Nguyệt Quỳnh, Blog Huỳnh Ngọc Chênh: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không ?
(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
Câu hỏi trên có lẽ là câu hỏi nhức nhối của bất kỳ người Việt Nam nào trước cảnh tượng nhà nước cho tổ chức nhảy đầm, múa hát dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày tưởng niệm 35 năm cuộc chiến biên giới. Cả báo chí ngoại quốc, tờ Washington Post cũng đăng tải hình ảnh đáng xấu hổ này. Hành động thiếu lương tâm, chỉ cốt làm vui lòng Bắc Kinh mà không quan tâm gì đến nỗi đau của người dân, của thân nhân các liệt sĩ là một thái độ khá tàn nhẫn của lãnh đạo Hà Nội. Nó không những làm tủi hổ vong linh các chiến sĩ đã khuất mà còn sỉ nhục đến danh dự của nhân dân Việt Nam. Đây là giọt nước làm tràn ly, có bao nhiêu người nữa đang âm thầm rời bỏ đảng trong những ngày sắp tới?
Rõ ràng vận mạng đất nước đang nằm trong tay của mỗi chúng ta, người trong lẫn ngoài nước, kể cả những đảng viên CS. Và rõ ràng vận mạng đó đang như chỉ mành treo chuông. Thử hỏi ta có còn kiểm soát được những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc và các vùng trọng yếu ở Tây Nguyên nữa không? Thử hỏi quân đội đã làm được gì khi biển đảo của ta bị xâm chiếm dần dần? Thử hỏi do đâu mà trên khắp đất nước của mình lại có hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Trung Quốc? Chỉ cần nhìn những dữ kiện nhức nhối và tự mình đặt các câu hỏi trên, bất cứ ai cũng phải giật mình kinh sợ trước hiểm hoạ mất nước, đâu cần phải chờ để nhìn thấy chiến xa của Trung Quốc ở ngưỡng cửa biên giới.
Nhưng đâu phải chỉ có dân tộc và nhân dân VIệT NAM mới phải đối diện với hoạ ngoại xâm. Năm 1969 khi hồng quân Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc, chàng thanh niên ái quốc Jan Palach chỉ vừa tròn 20 tuổi. Anh và một nhóm sinh viên đã tình nguyện hy sinh tính mạng để phản đối cuộc xâm lăng trên. Nhưng Jan Palach tự thiêu không chỉ để phản đối việc chiếm đóng của quân đội Xô Viết trên quê hương anh, mục đích của anh còn nhằm phản đối sự nản chí, thờ ơ, và buông xuôi của nhân dân Tiệp Khắc. Người y sĩ trị bỏng cho anh ở bịnh viện cho biết - Jan Palach nhìn thấy sự im lặng, những cặp mắt buồn thiu của người dân Tiệp trên đường phố, anh cảm thấy mọi người dường như đang sắp sửa thoả hiệp và anh tự thiêu để phản đối sự buông xuôi đó.
Chúng ta thấy gì qua những suy tư của Jan Palach, chúng ta có nhìn thấu những nỗ lực trong cô đơn của người trẻ hôm nay? Chín năm tù cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, mười ba năm tù cho Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu... Người dân Việt có thờ ơ với những gì đang xảy ra trên quê hương mình hay không? Có thể không hoàn toàn như vậy, nhưng cay đắng hay bất bình thì vẫn chưa đủ, vẫn chẳng giúp ích được gì cho một đất nước đang mấp mé trên bờ vực. Đọc tâm sự của những đảng viên vừa rời bỏ đảng chúng ta có thể phóng chiếu để nhìn thấy những thao thức của hầu hết các đảng viên hiện thời. Ở lại hay ra đi, tất cả đều tin rằng sự sụp đổ của cái lạc hậu độc tài là chắc chắn và không thể tránh khỏi. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian nhanh hay chậm. Nhưng tại sao còn do dự khi những cái phao mà chúng ta đang bám víu vào thật mong manh so với tình hình thực tế hiện nay. Và càng thụ động thì đau thương của dân tộc càng kéo dài và thảm hoạ mất nước càng đến gần.
Tôi vẫn tin rằng quê hương là nơi chốn buộc chặt trái tim của con người. Những nhân vật Cộng sản hàng đầu như cố thủ tướng Nagy Imre của Hungary và Tổng bí thư Dubcek của Tiệp Khắc đã vì tổ quốc mà làm nên những đổi thay lịch sử cho đất nước họ. Khi quân đội Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc bắt giam Dubcek để ngăn chận những cải cách theo hướng tự do hoá chính phủ của ông, tên của Dubcek được ghép thành lời ca “Dubcek! Svoboda!” và được hát lên trong các cuộc tuần hành của sinh viên trên đường phố. Cuộc cách mạng năm 1956 tại Hungary và năm 1986 tại Tiệp Khắc đã ghi đậm hình ảnh những đảng viên Cộng sản dám đứng về phía nhân dân, về phía dân tộc trước quân xâm lược. Họ đã vĩnh viễn đi vào sử sách với lòng biết ơn của toàn dân và sự kính phục của thế giới.
Vậy thì đâu rồi những người con ái quốc của mẹ Việt Nam? Suốt một chiều dài lịch sử đầy gian nan họ chưa từng vắng mặt. Phải chăng đây chính là thời điểm mà những đảng viên còn lương tâm phải mạnh dạn về với dân tộc. Trước kia chúng ta không có đủ thông tin để nhận ra được nhiều điều khuất lấp. Nhưng đến nay thì mọi việc đã quá rõ ràng. Cơ chế hiện thời không bảo vệ được quê hương. Những ai không coi mình là kẻ bàng quan, những ai thực sự quan tâm đều phải có một chọn lựa dứt khoát. Và phải hành động để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính mình và các thế hệ tương lai.
Nhân cái chết bất ngờ, nhiều nghi vấn của ông Phạm Quý Ngọ, nhiều người đã bắt đầu so sánh: nên chết như Lê Hiếu Đằng hay chết như Phạm Quý Ngọ? Một người thanh thản ra đi trong sự thương tiếc của bao người, kẻ thì từ giã cuộc đời trong điều tiếng xấu xa. Bia miệng đó đến ngàn năm không rửa sạch. Đây chính là lúc mà nhiều đảng viên đặt lên bàn cân những gì còn lại của cuộc đời. Nghĩ đến tương lai con cháu và đặc biệt sự kính trọng của con cháu để rời bỏ đảng, hay tiếp tục để thân nhân phải gánh chịu những hậu quả về sau? Ở các quốc gia Đông Âu, khi sự thật về hồ sơ tàn ác, phá hoại, và hèn kém của đảng cộng sản lọt ra ánh sáng sau ngày đổi đời, các đảng viên đã bị cả dân tộc khinh bỉ, bị coi là những kẻ đã cố ôm lấy đảng để hưởng quyền lợi đến cùng bất kể số phận đất nước và bao nhiêu người khác. Dù giải thích thế nào thì sự hổ thẹn của các gia đình có đảng viên cộng sản vẫn không thể nào tẩy xóa được, cho dù trước kia họ có quyền chức hay chỉ là một đảng viên bình thường.
Với những ai đang nắm quyền hiện tại, câu hỏi phải trả lời là số của cải bòn rút đến thế nào nữa mới gọi là đủ? Còn bòn rút là còn tăng thêm hồ sơ tội ác với nhân dân. Thử nghĩ đến một ngày trong tương lai gần, khi không còn quyền lực trong tay, họ có thể mang núi tiền chạy đi đâu trong thế giới ngày nay? chạy đến các nước Cộng sản đầy thủ thuật du đảng ư? Hay các nước dân chủ, nơi có pháp luật hẳn hòi đối với những tài sản phi pháp? Chạy đi đâu? Chi bằng quay về với dân tộc.
Ngay từ cuối năm 2013, hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng mà Bs Nguyễn Đắc Diên, một bác sĩ nha khoa đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng với đầy đủ chi tiết bản thân cùng số hiệu thẻ đảng. Bước sang đầu năm 2014 lại có thêm những người khác như ông Nhất Nam, ông Đỗ Như Ly, ông Tống Văn Công và đáng kể nhất là cán bộ ngoại giao đang tại chức như ông Đặng Xương Hùng. Ông Hùng không những chỉ rời bỏ đảng mà còn tuyên bố là ông bỏ đảng để bắt đầu cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
... Về đi thôi ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ !
Nguyệt Quỳnh
(Viết vào ngày giỗ chung thất nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng)
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không ?
(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
Câu hỏi trên có lẽ là câu hỏi nhức nhối của bất kỳ người Việt Nam nào trước cảnh tượng nhà nước cho tổ chức nhảy đầm, múa hát dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày tưởng niệm 35 năm cuộc chiến biên giới. Cả báo chí ngoại quốc, tờ Washington Post cũng đăng tải hình ảnh đáng xấu hổ này. Hành động thiếu lương tâm, chỉ cốt làm vui lòng Bắc Kinh mà không quan tâm gì đến nỗi đau của người dân, của thân nhân các liệt sĩ là một thái độ khá tàn nhẫn của lãnh đạo Hà Nội. Nó không những làm tủi hổ vong linh các chiến sĩ đã khuất mà còn sỉ nhục đến danh dự của nhân dân Việt Nam. Đây là giọt nước làm tràn ly, có bao nhiêu người nữa đang âm thầm rời bỏ đảng trong những ngày sắp tới?
Rõ ràng vận mạng đất nước đang nằm trong tay của mỗi chúng ta, người trong lẫn ngoài nước, kể cả những đảng viên CS. Và rõ ràng vận mạng đó đang như chỉ mành treo chuông. Thử hỏi ta có còn kiểm soát được những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc và các vùng trọng yếu ở Tây Nguyên nữa không? Thử hỏi quân đội đã làm được gì khi biển đảo của ta bị xâm chiếm dần dần? Thử hỏi do đâu mà trên khắp đất nước của mình lại có hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Trung Quốc? Chỉ cần nhìn những dữ kiện nhức nhối và tự mình đặt các câu hỏi trên, bất cứ ai cũng phải giật mình kinh sợ trước hiểm hoạ mất nước, đâu cần phải chờ để nhìn thấy chiến xa của Trung Quốc ở ngưỡng cửa biên giới.
Nhưng đâu phải chỉ có dân tộc và nhân dân VIệT NAM mới phải đối diện với hoạ ngoại xâm. Năm 1969 khi hồng quân Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc, chàng thanh niên ái quốc Jan Palach chỉ vừa tròn 20 tuổi. Anh và một nhóm sinh viên đã tình nguyện hy sinh tính mạng để phản đối cuộc xâm lăng trên. Nhưng Jan Palach tự thiêu không chỉ để phản đối việc chiếm đóng của quân đội Xô Viết trên quê hương anh, mục đích của anh còn nhằm phản đối sự nản chí, thờ ơ, và buông xuôi của nhân dân Tiệp Khắc. Người y sĩ trị bỏng cho anh ở bịnh viện cho biết - Jan Palach nhìn thấy sự im lặng, những cặp mắt buồn thiu của người dân Tiệp trên đường phố, anh cảm thấy mọi người dường như đang sắp sửa thoả hiệp và anh tự thiêu để phản đối sự buông xuôi đó.
Chúng ta thấy gì qua những suy tư của Jan Palach, chúng ta có nhìn thấu những nỗ lực trong cô đơn của người trẻ hôm nay? Chín năm tù cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, mười ba năm tù cho Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu... Người dân Việt có thờ ơ với những gì đang xảy ra trên quê hương mình hay không? Có thể không hoàn toàn như vậy, nhưng cay đắng hay bất bình thì vẫn chưa đủ, vẫn chẳng giúp ích được gì cho một đất nước đang mấp mé trên bờ vực. Đọc tâm sự của những đảng viên vừa rời bỏ đảng chúng ta có thể phóng chiếu để nhìn thấy những thao thức của hầu hết các đảng viên hiện thời. Ở lại hay ra đi, tất cả đều tin rằng sự sụp đổ của cái lạc hậu độc tài là chắc chắn và không thể tránh khỏi. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian nhanh hay chậm. Nhưng tại sao còn do dự khi những cái phao mà chúng ta đang bám víu vào thật mong manh so với tình hình thực tế hiện nay. Và càng thụ động thì đau thương của dân tộc càng kéo dài và thảm hoạ mất nước càng đến gần.
