảo vệ ngươi. 
Ông đang làm gì đấy? 
Ta đang tạo ra lớp vỏ mới. 
Ta phải làm bổn phận của ta. 
Nhưng tôi cần phải ra ngoài. 
Tôi phải thấy mặt trời. 
Dù mặt trời lạnh. 
Làm ơn cho tôi ra ngoài. 
Tôi thề. Tôi có thể thích nghi. 
Tôi có thể thích nghi. Tôi có thể thích nghi! 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Vỏ trứng, hãy vỡ ra! 
Tôi muốn thấy mặt trời. 
Tôi muốn thấy mặt trời! 
Tôi muốn thấy mặt trời! 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải làm tròn bổn phận của ta. 
Ta phải... làm tròn... bổn phận của ta. 
Đã làm tròn bổn phận. 
Hãy nhìn này. 
Khủng long... đã tuyệt chủng! 

TIÊNG TOAN DÂN



Facebook


Nếu cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay không giải quyết tới tận gốc rễ thì có nguy cơ: Chính một số nhóm lợi ích trong đảng sẽ trở thành ” thế lực thù địch” với nhân dân chứ không phải ai khác ?!

DỰ ĐOÁN tài chính & chính trị 1 năm trước của VangAnh ĐÃ THÀNH SỰ THẬT

Xem tại đây:

Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng

GIẢI MÃ TIN CHẤN RUNG ĐỘNG: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG, TRÂU BỊ CỘT!!!






Giáo sư Phong Lê không phải là thành viên của cư dân mạng, mặc dù vậy ông cũng biết những thông tin trên mạng viết về những vấn đề gì ? Ông và tôi đều là cư dân thừa hưởng một phúc lợi công cộng lớn: đó là không gian Hồ Tây, nhà ông gần nhà tôi…Trong một buổi chiều hóng mát Hồ Tây gần đây, ông đã bộc bạch với tôi một vài cảm nghĩ của ông về cái mà ông cho là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng của Đảng đã xảy đến trong thời gian gần đây…

CÁ MÈ MỘT LỨA

Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng.
 Thông đốc Bình gia hạn tất toán vàng hay xoá dấu vết phạm tội?
 Bình An - điển hình bầu Kiển vừoi ăn cướp vừa 'được tiếng'!
 Giống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người?
 Cả dân tộc đang bị thử thách?
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai!
  Thư gởi bà Cựu đại biểu Hoàng Yến
  Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương trung Quốc...
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!  
  Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng
  Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng!   Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.

Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001. Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990. Rạn nứt ấy hiện nằm ​​giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Alexander L. Vuving - The Diplomat 
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO

CÁ MÈ MỘT LỨA

Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng.
 Thông đốc Bình gia hạn tất toán vàng hay xoá dấu vết phạm tội?
 Bình An - điển hình bầu Kiển vừoi ăn cướp vừa 'được tiếng'!
 Giống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người?
 Cả dân tộc đang bị thử thách?
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai!
  Thư gởi bà Cựu đại biểu Hoàng Yến
  Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương trung Quốc...
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!  
  Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng
  Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng!   Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.

Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001. Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990. Rạn nứt ấy hiện nằm ​​giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Alexander L. Vuving - The Diplomat 
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO