Những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ

Những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ

Đặng Huy Văn (Danlambao) - Xuân Quý Tỵ đang về khiến lòng tôi bâng khuâng với biết bao điều nguyện ước. Tôi ước nguyện một nước Việt Nam sớm thoát khỏi sự khống chế của giặc Tàu về mặt chính trị, nhân dân ta được sống trong tự do và dân chủ thật sự bằng sự chuyển đổi ôn hòa như Miến Điện, nhằm giữ vững được Biển Đông và đòi lại được Hoàng Sa từ bọn Trung Quốc xâm lược. Tôi kính mong mọi người Việt Nam bước sang Xuân Mới đều có chung ước nguyện cho một nước Việt Nam Đổi Mới được hòa bình, ổn định, tự do, no ấm và dân chủ thật sự để đưa dân tộc ta tiến lên cùng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới!

Xin kính chúc Tân Xuân Quý Tỵ! 

Những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ 

Ôi giá có thể quay trở về kiếp trước! 
Để được con cháu lì xì câu đối tết đầu xuân 
Trở về thời thầy là thầy, đầy tớ là đầy tớ 
Vua xứng là vua, quan đáng gọi là quan 

Ôi giá các quan đều được qua “Quốc Tử Giám”! 
Thi đỗ đạt lấy bằng chứ không phải bán mua 
Để không còn loại quan chức với bằng cấp nhí nhố 
Rồi o bế nhau lên thành tiến sĩ giáo sư! 

Ôi giá đất nước có thể trở về thời Đinh Bộ Lĩnh! 
Để phất ngọn Cờ Lau dẹp bè phái chống nhau[1] 
Chỉ vì “lợi ích nhóm” của lũ quan tham ích kỉ 
Khiến muôn dân chìm nổi cuộc bể dâu 

Ôi giá được quay về thời danh tướng Trần Hưng Đạo! 
Ba lần tuốt gươm vàng đánh bại giặc Nguyên Mông 
Để dạy dỗ con cháu thời nay lòng tự hào dân tộc 
Quyết không để giặc Tàu sang lấn cướp Biển Đông! 

Ôi giá được trở về thời Chu Văn An dạy học! 
Để có thể dâng lên vua “Thất trảm sớ” chém quan tham[2] 
Nay còn ghi: “đất đai là sở hữu toàn dân” vào Hiến Pháp 
Để hòng cướp đất của dân chia cho bầy “tư bản đỏ” con quan 

Ôi giá được trở về thời Quang Trung Nguyễn Huệ! 
Giữa Tết Kỷ Dậu ra quân cưỡi voi trận đánh Tàu 
Không như “Đồng chí Ếch” coi giặc Tàu là bạn 
Để cố giữ chức quyền và két bạc được dài lâu 

Ôi giá được trở về thời cắp sách đi học! 
Để gặp lại các thầy cô không dạy nhét dạy nhồi 
Như thời đại bây giờ trò học mười biết một 
Ôi nghĩ mà thương thế hệ cháu con tôi! 

Ôi giá có thể quay lại thời những năm đầu nội chiến! 
Để khuyên Bắc yêu thương Nam anh em chớ giết nhau 
Làm hàng triệu thanh niên trên Trường Sơn mất xác 
Bởi ai đó lỡ mắc mưu “người đồng chí” họ Mao 

Ôi giá không có “những anh hùng thời đại”! 
Bao nhiêu năm phỉnh dân nuôi chính thể độc tài 
Hô “Dân Chủ” sao không đi theo con đường dân chủ 
Như Liên Xô và Đông Âu... hay Miến Điện hôm nay? 

Ôi giá các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu được thế nào là liêm sỉ! 
Để còn biết từ chức khi người dân đã căm phẫn chán chường 
Không cố đấm ăn xôi rồi cầu viện lũ giặc Tàu xâm lược 
Như Chiêu Thống ngày xưa khiến dân tộc đau thương 

Ôi giá Tết đến có thể đi thăm những anh hùng tử sĩ! 
Của cuộc nội chiến hai mươi năm nghĩa trang nối nghĩa trang 
Nhiều ngôi mộ được ghi danh, nhiều ngôi không tên họ 
Suốt từ Mũi Cà Mau đến tận Ải Nam Quan[3] 

Ôi giá Xuân sang được vào trại giam thăm các anh, các chị! 
Để mai kia về với ông bà tổ tiên thanh thản cõi Niết Bàn 
Vì khi sống đã trân trọng những người con tranh đấu 
Cho Độc Lập - Tự Do - Dân Chủ của Việt Nam! 

Ôi giá Quần Đảo Hoàng Sa sớm trở về Tổ Quốc! 
Khi chế độ độc tài Bắc Kinh bị dân chúng lật nhào 
Tuổi trẻ yêu nước của Việt Nam sẽ xả thân vì biển đảo 
Theo gương Ngụy Văn Thà cứu đất nước thương đau[4] 

Ôi giá sang Năm Mới sẽ được thấy một Việt Nam đổi mới! 
Mà không phải thấy máu xương rơi hay bắt bớ tù đày 
Để lại tiếng thơm tới ngàn sau cho non sông dân tộc 
Bởi chính những ông vua bà chúa của hôm nay 

Ôi bâng khuâng những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ! 
Và mong ai ai cũng có những ước nguyện của riêng mình 
Để mọi nhà được an lành hạnh phúc trong Năm Mới! 
Và hân hoan cùng Đất Nước đón Bình Minh! 

Hà Nội, Xuân Quý Tỵ 



__________________________________

[1]- Cờ Lau Đinh Bộ Lĩnh - Thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên toàn tập, nxb Văn Học 2002, Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn). 

[2]- Chu Văn An (1292-1370), thượng quan Nhà Trần dưới thời Trần Minh Tông, sau về dạy các con cháu vua tại Quốc Tử Giám, đến đời Trần Dụ Tông đã dâng “Thất trảm sớ” khuyên vua chém 7 tên quan tham của triều đình. 

[3]- Ải Nam Quan trước Chiến Tranh Biên Giới 17/2/1979, nằm ngay trên đường biên giới Việt - Trung, nay bị Trung Quốc lấn chiếm nên nằm sâu vào đất TQ tới vài trăm mét. 

[4]- Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà đã anh dũng hi sinh cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 ngày 19/1/1974 trọng trận Hải Chiến Hoàng Sa oai hùng của HQ VNCH chống giặc Tàu sang xâm lược Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 73 người lính VNCH khác cũng đã hi sinh và Trung Quốc đã chiếm toàn bộ QĐ Hoàng Sa của chúng ta từ ngày đó!.

CỘNG SẢN NÀY MUỐN AI BỊ TÂM THẦN CŨNG ĐƯỢC DÂN TỘC Ạ !

Bỗng dưng tâm thần?

Phương Bích - Tại sao Lê Anh Hùng công khai những chuyện tày trời như thế mà không bị bắt? Lẽ ra cậu ta phải bị đưa ra tòa, bị bỏ tù rục xương vì tội vu khống lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước. Nhưng có người lại bảo, đưa ra tòa lại phải đi xác minh, điều tra để chứng minh cậu ta láo khoét thì thêm rách việc. Vì biết đâu nó giống như việc mở cái ổ ung thư ra, lại tòi ra thêm nhiều thứ nguy hiểm hơn nên phải đậy vào khẩn cấp... 

Công an đến hỏi về giấy tờ tạm trú gì đó rồi đưa thẳng vào trại tâm thần là một việc hoàn toàn không bình thường. Tại sao công an lại làm thay việc của bác sĩ thế? Tại sao chính quyền lại tỏ ra sốt sắng quan tâm đến một “bệnh nhân” bỗng dưng tâm thần mà chưa có bệnh án thế?...

