Protesters clash with police at massive protest in Ninh Thuan


Như Ngọc (Danlambao) - On the afternoon of March 28, 2014, thousands of people in Ninh Thuan province continued to protest in downtown Phan Rang city. The protesters demand the release of 6 people who were arrested earlier for protesting against a titanium mining plant which has caused too much pollution.

In response, Ninh Thuan authorities immediately mobilized police and riot police to disperse the demonstration by force. The protesters fought back by throwing stones and other objects at the police. A video clip posted on YouTube shows hundreds of protesters simultaneously repulse the crackdown carried out by uniformed police and riot police.

The protest had caused a massive traffic jam on Vietnam National Highway 1; traffic was tied up at Phu Ha intersection for tens of kilometers around. By the evening, vehicles could cross this area when the protest began to draw down.

Ninh Thuan authorities said two police were injured during a clash with protesters and were hospitalized.

Protest in Ninh Thuan on March 28, 2014.

Earlier, on Friday, March 20, 2014, four police of Phuoc Dinh commune, Nam Thuan district, Ninh Thuan province, were injured during a clash with protesters who have accused local authorities of allowing the MTV Quang Thuan Company to mine titanium causing drinking-water contamination and environmental damage.

Six people participated in a previous protest against a titanium mining project were arrested, detained and charged of “resisting persons in the performance of their official duties”. Among them, Mr. Do Van Duc and Mr. Duong Van Phuoc, are detained with a 3-month detention order for motivating local residents to stop titanium mining.

A long-time conflict between the residents and the authorities related to titanium mining in Ninh Thuan resulted in the uprising of the people in Thuan Nam district on March 20, 2014, when local officials announced their decision to allow Quang Thuan Company to continue its titanium mining operation.

Failing to achieve their goals after making numerous protests locally, people had flocked to the headquarters of the People's Committee of Ninh Thuan Province to make protest and to put pressure on the provincial authorities. On March 27, 2014, Ninh Thuan authorities made a compromise to suspend titanium mining permission; however, six mentioned people were arrested for participating in that protest.

CHÚNG NÓ TÀN ÁC VỚI DÂN TỘC NHƯ THẾ NÀY ĐÂY

Dương Nội: Cưỡng chế đất trái luật, công an bảo kê cho côn đồ đánh dân đổ máu



CTV Danlambao - Những ngày qua, từ 27/03, Chủ tịch phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội Lã Quang Thức cùng Trưởng CA Hà Văn Sơn chỉ huy toàn bộ lính tráng, dân phòng đến cướp đất của người dân trong phường một cách trái phép để giao cho tư nhân xây dựng, một trong số đó là tên Nguyễn Đình Thục.

Bà con nhân dân hết sức bức xúc, phản đối những việc làm lộng hành, ngang ngược của đám cầm quyền địa phương. Tuy nhiên, với vũ lực và hung hãn, chúng đã chiếm và xây được gạch để bao quanh những mảnh đất của bà con.

Bà Nguyễn Thị Giang, vợ ông Dương Văn Dư, là một trong những nạn nhân của vụ cướp đất này. Những ngày qua, bà liên tục mang hương và của lễ đến để thắp, cầu khấn trên mảnh đất của mình. Tên Trưởng CA Hà Văn Sơn ra lệnh cho đám lính của mình cướp của lễ của và vứt đi. Ngày hôm qua, 30/03, bà Giang lại tiếp tục mang hương đến khấn vái. Khi bà đang cầu khấn thì con trai tên Nguyễn Đình Thục, là người được bọn chúng cướp để giao đất, mang một cây gậy lớn lao vào đánh thẳng vào đầu bà Giang, khiến bà bị thương nặng, máu chảy tràn lên mặt.

Phẫn nộ hơn, đám Công an, dân phòng có mặt tại đó không những quyết liệt can ngăn, mà còn giả vờ xô đẩy để tên côn đồ này đánh đập bà Giang. Sau khi đánh bà Giang bị thương, bọn chúng không những đưa bà đi cấp cứu mà còn tiện tay vứt bỏ đồ lễ mà bà mang đến khấn. Những việc làm hết sức vô đạo đức, tàn bạo của chúng đã được nhân dân ghi lại trong clip.

Chúng ta đều biết, Dương Nội là một phường nổi tiếng với việc cướp đất của nhân dân từ lâu nay. Ở đây, các quan chức của địa phương như phường, quận kết hợp với doanh nghiệp tư nhân liên tục để xây dựng nhà cửa, bán lấy tiền. Ở một làng khác của Dương Nội, bà con đã dựng lều từ mấy năm qua để bảo vệ đất. Trong những ngày vừa qua, chúng đã tổ chức bắt lén lút bắt 2 ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang. Bà con được tin rằng 2 người này đã "tử tự" trong tù, vì vậy, đã đến yêu cầu được thăm gặp và xác minh tình trạng của 2 ông này ở đồn CA. CA quận Hà Đông không những trả lời bà con, lợi dụng đêm tối còn đánh bắt và hành hung làm một số người bị thương. Đã 3 ngày trôi qua, nhân dân Dương Nội vẫn kiên cường đấu tranh đòi quyền lợi cho thân nhân mình.
Dân oan Dương Nội yêu cầu côn an Hà Nội thả hai dân oan Trần Văn Sang và Trần Văn Miên trong tối ngày 28/3/2014. - Clips CTV Danlambao

Rõ ràng, những hành động hết sức tàn độc của nhà cầm quyền địa phương đối với người dân Dương Nội là hết sức độc ác, tàn bạo. Với sự chịu đựng của mình, người dân Dương Nội đã kiên cường suốt mấy năm qua. Đến bao giờ người dân không thể chịu đựng nổi, điều gì sẽ xảy ra với lũ người man rợ kia?


CTV Danlambao 

CỘNG SẢN GIẾT DÂN LÀNH

Thông tin về dân oan Dương Nội tự tử trong trại giam

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Chúng tôi đã tìm về Dương Nội chiều ngày 30/3/2014 sau khi nghe tin tin anh Trần Văn Sang và anh Trần Văn Miên đã cắn lưỡi để tự tử trong trại giam, làng vắng tang, bà con đang ngồi tập trung ở lều canh đồng ngay sát đường Bảo Sơn.

Qua tìm hiểu được biết hai người nông dân Dương Nội bị bắt cóc không có lý do, sau đó công an chuyển đến cho hai gia đình thông báo về việc bắt bị can để tam giam theo điều 245 của Bộ luật hình sự về tội gây rối trật tự nơi công cộng (xem thông báo kèm theo), nhưng không ghi rõ là gây mất trật tự công cộng ở đâu, vào ngày tháng năm nào, không có gì để chứng minh hai ông gây rối trật tự công cộng, không có ai tố cáo hai ông gây mất trật tự công cộng.
Dân oan Trần Văn Sanh (trái) và dân oan Trần Văn Miên (phải)
Công an đã sai khi bắt người oan trái, rồi báo tin cho 2 gia đình là người thân của họ đã tự tử, với người dân Dương Nội đấu tranh, bây giờ họ chỉ biết công an bắt người đấu tranh của họ đi và giết.

Anh Trần Văn Tuấn là anh trai của anh Trần Văn Sang cho biết “Chúng tôi quyết tâm đòi người, lúc nào người ta xác minh cụ thể là em tôi phải có tội thì tôi mới không đòi, còn không có tội thì tôi phải đòi bằng được người thôi, sống thì đòi người mà chết thì đòi xác” (xem video)


Chị Thêu, một nông dân ở Dương Nội chia sẻ “Chúng tôi chỉ mong muốn là hai ông đấy bình yên… trở về nguyên vẹn với bà con… nếu không… thực sự chúng tôi có giữ được đất thì chiến thắng cũng không được trọn vẹn... người ta là người từ đầu trong cuộc đấu tranh gian khó trong 6 năm qua, bà con đang cầu nguyện, đang cầu mong cho hai ông ấy trở về với chúng tôi” (xem video)

Công an là người có lỗi, vậy tại sao lại tiếp tục đánh đập những người thân của hai dân oan bị công an bắt đi và thông báo với gia đình là tự tử, không rõ hai dân oan của Dương Nội đang được cứu chữa hay là đang ở đâu mà công an chưa công bố

Sau đây là hình ảnh của hai anh nông dân Dương Nội tự tử trong trại giam, đó là Trần Văn Sang sinh năm 1975 và anh Trần Văn Miên sinh năm 1959.

Thông báo bắt giam anh Trần Văn Miên và Trần Văn Sanh của côn an Tp. Hà Nội:


KÊU GỌI CHUNG TAY GIÚP ĐỠ NGƯỜI YÊU NƯỚC

Chị Bùi Hằng đã ăn trở lại sau thời gian dài tuyệt thực - Bo Trung bị bắt (*)

Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Theo nguồn tin từ luật sư Trần Thu Nam cho biết thì sáng nay vào lúc 4h, luật sư cùng cháu Trung con chị Bùi Minh Hằng từ Sài Gòn xuống trại giam An Bình tỉnh Đồng Tháp, để luật sư Nam tham gia buổi lấy cung của công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Mình Hằng.

Khi hai người tới nơi thì đã 8h sáng, tuy nhiên chỉ mình luật sư Nam được vào trại theo thủ tục dành cho luật sư bào chữa (cháu Trung phải đứng ngoài cổng trại). Sau khi kết thúc buổi lấy lời khai của công an đối với chị Bùi Thị Minh Hằng luật sư Nam ra cổng trại thì không thấy cháu Trung đâu, luật sư gọi điện thoại cho cháu không được nên đã hỏi thăm những người xung quanh khu vực đó thì được biết: Khi luật sư Nam vào trong thì cháu Trung đi vào khu nhà hành chính của trại giam để yêu cầu cho gặp mẹ thì bị gác cổng lôi ra ngoài, Sau đó Trung có gào"Mẹ ơi con Trung đây...", trung có đập đầu hoặc tay vào cổng trại, tiếp theo là Công an xã đến bắt cậu đi. Biết được thông tin này, luật sư Nam đã tới công an xã An Bình để tìm hiểu. Tại đây lãnh đạo công an xã tránh mặt, nhưng lại có rất nhiều công an giao thông và lực lượng an ninh và cảnh sát cầm máy quay để chực hình luật sư. Vì không gặp được lãnh đạo của công an xã An Bình, bản thân chỉ đi một mình nên luật sư Nam đã quay về quán nước để trông đồ đạc cho cháu Trung. Luật sư đang đợi có thêm người tới sẽ tiếp tục vào công an xã An Bình để yêu cầu họ cho biết về tình hình của cháu Trung.

Về tình hình sức khỏe của chị Bùi Thị Mình Hằng thì theo luật sư cho biết rằng: Chị đã tuyệt thực trong thời gian dài và hôm nay mới ăn trở lại. Mặt chị gầy quắt lại, sức khỏe yếu trầm trọng nhưng tinh thân rất cương quyết. Khi đưa chị ra phòng cung phải có 2 người sốc 2 bên. Chị Hằng liên tục tố cáo công an đã đánh đập chị và những người đi cùng, chị tố cáo cụ thể ông Lê Hoàng Dũng là phó thủ trưởng công an huyện Lấp Vò là người đã đánh chị, nhưng nay lại là người ký lệnh khởi tố chị trong vụ an này. Luật sư Nam cho biết với tư cách là luật sư của chị Bùi Thị Minh Hằng anh sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng về vấn đề này .

Tôi xin kính chuyển tới quý độc giả cùng các tổ chức theo dõi nhân quyền trên toàn thế giới hãy tiếp tục lên tiếng bênh vực chị và bảo vệ những người trong nước đang tích cực tham gia đấu tranh cho cho quyền làm người tại Việt Nam được thực thi.

Thanh Hóa, ngày 31/3/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716

Dân Oan Dương Nội Cắn Lưỡi Tự Tử Hay Bị Công An Dùng Nhục Hình Tra Tấn?


Ngày 28 tháng ba, 2014 dân oan phường Dương Nội kéo đến
thanh tra Bộ Công an, Viển kiểm sát và công an quận Hà Đông
đòi thả hai người bị bắt vô cớ từ ngày 26/03/2014
Citizens photos
Gia Minh, RFA: Dân Oan Bị Bắt Tự Vận Tại Trụ Sở Công An?

Vào khoảng từ chín giờ tối hôm qua, nhiều bà con tại phường Dương Nội, quận Hà Đông nhận được tin hai người dân bị công an bắt đi từ ngày 26 tháng 3 đã cắn lưỡi tự tử trong đồn, thân nhân và bà con đã tập trung đến tại trụ sở Công an để hỏi rõ lý do.

