CÓ BA ÔNG GIÁO SƯ CHIẾM SÓNG TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP QUỐC TANG




Lễ Quốc tang đã qua đi, nhưng hình ảnh của ba ông Giáo sư chiếm sóng truyền hình trực tiếp Quốc tang thì vẫn còn để lại bao day dứt cho khán giả truyền hình cả nước. Đó là các giáo sư: Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang - Hoàng Quang Thuận.
 
Truyền hình trực tiếp:
BÌNH LUẬN VIÊN QUỐC TANG VÀ NỤ CƯỜI CỦA VỊ GIÁO SƯ SỬ HỌC !

Sáng nay Chủ nhật, 13/10/2013, mình không đi cà phê ở quán như mọi khi. Định bụng sẽ “dự” lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua màn hình Ti-vi.

Cứ tưởng sẽ được dõi theo đoàn xe tang qua các tuyến phố cho đến sân bay Nội Bài; sẽ được thấy cuộc DIỄU BINH LÒNG DÂN một lần cuối. Thế mà, lễ tang tại Nhà tang lễ, VTV chỉ chiếu có một vài đoạn, hai điểm khi đoàn xe tang qua các phố đến Quảng trường Ba Đình. Không có cả cảnh dừng thắp hương tại 30 Hoàng Diệu. 

Nhà đài họ mãi dành thời gian cho một vị giáo sư sử học (Phan Huy Lê) và một ông lạ hoắc nào đó có ngôn ngữ rất khó chấp nhận khi “bình luận” về Đại tướng…

Mình đã theo dõi CNN truyền trực tiếp tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Giáo hoàng (Pope) John Paul II. Ống kính của CNN theo sát đoàn tang suốt hành trình trong cả buổi mấy giờ liền. 

Ai đó sợ bà con trong và ngoài nước thấy cảnh long dân diễu hành chăng? Một facebooker thốt lên: “khốn nạn thật tổ chức bình luận đám tang anh hùng của nhân dân như bình luận một trận bóng đá!”.

Với mình, cái đáng chú ý nhất sự xuất hiện “bình luận viên quốc tang” của vị giáo sư sử học đầu ngành, ông Phan Huy Lê. Mình đã từng đọc, nghe ông Phan Huy Lê viết và nói nhiều lần. Nhưng đây là lần gây phản cảm và thất vọng nhất đối với mình. Vì không chỉ mình xem mà còn có hàng triệu khán thính giả đang dõi theo đám tang của Đại tướng. 

Ông Phan Huy Lê là con nhà dòng dõi khoa bảng và quan lại nhiều đời. Thời nay, ông cũng được báo chí tôn là “tứ trụ sử học” Việt Nam đương đại. Nhiều năm nay ông cũng làm chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử (HKHLS).

Hôm nay quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cụ không chỉ là một người con vĩ đại của dân tộc mà còn là vị Chủ tịch Danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Cái Hội mà ông được nhà đài giới thiệu là chủ tịch đương nhiệm. 

Trong khi nhân dân đang đội nắng mưa đứng chờ tiễn biệt Đại tướng. Có những bà mẹ trên 90 tuổi lặn lội từ Huế ra Quảng Bình; có thương binh cựu chiến binh cụt chân già yếu vẫn đạp xe lặn lội hàng chục cây số đến đứng chờ bên đường chỉ để được bái vọng linh cửu Đại tướng đi qua,… 

Thế mà, ông giáo sư Chủ tịch Hội Lịch sử lại nhận lời ngồi phòng thu máy lạnh chém gió nói nói cười cười trước hằng triệu đôi mắt dõi theo… Thiệt là hết biết! 

Ông cười gì hở ông? Ông cười thế được sao ?

Mình không tin là ông giáo sử học bị buộc phải thực hiện chỉ đạo của ai đó. Mình cũng không nghĩ là ông bị dẫn dắt bỡi một biên tập viên trẻ tuổi. Mình cũng không tin ông thích lên sóng lên hình vào dịp quốc tang đãm tình dân với người anh hung của nhân dân. 

Một trí thức ở dòng dõi như ông phải là một người thâm trầm và sáng suốt. Đám tang của chủ tịch danh dự cái hội mà ông đang là chủ tịch thì ông phải tham gia như một thành viên trong gia đình chứ?  