*

Sự thật là một thứ mà kẻ này muốn giấu, người kia lại muốn tìm hiểu. Chuyện thâm cung bí sử càng là điều gây tò mò nhất. Nó thường đi đôi với sự ly kỳ và thảm khốc, vì chỉ ở nơi ấy, sự cạnh tranh về quyền lực, về tham vọng của con người cũng sẽ ở mức độ đỉnh cao nhất. Nhưng dù cung cấm có kín cổng cao tường đến mấy, nghiêm ngặt đến mấy, bức vách vẫn có tai. Và mọi câu chuyện bí mật vẫn được rỉ tai nhau, rì rầm lan truyền trong thiên hạ. Chuyện hài hước rằng nhiệm vụ của phó tổng thống là hàng ngày theo dõi tình hình sức khỏe của tổng thống, hẳn cũng được bắt nguồn từ một sự thực nào đấy. 

Nhưng những chuyện thâm cung bí sử động giời, do một người có quyền lực và trách nhiệm phát ngôn thì người ta có thể tin, chứ do một anh phó thường dân nói ra thì người ta sẽ bảo hoặc là bốc phét, hoặc là tâm thần. Người ta không nghĩ rằng, chính dạng phó thường dân mới là người hay tiết lộ những bí mật đó (của người khác), vì bên cạnh vua làm sao thiếu đươc kẻ hầu người hạ, kẻ tung người hứng? 

Phó thường dân hay kẻ đức cao vọng trọng cũng có dăm bảy loại. Kẻ khí khái thì thà chết cũng không chịu cúi đầu, hoặc ăn gian nói dối, hoặc làm điều thất đức. Kẻ nhu nhược thì cắn răng mà chịu, thậm chí chịu đựng quá rồi cũng chết (như chuyện viên thái giám cho Từ Hi thái hậu, bị phạt bắt ăn phân của bà ta xong thì tự tử. Đằng nào cũng chết thì sao phải ăn phân xong mới chết?)

Trong khi thiên hạ phần lớn chọn sự nín lặng để đem lại bình yên cho bản thân, lại có những người dám nói những gì mà họ cho là xấu xa, để cái xấu phải bị trừng phạt, nhằm đem lại bình yên cho xã hội. Thay vì cảm ơn họ vì lòng dũng cảm, người ta lại nhìn họ với một con mắt bực bội, ác ý. Còn kẻ bị tố giác thì đương nhiên là nổi đóa, kiểu gì chả tìm cách giả thù? 

Nhưng vốn dĩ kẻ thù của họ không chỉ có người tố giác mà chính là đối thủ của họ kìa. Và biết đâu, họ cũng đang chờ anh ngã ngựa? Nếu không tiếp tay, cổ súy cho người tố giác thì ít nhất họ cũng sẽ giám sát, không để cho anh bịt miệng nạn nhân một cách trắng trợn, công khai được. Ấy là tôi cứ giả thiết như vậy. 

Thú thật là tôi cũng thuộc diện vô trách nhiệm. Tôi chỉ nghe thiên hạ nói về những chuyện kinh khủng, trong những lá đơn tố giác của blogger Lê Anh Hùng. Nhưng đến giờ phút này, tôi chưa hề đọc một bài nào của Lê Anh Hùng. Tôi sợ nhìn vào những sự thật để rồi thất vọng. Trên con đường hăm hở đi tìm sự thật, đôi khi người ta vẫn ước, giá như đừng biết đến sự thật đó. Chỉ cần biết điều Lê Anh Hùng dám làm tôi đã thấy ngưỡng mộ, chưa kể đến những gì tôi nghe bạn bè khen ngợi về trí tuệ của cậu ấy. 

Thế nên khi “người ta” bảo cậu ấy tâm thần để đưa cậu ấy vào trại, tôi chả có gì ngạc nhiên. Vào trại, mà lại không phải tự nguyện, thì có khác gì tù? Bởi bạn đâu có được quyền tự do ra khỏi đó khi bạn muốn? Chưa kể nếu bạn biết nhiều quá, người ta sẽ tiêm thuốc cho bạn mất hẳn trí nhớ, rồi bảo rằng bệnh của bạn không thể chữa khỏi? 

Nói cho các bạn biết, khi bạn sở hữu cái gì quá lớn cũng đều nguy hiểm. Từ của cải về tinh thần cũng như vật chất khi quá lớn cũng đều đem lại cho bạn sự nguy hiểm. Thế giới đã có những bài học về việc để vô hiệu hóa bạn, bỗng một ngày bạn hóa thành tâm thần và người ta đưa bạn vào giam trong bốn bức tường. Hàng ngày họ tiêm cho bạn để thần kinh bạn đờ đẫn, tê liệt. Lâu ngày bạn sẽ chả còn nhớ được gì, và rồi cái gì sau đó chả biết nữa... Đó chính là điều bạn bè và người quen đang lo sợ cho Lê Anh Hùng. 

Trước đó nhiều người cũng thắc mắc, tại sao Lê Anh Hùng công khai những chuyện tày trời như thế mà không bị bắt? Lẽ ra cậu ta phải bị đưa ra tòa, bị bỏ tù rục xương vì tội vu khống lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước. Nhưng có người lại bảo, đưa ra tòa lại phải đi xác minh, điều tra để chứng minh cậu ta láo khoét thì thêm rách việc. Vì biết đâu nó giống như việc mở cái ổ ung thư ra, lại tòi ra thêm nhiều thứ nguy hiểm hơn nên phải đậy vào khẩn cấp. 

Tôi được biết người tâm thần thật muốn được vào bệnh viện (hay trại tâm thần), thì người nhà phải bỏ tiền ra không ít mới được nhận vào điều trị - Trại tâm thần chứ có phải là trung tâm từ thiện đâu? 

Như vậy phải là nhà giàu hoặc khá giả mới có điều kiện để cho người thân mắc bệnh vào trại. Nhà nghèo thì đành chịu chết. Kẻ tâm thần có đốt nhà, hiếp dâm, hoặc chém người cũng... chịu.
Việc Lê Anh Hùng đang làm việc, bỗng dưng bị công an đến hỏi về giấy tờ tạm trú gì đó rồi đưa thẳng vào trại tâm thần là một việc hoàn toàn không bình thường. Tại sao công an lại làm thay việc của bác sĩ thế? Tại sao chính quyền lại tỏ ra sốt sắng quan tâm đến một “bệnh nhân” bỗng dưng tâm thần mà chưa có bệnh án thế? Vì việc này xảy ra sau khi Lê Anh Hùng vừa gửi đơn tố cáo lần thứ 70, nên điều này khiến cho nhiều người không khỏi nghi ngờ và lo ngại. 

Sau đó nghe nói Lê Anh Hùng được đưa vào trại tâm thần, là do mẹ cậu ta có đơn đề nghị? 

Mọi bài học từ trong quá khứ về cải cách ruộng đất vẫn còn lảng vảng đâu đây. Thủ tục có vẻ đã được thu xếp rất mau lẹ. Từ lá đơn của bà mẹ, cho đến việc ký giấy tiếp nhận “bệnh nhân” chỉ trong cùng một ngày (nói thế cho rộng rãi) để hợp thức hóa việc “giam” Lê Anh Hùng trong trại, sẽ khiến cho ai đó không kịp trở tay chăng? 

Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Biết đâu cậu ấy được đưa vào đó theo một chương trình bảo vệ nhân chứng thì sao? Tốt hơn hết mọi người cứ bình tĩnh theo dõi. Đừng lãng quên việc tìm hiểu chuyện này, nhưng cũng đừng bị lạc hướng mà quên đi những vấn đề quan trọng và nóng hổi khác, như việc góp ý sửa đổi hiến pháp chẳng hạn. Thời gian kíp lắm rồi đấy. Hôm nọ một bác gọi điện cho tôi, oang oang bảo góp ý sửa đổi Hiếp pháp là trách nhiệm công dân đấy. 

Vâng thưa bác! Nhất định là không được ỷ lại đảng và nhà nước, kẻo lại bị ăn mắng ạ.

Lê Anh Hùng (người đứng thứ hai từ phải qua sau tấm băng rôn) cùng bị bắt với tôi vào trại Lộc Hà khi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lươc ngày 5/8/2012


Kính thưa quý báo và các bạn,

Tình hình đang diễn biến nhanh chóng và rất khó lường. Trong trường hợp tôi bị bắt hoặc có mệnh hệ gì, đề nghị quý báo hãy cho đăng hoặc phổ biến những tài liệu mà tôi đính kèm trong các bức thư. Tôi hy vọng và tin là những người liên can ngoài ý muốn sẽ hiểu và lượng thứ cho tôi.

Trân trọng cám ơn quý báo.

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng và ĐBQH Dương Trung Quóc. Photo by VAOL 

Giấy xác nhận được đơn tố cáo của DBQH Dương Trung Quốc. Photo do Lê Anh Hùng cung cấp


*
Quý vị có thể tải cuốn sách này về thuận tiện hơn tại đây: 


DÂN TỘC TA HẢY MAU TỈNH GIẤC MÀ THẤY BỘ MẶT THẬT CỦA CÁI TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN NÀY.

Tin mới nhất ngày 25/01/2013 về vụ trả thù Lê Anh Hùng

Tin từ NoU FC FaceBook - Sáng nay, bạn bè trong đội bóng NoU FC đã đến Trung tâm bảo trợ xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa để thăm và hỏi về tình trạng của Lê Anh Hùng. Họ đã gặp Giám đốc trung tâm là ông Vượng, phó giám đốc là ông Lê Công Vinh đã tiếp và trả lời các câu hỏi của bạn bè Hùng nêu ra.

Ông Vượng - Giám đốc trung tâm, quê ở thôn Động phí, xã Phương tú, huyện Ứng Hòa cùng làng ông Hoàng Minh Tường - nhà văn - cho biết: họ nhận anh Hùng vào đây chiều qua, có đơn của Mẹ Hùng đề nghị, có quyết định của Phòng thương binh xã hội Quận Thanh xuân.

Hỏi tình trạng sức khỏe của Hùng ra sao thì ông Vượng cho hay: anh ấy bình thường, trung tâm cũng chưa có cho uống thuốc, chưa tiêm gì cả. Bạn bè yêu cầu cho thăm gặp thì ông Vượng nói không đựơc vì Mẹ anh Hùng yêu cầu chỉ có bà được gặp. 

Theo tin của một bạn anh Hùng là Tú cho biết: Mẹ của Hùng không hề làm đơn xin hay đề nghị đưa anh Hùng đi đâu cả. 

Thực tế, cộng đồng mạng ai cũng biết trên blog của mình, Lê Anh Hùng đã nhiều lần (70 lần) tố cáo các quan chức tham nhũng, buôn lậu heroin, giết người bịt đầu mối... Ông Dương Trung Quốc cũng đã nhận hồ sơ tố cáo của Hùng và chuyển cho Quốc hội để điều tra, làm rõ trước công luận nhưng đến nay vẫn chưa có điều tra nào của Quốc hội hay các cơ quan chức năng. Việc an ninh Hà Nội nhiều lần làm việc với Hùng về hồ sơ tố cáo, thậm chí bắt cóc Hùng để đe dọa nhưng không khiến Hùng nao núng, họ đã dùng mọi thủ đoạn để dọa nạt, bịt miệng dân tố cáo các quan chức tham nhũng, buôn lậu, giết người diệt khẩu... đối với Hùng nhưng đều chưa làm gì được anh.

Trò dựng hồ sơ giả để đưa người yêu nước, công dân chống tham nhũng vào tù hay vào trung tâm cai nghiện, trung tâm tâm thần... đã được chính quyền nhiều lần áp dụng, họ tự làm đơn giả, hồ sơ giả rồi bắt cóc công dân đưa vào các nhà tù trá hình thì ai cũng biết, có điều các tổ chức nhân quyền Quốc tế và trong nước chưa hay vì lý do nào đó không điều tra đến nơi đến chốn mà thôi.

Vụ Lê Anh Hùng đang được cộng đồng mạng quan tâm, báo chí và các tổ chức Quốc tế đang chuẩn bị tìm đến nơi chính quyền giam giữ anh Hùng để làm rõ, điều tra về các vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Việt nam.

Các blogger và bạn bè của Lê Anh Hùng đang có những lời kêu gọi tổ chức kéo đến trung tâm thăm Hùng và làm việc với các lãnh đạo Trung tâm để làm rõ vụ việc bắt cóc, tống công dân chống tiêu cực, tham nhũng vào nhà tù trá hình này. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin chi tiết về vụ việc nghiêm trọng này.

Trước cổng chính

Ngoài đường vào

Minh Hằng ngóng em

Quang cảnh trong trại

Bệnh nhân tâm thần

Bệnh nhân tâm thần

Một bệnh nhân tâm thần thể nhẹ

Phó giám đốc Lê Công Vinh: "Có đơn của mẹ anh Hùng, có hồ sơ, 
quyết định của phòng lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân 
chuyển về đây... chúng tôi chỉ biết tiếp nhận"

NỔI ĐAU CỦA NHIỀU THẾ CON CHÁU ĐẠI VIỆT TRƯỚC BIỂN ĐẢO RƠI VÀO GIẶC TÀU

Quyết liệt vì Hoàng Sa


Đỗ Hùng (Thanhnien) - Trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”...
*

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới. 

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. 

Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay. 

Xâm lăng 

Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc. 

Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng. 

Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền - NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert... Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát... Tại đảo Money có 1 hầm còn mới...”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ. 

Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa. 

Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn 

Nổ súng 

Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu. 

Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận. 

Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết. 

Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.

Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.



19.1.2013: THƯ GỬI BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ



Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013
THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH
 Kính gửi:  Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

Thưa Bà;
Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!
Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.
Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
Thưa Bà;
Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.
Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.
Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.
Thưa Bà;
Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.
Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.
Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.
Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi
từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:
NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!
Kính thư
Chúng tôi đồng ký tên:
  1. Nghiêm Ngọc Trai
  2. Nguyễn Tường Thụy
  3. Phan Trọng Khang
  4. Phạm Thị Lân
  5. Nguyễn Thị Dương Hà
  6. Hoàng Cường – Hà Nội
  7. Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
  8. Văn Dũng – Việt Trì – Phú Thọ
  9. Ngô Duy Quyền – Hà Nội
  10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
  11. Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
  12. Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
  13. Lã Việt Dũng – Hà Nội
  14. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng
  15. Đặng Bích Phượng – Hà Nội
  16. Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
  17. Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
  18. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội

Cùng các vị có tên sau đã hiệp ý cùng chúng tôi, ký tên qua thư điện tử



Trần Vinh
Hoàng Mai - Hà Nội

Huỳnh Công Thuận
Tp Hồ Chí Minh

Lê Hồng Hà
Washington - Hoa Kỳ

Ngô Hoàng Hưng
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Anna Nguyễn
Illinois - Hoa Kỳ

Nguyễn Văn Phúc
Tây Sơn - Bình Định

Vũ Ngọc Thắng
An Dương - Hải Phòng

Nguyễn Thanh Hưng
Cầu Giấy - Hà Nội

Trần Hoàng Tuấn
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Lê Chí Thành
Thanh Xuân - Hà Nội

Nguyễn Văn Thuận
Hoàng Mai - Hà Nội

Trần Thị Nga
Phủ Lý - Hà Nam

Nguyễn Trường Sơn
Thanh Xuân - Hà Nội

Paul Đỗ Trí
Lâm Đồng

Vũ Đình Quý
Kiến Xương - Thái Bình

Lê Thị Thu Trà
Hai Bà Trưng - Hà Nội

Nguyễn Trọng Thu
Windsor - Canada

Nguyễn Thế Anh
Từ Liêm - Hà Nội

Nguyễn Công Chính
Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Tiến Dũng
Vinh - Nghệ An

Trần Phong
California - Hoa Kỳ

Trần Helen
California - Hoa Kỳ

Trần Cindy
California - Hoa Kỳ

Trần Christine
California - Hoa Kỳ

Trương Quốc Dũng
Tân Bình - Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Quang Duy
Melbourne - Australia

Phạm Anh Tuấn
Pleiku - Gia Lai

Phạm Duy Hiển
Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Đặng Đinh Tấn Trương
Tp Hồ Chí Minh