Khoảng 9:30 thân nhân của ông Trần Văn Sang, một trong hai người bị bắt và được thông báo tự tử ở đồn công an cho biết như sau:

Chiều hôm nay nhận được thông tin chú của cháu cắn lưỡi gần chết nằm trong bệnh viện. Điều đó không biết đúng hay sai, còn nằm bệnh viện cũng không biết bệnh viện nào. Bà con mọi người ra đồn công an đòi người thì công ra ra đuổi. Khi mọi người vào đòi người thì công an bắt thêm bác cháu và bố cháu nữa. Bố cháu là Trần Văn Tú và bác cháu là Trần văn Tuấn.

Hôm bắt chú Trần Văn Sang, anh công an khu vực đưa giấy. Họ bắt từ chiều mà đến tối chín giờ kém 10 mới đưa giấy. Gia đình hoang mang không làm được gì, không đến công an hỏi vì có giấy thông báo bắt tạm giam rồi. Ngày hôm sau có đến đòi người họ nói không biết. Hôm nay họ thông tin chú cháu cắn lưỡi thì mọi người đến đòi người họ lại đánh một người ngất xỉu đưa đi viện.

Xin được thưa thêm ngoài ông Trần Văn Sang bị bắt từ hôm 26 tháng còn có ông Trần Văn Niên.
Cả hai đều là dân phường Dương Nội. Đây là nơi người dân lâu nay kiên quyết giữ những khoảng đất bị thu hồi nói để làm dự án nhưng suốt mấy năm qua vẫn để hoang.

Trước sự kiên quyết của người dân giữ đất việc cưỡng chế không thể thực hiện được, và một số người đã đứng ra yêu cầu chính quyền địa phương để dân chia lại đất, cấp sổ đỏ cho họ và hiện một số đất được dân canh tác rau màu để kiếm hoa lợi sinh sống qua ngày.

Vừa qua hai người bị bắt với cáo buộc gây rối trật tự công cọng, và nay lại được báo cắn lưỡi tự tử trong đồn công an khiến cho người dân hoang mang.

Chúng tôi sẽ theo dõi vụ việc và cập nhật thông tin đến quí thính giả trong thời gian sớm nhất.
-----------------
Theo Vietinfo

Dân oan Dương Nội cắn lưỡi tự tử hay bị công an dùng nhục hình tra tấn?

Cập nhật lúc 29-03-2014 22:07:36 (GMT+1)
Ngày 28/3/201, dân oan phường Dương Nội kéo đến thanh tra Bộ Công an, Viện kiểm sát và công an quận Hà Đông.


















Hà Nội - Dương Nội là vùng đất nóng. Đã lâu, người dân tại đây coi chính quyền "cướp đất" vì giá giải tỏa quá thấp. Trong khi đó, nhà̀ đầu tư dùng đủ lực lựợng côṇg quyền và́ xã hộị đen để giải tỏa. Cuộc chiến dai dẳng chưa có hồi kết. Nay chính quyền dùng biện pháp cứng rắn hơn để răn đe những người chống đối.
Dân oan Trần Văn Sang và Trần Văn Miên cắn lưỡi tự tử hay bị công an Hà Nội dùng nhục hình tra tấn trong trại tạm giam?
Hồi 21 giờ đêm nay thứ Bảy 29/3/2014, gia đình nhận được tin báo qua điên thoại từ trai giam cho biết, ông Trần Văn Sang và ông Trần Văn Miên đã căn lưỡi tự tử trong trại tạm giam. Lâp tức vợ con, người thân và ba con ở phường Dương Nội đã đên công an quận Hà Đông, Hà Nội yêu cầu cho biết rỗ sự việc xảy ra như thế nào.
Thay vì giải thích cho mọi người hiểu rõ thực hư ra sao, công an quận Hà Đông đã dùng thái độ thô bạo xô đẩy, xua đuổi mọi người  ra khỏỉ trụ sở. Ho trả lới mọi người bây giờ không phải là giờ làm việc, không tiếp, không trả lời ai cả.
Xô xát giữa công an và người dân dã xảy ra. Môt sô người trong đó có phụ nữ và người già bị trong thương phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ba người đã bị bắt đưa đi mất tich.
Không chỉ đánh đập người dân, trước sự "làm ngơ" của công an, bọn côn đô đi xe máy hắt  mắm tôm, nước mắm và các đồ dơ bẩn váo người dân đang có măt trước trụ sở công an quân Hà Đông để hỏi tin tức về hai dân oan Trần Văn Sang và Trấn Văn Miên.
Vào chiều 26/3 vừa qua 2 dân oan Trần Văn Sang và Trần Văn Miên, cư trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội bị băt cóc khi đang đi trên đường không có một lênh bắt giữ nào cả.
Cảm nhận mạng sống của mình đang bị đe dọa, trước khi bị bắt, hai ông đều có giấy ủy quyền lại cho 356 hộ dân mất đất. Giấy ủy quyền này viết sẵn từ trước Tết Giáp Ngọ, khi 2 ông bị công an Hà Nội triệu tập làm rõ về cái gọi là hành vi "gây rối trật tư nơi công cộng". Nội dung giấy ủy quyền khẳng định trước khi bị bắt, các ông đều khỏe mạnh, không có thương tích gì, đầu óc tỉnh táo và không có ý định tự tử. Hai ông dặn lại những việc cần làm trong trường hợp bị tra tấn đến chết.
Một nhà nước tự coi là do dân, của dân và vì dân sao lại hành xử một cách mờ ám, theo kiểu xã hội đen: lén lút, bắt cóc dân, nay lại tung tin người bi băt căn lưỡi tự tử trong trại giam.
Đâu là sự thật:  Ông Trần Văn Sang và ông Trần Văn Miên cắn lưỡi tự tử hay họ đã bị công an Hà Nội dùng nhục hình tra tấn, đánh đập dã man trong trại tạm giam đên trọng thương phải đi bệnh viện cấp cứu? 
Trước đây tại đồn công an đã từng có nhiều vụ "tự vẫn", "tự hủy hoại thể xác mình" hay "đột tửi" khi bị công an nhân dân giam giữ, nên sự hoài nghi là có căn cứ.
Khoảng 9:30 ngày 26/3/2014  thân nhân của ông Trần Văn Sang, một trong hai người bị bắt và được thông báo tự tử ở đồn công an cho biết như sau:
Chiều hôm nay nhận được thông tin chú của cháu cắn lưỡi gần chết nằm trong bệnh viện. Điều đó không biết đúng hay sai, còn nằm bệnh viện cũng không biết bệnh viện nào. Bà con mọi người ra đồn công an đòi người thì công ra ra đuổi. Khi mọi người vào đòi người thì công an bắt thêm bác cháu và bố cháu nữa. Bố cháu là Trần Văn Tú và bác cháu là Trần văn Tuấn.
Hôm bắt chú Trần Văn Sang, anh công an khu vực đưa giấy. Họ bắt từ chiều mà đến tối chín giờ kém 10 mới đưa giấy. Gia đình hoang mang không làm được gì, không đến công an hỏi vì có giấy thông báo bắt tạm giam rồi. Ngày hôm sau có đến đòi người họ nói không biết. Hôm nay họ thông tin chú cháu cắn lưỡi thì mọi người đến đòi người họ lại đánh một người ngất xỉu đưa đi viện. RFA
Nhà báo Trần Quang Thành
Gửi đăng Vietinfo.eu

Dân oan bị bắt tự vận tại trụ sở công an?


Gia Minh (RFA) - Vào khoảng từ chín giờ tối hôm qua, nhiều bà con tại phường Dương Nội, quận Hà Đông nhận được tin hai người dân bị công an bắt đi từ ngày 26 tháng 3 đã cắn lưỡi tự tử trong đồn, thân nhân và bà con đã tập trung đến tại trụ sở Công an để hỏi rõ lý do.

Khoảng 9:30 thân nhân của ông Trần Văn Sang, một trong hai người bị bắt và được thông báo tự tử ở đồn công an cho biết như sau:

Chiều hôm nay nhận được thông tin chú của cháu cắn lưỡi gần chết nằm trong bệnh viện. Điều đó không biết đúng hay sai, còn nằm bệnh viện cũng không biết bệnh viện nào. Bà con mọi người ra đồn công an đòi người thì công ra ra đuổi. Khi mọi người vào đòi người thì công an bắt thêm bác cháu và bố cháu nữa. Bố cháu là Trần Văn Tú và bác cháu là Trần văn Tuấn.