Với nụ cười của ông trên TV trong ngày quốc tang, ông giáo sư sử học bổng trở thành đứa trẻ thơ trong con mắt của mình. Từ nay, mình chẳng tin những gì ông giáo sư này viết và nói nữa !

Xin hương hồn của Cụ Võ Nguyên Giáp tha thứ cho con và tha thứ cho ông ấy nữa ! 

Ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ
Sao Hồng

cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ và cháu rể Garcia Jean đang thắp hương viếng Đại tướng.
Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ và cháu rể Garcia Jean đang thắp hương viếng Đại tướng.

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (92 tuổi, ngụ tại Thừa Thiên-Huế, là chắt nội của vua Minh Mạng, là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm), người may chiếc gối dựa tặng Đại tướng đến viếng Đại tướng tại Lệ Thủy (báo Thanh Niên)
Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (92 tuổi, ngụ tại Thừa Thiên-Huế, là chắt nội của vua Minh Mạng, là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm), người may chiếc gối dựa tặng Đại tướng đến viếng Đại tướng tại Lệ Thủy (báo Thanh Niên)

12-13_10-2013_Vo-Nguyen-Giap_Muneral_Press 019Hai bình luận viên đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nguồn: Sao Hồng Blog. 
 
ÂM BINH NƠI HUYỆT MỘ ĐẠI TƯỚNG? 
Ngô Minh 
 
Bạn đọc thân mến. Lúc sắp sửa buổi tường thuật trực tiếp Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa VTV1, tôi đã kẹt xe ở ngã ba Ba Đồn. Vợ tôi từ nhà ở Huế điện cho biết:" Sắp lễ an táng rồi. Có ông  tên là Hoàng Quang Thuận đang đọc thơ". Cả đoàn nhà văn xôn xao . Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật bức xúc điện thoại khắp nơi để hỏi kỹ sự việc.
 
Hoàng Quang Thuận thì giới văn chương ai còn lạ gì nữa. Năm ngoái "nhà thơ thần Yên Tử" lừa Phật này đã bị bao nhiêu học giả vạch trần . Nhà văn Tô Nhuận Vỹ điện cho nhà văn Y Ban. Y Ban bảo:" Ôi, em đang lộn tiết lên đây. Khốn nạn. Em cứ vái cụ Giáp, cụ ơi đừng tin thằng này...". Nghe chuyện nhà thơ Võ Quê cười bảo :" Trong quan niệm của người Huế, trong các đám tang bao giờ cũng có âm binh. Đó là bọn lợi dụng đám tang để kiếm chác. Tay Thuận ấy là âm binh trước huyệt mộ cụ Giáp đấy. Nếu  vía cụ Giáp lớn thì âm binh chẳng làm gì được đâu, yên tâm...". Rồi bây giờ đọc trang Nguyên Hùng, thấy được cả ảnh, đọc được cả thơ  hắn rồi. Quechoa viết :"Tay Hoàng Quang Thuận đã kịp mò ra Vũng Chủa nhảy lên ti vi đọc thơ rồi.Thật tởm! Người Quảng Bình vẫn còn những kẻ tởm lợm như thế này đây".
 
Đúng là âm binh rồi. Xim mời bạn đọc cùng bàn luận.
 
Chiều nay trong chương trình VTV truyền hình trực tiếp Lễ An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bất ngờ mình nhìn thấy một gương mặt vốn rất quen với nhiều bạn đọc vnweblogs.com. Nhưng điều bất ngờ và đáng nói hơn chính là người này đã được VTV chọn mời đọc thơ về Đại tướng, một nhân cách sáng ngời khiến hàng triệu con tim nức nở, ngay trước giờ phút Lễ An táng Người được bắt đầu. Và không chỉ thế, hàng triệu khán giả truyền hình còn có thể nhìn thấy "gương mặt quen" đứng ở hàng đầu, bên cạnh các nhà lãnh đạo cao nhất trong giờ phút tưởng niệm người Anh hùng Dân tộc.
Các bạn xem hình và thử nhớ xem "gương mặt quen" này là ai nhé:
 
"Một người con của Quảng Bình đọc thơ kính viếng Đại tướng"
 
"Người con QB" đứng giữa các ông Tô Huy Rứa và Uông Chung Lưu.

Dù đang đau buồn trước sự ra đi của Đại tướng, nhưng cũng không thể không đưa ra một câu hỏi dành cho VTV: sao lại thế?