Phan Anh Khoa
Phú Vang - Thừa Thiên Huế

Nguyễn Ngọc Yến
Hoàng Mai - Hà Nội

Nguyễn Duy Anh
Hai Bà Trưng - Hà Nội

Huỳnh Nguyễn Đạo
Bangkok - Thái Lan

Nguyễn Đức Sắc
Tây Hồ - Hà Nội

Hồ Đặng Vũ Thi
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Bùi Thị Quyên
Tân Phú - Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Diễn
Việt Yên - Bắc Giang




Lá thư đã được gửi qua đường bưu điện phát chuyển nhanh và dự kiến hôm nay sẽ tới tay bà quả phụ Ngụy Văn Thà.
 

19.1.2013: THƯ GỬI BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ



Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013
THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH
 Kính gửi:  Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

Thưa Bà;
Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!
Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.
Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
Thưa Bà;
Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.
Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.
Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.
Thưa Bà;
Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.
Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.
Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.
Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi
từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:
NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!
Kính thư
Chúng tôi đồng ký tên:
  1. Nghiêm Ngọc Trai
  2. Nguyễn Tường Thụy
  3. Phan Trọng Khang
  4. Phạm Thị Lân
  5. Nguyễn Thị Dương Hà
  6. Hoàng Cường – Hà Nội
  7. Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
  8. Văn Dũng – Việt Trì – Phú Thọ
  9. Ngô Duy Quyền – Hà Nội
  10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
  11. Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
  12. Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
  13. Lã Việt Dũng – Hà Nội
  14. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng
  15. Đặng Bích Phượng – Hà Nội
  16. Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
  17. Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
  18. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội

Cùng các vị có tên sau đã hiệp ý cùng chúng tôi, ký tên qua thư điện tử



Trần Vinh
Hoàng Mai - Hà Nội

Huỳnh Công Thuận
Tp Hồ Chí Minh

Lê Hồng Hà
Washington - Hoa Kỳ

Ngô Hoàng Hưng
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Anna Nguyễn
Illinois - Hoa Kỳ

Nguyễn Văn Phúc
Tây Sơn - Bình Định

Vũ Ngọc Thắng
An Dương - Hải Phòng

Nguyễn Thanh Hưng
Cầu Giấy - Hà Nội

Trần Hoàng Tuấn
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Lê Chí Thành
Thanh Xuân - Hà Nội

Nguyễn Văn Thuận
Hoàng Mai - Hà Nội

Trần Thị Nga
Phủ Lý - Hà Nam

Nguyễn Trường Sơn
Thanh Xuân - Hà Nội

Paul Đỗ Trí
Lâm Đồng

Vũ Đình Quý
Kiến Xương - Thái Bình

Lê Thị Thu Trà
Hai Bà Trưng - Hà Nội

Nguyễn Trọng Thu
Windsor - Canada

Nguyễn Thế Anh
Từ Liêm - Hà Nội

Nguyễn Công Chính
Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Tiến Dũng
Vinh - Nghệ An

Trần Phong
California - Hoa Kỳ

Trần Helen
California - Hoa Kỳ

Trần Cindy
California - Hoa Kỳ

Trần Christine
California - Hoa Kỳ

Trương Quốc Dũng
Tân Bình - Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Quang Duy
Melbourne - Australia

Phạm Anh Tuấn
Pleiku - Gia Lai

Phạm Duy Hiển
Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Đặng Đinh Tấn Trương
Tp Hồ Chí Minh

Phan Anh Khoa
Phú Vang - Thừa Thiên Huế

Nguyễn Ngọc Yến
Hoàng Mai - Hà Nội

Nguyễn Duy Anh
Hai Bà Trưng - Hà Nội

Huỳnh Nguyễn Đạo
Bangkok - Thái Lan

Nguyễn Đức Sắc
Tây Hồ - Hà Nội

Hồ Đặng Vũ Thi
Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh

Bùi Thị Quyên
Tân Phú - Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Diễn
Việt Yên - Bắc Giang




Lá thư đã được gửi qua đường bưu điện phát chuyển nhanh và dự kiến hôm nay sẽ tới tay bà quả phụ Ngụy Văn Thà.