Hôm bắt chú Trần Văn Sang, anh công an khu vực đưa giấy. Họ bắt từ chiều mà đến tối chín giờ kém 10 mới đưa giấy. Gia đình hoang mang không làm được gì, không đến công an hỏi vì có giấy thông báo bắt tạm giam rồi. Ngày hôm sau có đến đòi người họ nói không biết. Hôm nay họ thông tin chú cháu cắn lưỡi thì mọi người đến đòi người họ lại đánh một người ngất xỉu đưa đi viện.

Xin được thưa thêm ngoài ông Trần Văn Sang bị bắt từ hôm 26 tháng còn có ông Trần Văn Niên.
Cả hai đều là dân phường Dương Nội. Đây là nơi người dân lâu nay kiên quyết giữ những khoảng đất bị thu hồi nói để làm dự án nhưng suốt mấy năm qua vẫn để hoang.

Trước sự kiên quyết của người dân giữ đất việc cưỡng chế không thể thực hiện được, và một số người đã đứng ra yêu cầu chính quyền địa phương để dân chia lại đất, cấp sổ đỏ cho họ và hiện một số đất được dân canh tác rau màu để kiếm hoa lợi sinh sống qua ngày.

Vừa qua hai người bị bắt với cáo buộc gây rối trật tự công cọng, và nay lại được báo cắn lưỡi tự tử trong đồn công an khiến cho người dân hoang mang.

Chúng tôi sẽ theo dõi vụ việc và cập nhật thông tin đến quí thính giả trong thời gian sớm nhất.

Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai


J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA) - Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.

Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.

Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.

Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông Ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).

Nên nhớ rằng, ông Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã “được” UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật “nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.

Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ: Ngày 20/1/2013 tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là “dự án treo”. Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.

Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này. 

Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.

Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.

Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.

Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.

Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.

Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoaàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Cho đến giờ này, 12h 15, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.

Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tiếp theo khi có thông tin mới. 

Ngày 29/3/214 

Nghệ An: Hàng Ngàn Người Dân Ngăn Cản Giải Tỏa Hành Hang Quốc Lộ 1A


Hàng ngàn người dân ngăn cản không cho lực lượng chức năng giải tỏa.

V.Toàn (Tuổi Trẻ Online) - Sự ngăn cản gây náo động hơn 5 giờ, giao thông qua địa bàn bị hỗn loạn.

Theo một số người dân, lý do họ ngăn cản xuất phát từ việc đền bù không công bằng.

Sáng nay, khi các cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu đến tổ chức các phương tiện máy móc để triển khai giải tỏa hành lang thì hàng nghìn người dân xã Quỳnh Văn đổ xô ra ngăn cản.

Mặc dù các cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu dùng nhiều biện pháp bảo vệ thi công, phân tích, động viên cho người dân hiểu về việc giải tỏa hành lang quốc lộ 1A nhưng người dân vẫn không đồng tình. Sự giằng co, xô đẩy gây náo loạn trên quốc lộ 1A khiến các cơ quan chức năng không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Hiện UBND tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các cơ quan chức năng ổn định tình hình, bàn phương án mới để tiến hành giải tỏa vướng mắc đoạn đường này.

Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Nghệ An có chiều dài 73,8km từ thị xã Hoàng Mai đến TP Vinh. Đến nay đã bàn giao mặt bằng được 59,8km. Một số điểm ở thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc vẫn chưa thể tiến hành thi công. Trong khi đó, UBND tỉnh cam kết với Bộ GTVT và các nhà đầu tư đến 30-4-2014 sẽ giải tỏa toàn bộ hành lang tuyến quốc lộ này.

Demonstration of unjustly treated Vietnamese citizens against Vietnamese communist




Nguyễn Hùng (Danlambao) - People in South Vietnam, since 1975 was looted by the Vietnamese communist party their properties, farm lands after the communists had toppled the government of South Vietnam with war of aggression and violence. At the moment, this second generation of Vietnamese communist party continues to rob just like their parents and grandparents did after they had taken over the whole country. They are taking advantage of proletarian ideology, communism and inhuman dictatorship, continuing the repressive activities against voiceless, hapless people, and rob the Vietnamese people in broad day light of their assets and turn them to their own assets.

Vietnamese communist party is truly unconscionable, is the modern day heartless mafia mob.

We need to denounce the Vietnamese communist party before the international public opinion.

Lại được xem cô Trinh diễn xuất


Minh Dân (Danlambao) - Thưa ông Trần Bình Minh, tôi là cư dân hoặc thần dân mạng gọi thế nào cũng được, cũng là khách hàng trung thành của bổn đài, tôi thưa gửi ông đường hoàng và tên họ ông tôi hoa bông đầy đủ, đổi lại tôi xin ông nghe lấy đôi nhời như một thứ dân dám nói với kẻ sỹ.

Ông ơi, trưa nay tôi lại thấy bà Kiều Trinh rất hồn nhiên vô tư dắt chương trình “Câu chuyện văn hóa” của bổn đài VTV1, sao lạ thế ông và chuyện này thì bao giờ mới chấm dứt?

Ông cho rằng tôi vô duyên vô cớ, con người ta đàng hoàng mẫu mực, chưa dính tí tì vết nào trên báo đài lề đảng, con nhà danh gia vọng tộc, đang đủ tiêu chuẩn tư cách để dẫn dắt một chương trình quảng bá cho văn hóa và xã hội trên một kênh TV danh giá đó sao.

Tôi cũng thừa nhận ông là người sống có trước có sau, không biết cạn tàu ráo máng với bậc tiền nhiệm, nhưng không nên như thế. Tôi chỉ biết rằng ông và bà Trinh đã quên béng lời thề thốt số 2 khi xung phong vào hàng ngũ của đảng: “Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.”

Vậy ra vào đảng là “hãy sống theo cách của bạn”? Nếu chuyện ăn cắp siêu thị “có yếu tố nước ngoài” có cả tiền án (nhưng mà chưa ai xử) của bà Trinh là có thật và chuyện rao giảng văn hóa của người mất văn hóa trên bổn đài vẫn cứ tì tì thì chuyện đua nhau vào đảng để tiến thân cũng là có thật. Các ông bà có chân trong đảng sướng thật, ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt vẫn được làm cha làm thầy thiên hạ, một thường dân ăn trộm chỉ một hộp sữa trong siêu thị (Lê Đức Sỹ, 22 tuổi, quê Tĩnh Gia Thanh Hóa) bị pháp luật đỉnh cao XHCN quận Tân Bình Tp. HCM kết án 2 năm tù ngồi. Ông Minh nghĩ sao về trường hợp của bà Trinh? theo tôi cái tội dung túng bao bọc còn nặng nề hơn.

Ngày lại ngày người Việt thế hệ quan công chức đua nhau tạo hình ảnh làm nhục Việt Nam theo cách tốt nhất đã nói lên điều gì? người ta đã học đòi theo những tấm gương được cho là hình thành bởi một tấm gương vĩ đại, hình ảnh ngườicộng sản dưới mắt đại chúng bây giờ là gì đó thưa ông Minh? là một đảng phái có tổ chức và bọc lót cho nhau rất chặt chẽ, từ ăn cắp ăn cướp trở thành tên mặt trơ trán bóng, có vị thế trong xã hội. 

Một bầy công an xúm vào bắt nhốt và đánh chết dân được tòa đỉnh cao XHCN Phú Yên xử khuyến mãi tù treo... hàng loạt. Tòa đưa mức án nhẹ, côn đồ xin xỏ giảm nhẹ thêm, không biết tự giác nhận đúng tội lại còn quỳ gối xin tha thứ rất mâu thuẫn và hèn mạt. Lúc ra tay hạ độc thủ chúng đã nghĩ gì?

Những người hôi của (điển hình là hôi bia) gọi là một hành vi ăn cướp chẳng qua cũng ảnh hưởng bởi hình ảnh và hành vi người Công an Cảnh sát chế độ mà thôi, nhìn hoài cảnh mãi lộ trắng trợn trên đường cái quan riết thành cái tập quán trấn lột và bắt chước.

Côn đồ côn an quỳ xin gia đình bị hại tha thứ nhưng tự nhận án nhẹ nhàng cho bản thân (ảnh nld.com.vn)

Nhân viên hàng không làm tình làm tội hành khách, chỉ một hộp sữa bột mang theo cho trẻ con dùng còn khó khăn, vậy mà các ông bà hàng không mờ ám làm ăn lớn, hèn chi dân cộng sản mau giàu, lợi dụng chân tiếp viên, cơ điều hành bay mang đồ ăn cắp chôm chĩa tuồn về Việt. Nước ngoài họ không biết xài luật rừng rú bưng biền như CSVN, vậy là lòi hết mặt lũ chuột này đến lũ chuột khác. Hơn hai tạ Heroin lọt kiểm soát hàng không tương đương với 200 cái án dựa cột cũng chẳng chết con chuột bạch nào, cả một hệ thống chính trị trong đó có bổn đài ông Minh cũng nín khe thật không dễ hiểu tí nào.

Thưa ông Minh tôi cho cái vụ vòi và nhận hối lộ ODA của các ngài quan tham Việt Nam trước đối tác Nhật là một trọng án dù nó chỉ có cỡ 16 tỷ khiêm tốn thôi, so với 10 siêu án trọng điểm nghìn tỷ của ông Nguyễn bá Thanh thì nó vĩ đại hơn là cái chỗ minh bạch, không biết chạy án, lấp liếm vào đâu, nó nói lên cái thối tha của Đảng CSVN thơm tho trong sạch trên nghị quyết tôn chỉ, nó nói lên cái đòn cân là không thể bẻ cong, nắn chỉnh được.

Thưa ông Minh, mình mới xử được 3 hoặc 4/10 cái trọng án gì gì đó, nhưng ông ơi càng xử càng mất, đảng mình có tận thu được cái gì cho quốc khố đâu, Huyền Như rồi Bầu Kiên sắp tới cũng chỉ có mất và mất. Vinalines tạnh vở bằng một cái chết tươi, một cái chết chờ và một vài cái án tù, vui vẻ cả làng, tiền kho bạc có khác chi tiền địa phủ âm ty. Cha đẻ ra cái “Vina lie” người ta cũng cố mà quên rồi. Một ngày nào đó rồi cái siêu án Bô Xít cũng trở thành huyền thoại của một đất nước không có ai là nguyên thủ chính.

Thưa ông Minh, không có điều gì là không xảy ra ở cái đất nước mình, tôi hy vọng cái ngành “chiến tranh tâm lý” của bổn đài mà quân số hùng hậu là gần năm ngàn nhân viên cán bộ sẽ luôn luôn nói thật và không bao giờ có gì là “hé lộ”, “nghi án”.

Huy Đức - Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội



Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh [1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. "Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
Chỗ Trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều "chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946).
Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến "hơi thở cuối cùng". Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn "bám trụ".
Bộ Tứ
Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của "bộ tứ" được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng... để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng [2].
Rất nhiều "hồng y" muốn trở thành "giáo hoàng" nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra "tham vọng" đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề "thế - lực".
Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể "quy ra thóc", chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều "gót chân A-Sin" để sau khi bầu lên "đàn em" dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người "phục tùng". Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh "tập trung dân chủ".
Tại Sao Luân Chuyển
"Luân chuyển", theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để "giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn". Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải "rèn luyện" bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần "thực tiễn" ở ủy ban nhân dân một tỉnh..
Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu "viện công tố" mà học được cái lắt léo của "chính trị gia" thì liệu có còn "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật".
Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự "tìm chỗ trống có cơ cấu" như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1997-2001). "Đấu đá nội bộ" cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian "nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện".
Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có "hàm bộ trưởng" là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.
Hành Chánh Chuyên Nghiệp
Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể "học tập đạo đức Hồ Chí Minh" và chính trị Marx - Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng...
Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.
Viên chức hành chánh là một "ngạch" có thể chọn qua thi tuyển.
Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)
Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa phương có các giám đốc sở... Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa "em út" hay đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào "kho dự trữ cán bộ" của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.
Chính Trị Gia
Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội... được công chúng biết đến và chọn lựa.
Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích "đổi mới" (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính - Chín Cần...). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận "xì xào". Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
[1] Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
[2] Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.