Tôi vẫn tin rằng quê hương là nơi chốn buộc chặt trái tim của con người. Những nhân vật Cộng sản hàng đầu như cố thủ tướng Nagy Imre của Hungary và Tổng bí thư Dubcek của Tiệp Khắc đã vì tổ quốc mà làm nên những đổi thay lịch sử cho đất nước họ. Khi quân đội Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc bắt giam Dubcek để ngăn chận những cải cách theo hướng tự do hoá chính phủ của ông, tên của Dubcek được ghép thành lời ca “Dubcek! Svoboda!” và được hát lên trong các cuộc tuần hành của sinh viên trên đường phố. Cuộc cách mạng năm 1956 tại Hungary và năm 1986 tại Tiệp Khắc đã ghi đậm hình ảnh những đảng viên Cộng sản dám đứng về phía nhân dân, về phía dân tộc trước quân xâm lược. Họ đã vĩnh viễn đi vào sử sách với lòng biết ơn của toàn dân và sự kính phục của thế giới.
Vậy thì đâu rồi những người con ái quốc của mẹ Việt Nam? Suốt một chiều dài lịch sử đầy gian nan họ chưa từng vắng mặt. Phải chăng đây chính là thời điểm mà những đảng viên còn lương tâm phải mạnh dạn về với dân tộc. Trước kia chúng ta không có đủ thông tin để nhận ra được nhiều điều khuất lấp. Nhưng đến nay thì mọi việc đã quá rõ ràng. Cơ chế hiện thời không bảo vệ được quê hương. Những ai không coi mình là kẻ bàng quan, những ai thực sự quan tâm đều phải có một chọn lựa dứt khoát. Và phải hành động để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính mình và các thế hệ tương lai.
Nhân cái chết bất ngờ, nhiều nghi vấn của ông Phạm Quý Ngọ, nhiều người đã bắt đầu so sánh: nên chết như Lê Hiếu Đằng hay chết như Phạm Quý Ngọ? Một người thanh thản ra đi trong sự thương tiếc của bao người, kẻ thì từ giã cuộc đời trong điều tiếng xấu xa. Bia miệng đó đến ngàn năm không rửa sạch. Đây chính là lúc mà nhiều đảng viên đặt lên bàn cân những gì còn lại của cuộc đời. Nghĩ đến tương lai con cháu và đặc biệt sự kính trọng của con cháu để rời bỏ đảng, hay tiếp tục để thân nhân phải gánh chịu những hậu quả về sau? Ở các quốc gia Đông Âu, khi sự thật về hồ sơ tàn ác, phá hoại, và hèn kém của đảng cộng sản lọt ra ánh sáng sau ngày đổi đời, các đảng viên đã bị cả dân tộc khinh bỉ, bị coi là những kẻ đã cố ôm lấy đảng để hưởng quyền lợi đến cùng bất kể số phận đất nước và bao nhiêu người khác. Dù giải thích thế nào thì sự hổ thẹn của các gia đình có đảng viên cộng sản vẫn không thể nào tẩy xóa được, cho dù trước kia họ có quyền chức hay chỉ là một đảng viên bình thường.
Với những ai đang nắm quyền hiện tại, câu hỏi phải trả lời là số của cải bòn rút đến thế nào nữa mới gọi là đủ? Còn bòn rút là còn tăng thêm hồ sơ tội ác với nhân dân. Thử nghĩ đến một ngày trong tương lai gần, khi không còn quyền lực trong tay, họ có thể mang núi tiền chạy đi đâu trong thế giới ngày nay? chạy đến các nước Cộng sản đầy thủ thuật du đảng ư? Hay các nước dân chủ, nơi có pháp luật hẳn hòi đối với những tài sản phi pháp? Chạy đi đâu? Chi bằng quay về với dân tộc.
Ngay từ cuối năm 2013, hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng mà Bs Nguyễn Đắc Diên, một bác sĩ nha khoa đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng với đầy đủ chi tiết bản thân cùng số hiệu thẻ đảng. Bước sang đầu năm 2014 lại có thêm những người khác như ông Nhất Nam, ông Đỗ Như Ly, ông Tống Văn Công và đáng kể nhất là cán bộ ngoại giao đang tại chức như ông Đặng Xương Hùng. Ông Hùng không những chỉ rời bỏ đảng mà còn tuyên bố là ông bỏ đảng để bắt đầu cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
... Về đi thôi ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ !
Nguyệt Quỳnh
(Viết vào ngày giỗ chung thất nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng)