Chúng ta không “đề nghị”, phải “yêu cầu” và “bắt buộc” Trung Quốc rút giàn khoan


Nhà văn Đình Kính
Nhà văn Đình Kính
NQL: Sau khi đọc bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La , trên Fb người thở dài kẻ văng tục. Đây là ý kiến chính thức đầu tiên mà Quê Choa vừa nhận được. Nhà văn Đình Kính là một người lính biển, suốt đời gắn bó với biển,có lẽ vì thế ông quá đau khi thấy Biển đã mất, đang mất và không chừng sẽ mất nếu  cứ tiếp tục hết ” trao đổi với bạn” đến ” đề nghị”. Than ôi!
Đọc bài phát biểu của người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự hào với ngàn năm văn hiến tại hội nghi đối thoại Shangri-La ở Singapore trưa 31 tháng 5 năm 2014, không những không vui, mà buồn !
… Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (ViêtNamNet- 31-4-2014)
Thưa Bộ trưởng, không phải là “đôi khi” mà đó là máu bành trướng và thôn tính biển Đông mang tính chiến lược lâu dài, mà bất cứ hành động nào đối với Việt Nam hàng thập niên qua đều nằm trong ý đồ đó của họ. Chỉ cần điểm lại mấy sự kiện lớn, không tính các sự việc lặt vặt, từ 1974 đến 2015 này, đã có bao nhiêu“đôi khi”?
Và dùng chữ đôi khi cũng có những va chạm, là đánh đồng kẻ ăn cướp với chủ nhà đấy. Việt Nam đâu va chạm với Trung Quốc. Họ cố tình kéo quân vào Biển của ta đấy chứ. Và với sự kiện kéo dàn khoan 981 rồi đặt hạ vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn gọi là va chạm nữa không?
Người đứng đầu Quân đội Việt Nam nói tiếp: Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới…. (ViêtNamNet- 31-4-2014).
Kẻ cướp nó kéo cả một cái giàn khoan to như cái Hàng không mẫu hạm, với trên dưới trăm tầu hộ tống bảo về, rồi đặt chình ình trong sân nhà mình vậy mà chủ nhà lại chỉ đề nghị nó rút đi, nghe có buồn không?Đề nghị, có nghĩa là nó không có lỗi xâm lược; đề nghị có nghĩa là nó muốn rút hay không rút, tùy nó. Tại Sao không yêu cầu nó rút, không bắt buộc nó rút, mà lại đề nghị? .( Rất hy vọng rằng báo chí đã dẫn sai, để dân khỏi buồn!).
Khi kéo giàn khoan vào Biển Đông, Việt Nam có trên dưới 20 cuộc thương thảo với Trung Quốc, nhưng hoặc họ hờ hững, chiếu lệ, hoặc cả vú lấp miệng em, cãi bay, thậm chí ta muốn gặp ở cấp cao hơn, họ từ chối, trong khi đó họ đón những người lãnh đạo Căm pu Chia và Ma lai rất trọng thể. Hãy hiểu bản chất của Trung Quốc để mà không hy vọng!
Nhân dân Việt Nam không đề nghị, nhân dân Việt Nam yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan 981 và tàu hộ tống ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế việt Nam!
Tác giả gửi Quê Choa

NHỤC, NHỤC, NHỤC, NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC TÔI!, ĐẮNG CAY, CAY ĐẮNG!!

Việt gian Phùng Quang Thanh và chính sách đầu hàng quân xâm lược của đảng CSVN

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu "hòa bình" là mục tiêu nhắm đến trong "cuộc xung đột" giữa Việt Nam và Tàu cộng thì mục tiêu ấy chỉ có hy vọng đạt được khi quân xâm lược thấy rằng quân đội Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc bằng mọi giá. "Hòa bình" chỉ hiện hữu trong sự lo ngại từ cả hai phía về hiểm họa chiến tranh. Trong bàn cờ cân não, nếu ở lãnh vực ngoại giao cần phải có những tuyên bố khéo léo thì phía quân đội, các tướng lãnh phải luôn bày tỏ thái độ cứng rắn, không nhân nhượng, không lùi bước, không đầu hàng. 

Khi người đứng đầu quân đội là Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng" (1) - ông ta đã cho quân xâm lược thấy được cái tẩy hèn nhát và vô hình chung đã đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam treo cờ trắng đầu hàng quân xâm lược.

Chính sách đầu hàng trong sĩ diện hảo đối với thế giới và mị dân đối với quần chúng Việt Nam là chính sách nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam. Chính sách này không chỉ mới thể hiện trong giai đoạn "giàn khoan HD981" mà đã kéo dài nhiều năm tháng. Giàn khoan HD981 chỉ là một hệ quả tất yếu cũng như nhiều "giàn khoan xâm lược" khác sẽ là những hệ quả tất yếu - tiếp tục được Tàu cộng đặt để lên Việt Nam cho đến khi Bắc Kinh hoàn thành giấc mộng bá quyền.

Chính sách đầu hàng và thuần phục này đã được thể hiện rất nhất quán bởi Phùng Quang Thanh, người chỉ huy lực lượng đại diện cho sức mạnh của tổ quốc trong việc bảo vệ chủ quyền.

Đây là người trong lúc cả nước vừa lo âu vừa phẫn nộ trước hành vi xâm lược của Bắc Kinh thì đã bắt tay và thần phục với Bộ trưởng quốc phòng Tàu cộng Thường Vạn Toàn rằng: "Đảng, Chính phủ và quân đội Việt Nam cực kỳ coi trọng phát triển đoàn kết và hữu nghị với Trung Quốc, quân đội Việt Nam sẽ không áp dụng hành động làm phức tạp tình hình, sẵn sàng cùng với Trung Quốc duy trì trao đổi về các vấn đề liên quan." (2)

Đây cũng là người chỉ huy quân đội đã từng nói với Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc trước đây tại Việt Nam rằng: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc; Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, đều kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và là hai nước xã hội chủ nghĩa, có nhiều điểm tương đồng. Việt Nam mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong những năm qua." (3)

Đây là người mà trước đây, trong lúc người Việt khắp nơi đang lên án Trung Quốc cắt dây cáp tàu Bình Minh, thì tại hội nghị đối thoại Shangri-La ở Singapore đã cúi đầu nói với Bộ trưởng quốc phòng Tàu cộng lúc đó là Lương Quang Liệt rằng: "hai nước Trung Việt là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt (4 tốt), quân đội hai nước có truyền thống quan hệ tốt đẹp. Trước sau quân đội hai nước cần tăng cường các lãnh vực giao lưu và hợp tác, cùng nhau bảo vệ khu vực này hòa bình ổn định." (4)

Đây là người đã xác định thái độ phục tùng trước sau như một với quan thầy Tàu cộng, khi nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Tàu cộng đã phát biểu trong buổi tổ chức gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam được đào tạo bởi Tàu cộng qua các thời kỳ: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”(4)

Quân đội Nhân Dân Việt Nam làm sao có được ý chí, tinh thần chiến đấu để làm tròn trách nhiệm của một người lính, làm sao có thể nhắm thẳng quân thù mà bắn khi mà người chỉ huy vẫn một mực hết năm này qua tháng khác coi trọng hữu nghị, trân trọng và đội ơn quân xâm lược?  

Nhưng không phải chỉ một mình Phùng Quang Thanh. Nhìn lại suốt một chiều dài cai trị của đảng cộng sản Việt Nam, nội dung những tuyên bố của Phùng Quang Thanh cũng là kinh điển của toàn bộ các lãnh đạo đảng từ thời Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng.

Kinh điển ấy đã được Nguyễn Tấn Dũng "bẻ cua" làm phấn chấn một số người đang đi trong sa mạc, được Nguyễn Tấn Dũng nhỏ cho vài giọt nước. Những giọt nước đó là câu “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Tuy nhiên, phối hợp điều Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với lời của Phùng Quang Thanh chúng ta có thể thấy ngay hy vọng của ông Dũng là vô vọng. Ông Dũng lấy gì để giữ điều thiêng liêng khi sức mạnh sau cùng để kẻ thù phải đắn đo, lùi bước là ý chí quân sự thì ông tướng Thanh đã treo cờ trắng?

Nhưng đừng nghĩ rằng Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Thanh trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chính Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận tại Shangri La: “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam”, “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ.”

Ngay trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra cái gọi là 3 nhóm giải pháp cho tình hình biển Đông (5)

Thứ nhất, sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa để bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Các tàu chấp pháp Việt Nam phải luôn có mặt tại vị trí mới để ngăn cản và đẩy đuổi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép... "Sẽ có va chạm nhưng chúng ta kiên quyết và cố gắng kiềm chế".

Thứ hai, đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao đến cấp cao nhất, nói rõ sai phạm của Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Thứ ba, đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Chúng ta thấy gì?:

Thứ nhất, việc các ngư dân Việt Nam bị đánh đập, bị săn đuổi hàng giờ trên vùng biển chủ quyền của VN, đến mức khi tàu chìm được kéo vào bờ cũng không phải do hải quân VN thực hiện cho thấy biển Đông đã bị bỏ ngỏ. Thực tế không có cái gọi là luôn có mặt tại vị trí mới để ngăn cản và đẩy đuổi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép. Phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là láo khoét. Đồng thời, làm thế nào để ngăn chận và đẩy đuổi quân xâm lược nếu "sẽ có va chạm nhưng chúng ta kiên quyết và cố gắng kiềm chế"? Phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là mị dân.

Thứ hai, "kiên quyết yêu cầu" là gì? Nếu Tàu cộng vẫn "kiên quyết ở lì" với giàn khoan HD981? Làm sao quân xâm lược sẽ thối lui trước lời "yêu cầu kiên quyết" khi mà chúng biết chắc - chứ không cần phải đoán - lá bài tẩy về thái độ đầu hàng của quân đội Việt Nam qua những phát biểu rất tha thiết của Phùng Quang Thanh với chúng? Ngày nào ngư dân còn bám thuyền chìm chứ không còn bám biển, thoát chạy trối sống trối chết trên biển của mình và hải quân Việt Nam vẫn đắp chăn trên cái giường ô nhục của Phùng Quang Thanh ngày đó tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng vẫn là những lời láo khoét.

Thứ ba, đấu tranh bằng dư luận, thông tin, nhờ vả quốc tế sẽ đạt được gì khi chính Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh đàn áp tất cả những người Việt yêu nước đứng lên chống Tàu cộng? Quốc tế nào ủng hộ, can thiệp khi chính những tên lãnh đạo vẫn một mực "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp".

Do đó, chính sách đầu hàng quân xâm lược là một chính sách nhất quán của Bộ Chính trị đảng CSVN. Chỉ khác nhau là ở cách thức ứng xử của từng tên bán nước: im lặng như tờ kiểu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, trơ trẻn trong hèn mạt như Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, hoặc khéo léo và ma đầu kiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước bất kỳ cách hành xử nào của những tên đầu não Bộ Chính trị đảng CSVN đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo của nhà nước và quốc hội do chúng thao túng, trước khi tung hô chúng hãy luôn luôn hỏi rằng: Cho đến bây giờ có một lời nói nào của những tên lãnh đạo này đã được thực hiện và làm tròn như lời chúng nói?

Đồng lòng với dối trá là giết chết sự thật và trở thành người dối trá.

Nhân danh chiến thuật, chiến lược để đồng lòng với những kẻ mị dân là tiếp tay với chúng đi mị đồng bào của mình.

Đồng lòng với những kẻ đã làm cho nước mất nhà tan là tiếp tay làm tan nhà, mất nước.

Nhân danh yêu chuộng hòa bình để đứng sau lưng tập đoàn độc tài đang dùng mặt nạ hòa bình để che giấu bộ mặt bán nước là tiếp tay với chúng biến cả nước từ nô lệ tập đoàn lãnh đạo bản xứ sang nô lệ ngoại bang.

Tàu cộng sẽ dời giàn khoan HD981 đi nơi khác sau khi đã đóng dấu ấn: đây là vùng biển của Trung Quốc, chúng tôi đến khảo sát, thăm dò và bây giờ chúng tôi tiếp tục chỗ khác.

Nhưng bầy đàn của đảng CSVN với hệ thống truyền thông có sẵn trong tay sẽ tung ra những tít lớn:

Bằng đường lối ngoại giao khôn khéo, đảng và nhà nước ta đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi Biển Đông!

Và...

Uy tín của Thủ Tướng lên cao hơn bao giờ hết!

Sự im lặng của Tổng bí thư là vũ khí chiến lược!

Phùng Quang Thanh: một nhà quân sự đại tài với khả năng ngoại giao cực kỳ khôn khéo!

Và...

“Đảng, nhà nước Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”.

Không đời nào có thể chống giặc cướp nước nếu đất nước tiếp tục bị cai trị bởi những kẻ bán nước.



_________________________________________

THỜI GIAN SẼ TRẢ LỜI CHO DÂN TỘC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ Bloomberg

Ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg (Mỹ) về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014 và vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh: Nhật Bắc/VGP)

Trả lời về tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Kinh tế Việt Nam năm 2013 tăng trưởng hơn 5,4%. Tình hình 5 tháng đầu năm 2014 đang trong chiều hướng phát triển tích cực, theo đúng mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đã được kiểm soát tốt, dự trữ ngoại tệ tăng cao, xuất khẩu tăng mạnh khoảng 16%, dự kiến GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8%.
Về câu hỏi liên quan đến việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng và việc Chính phủ Việt Nam có xem xét việc tăng phần trăm sở hữu của người nước ngoài  đối với doanh nghiệp Việt Nam cao hơn tỷ lệ 49% hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Việt Nam sẽ tiếp tục mở cửa các thị trường, trong đó có thị trường tài chính, ngân hàng theo lộ trình thích hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam”.
Liên quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Hành động của Trung Quốc vừa qua đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở khu vực.
Việt Nam kiên quyết đấu tranh và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền của mình. Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến quan điểm, cách thức đấu tranh bảo vệ chủ  quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ:  “Việt Nam đã và sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình bằng biện pháp hòa bình, vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này”.
Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực và thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Khu vực mà Trung Quốc đặt giàn khoa trái phép nằm rất gần đường hàng hải huyết mạch của thế giới trên Biển Đông.
Với khoảng 2/3 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển qua đây thì chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và các nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Trả lời câu hỏi về quan hệ  hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với Trung Quốc trong tình hình hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Các quốc gia hợp tác kinh tế với nhau đều trên cơ sở kinh tế thị trường, bình đẳng, cùng có lợi. Việt Nam với Trung Quốc cũng như vậy. Đến giờ này quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam - Trung Quốc nhìn chung vẫn đang diễn ra bình thường. Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam, đã có một số tác động đến một vài lĩnh vực của kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã có những giải pháp ứng phó thích hợp”./.
Theo Cổng TT điện tử Chính phủ
 

NỖI NHỤC CỦA KẼ HÈN

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Không thể chấp nhận hành động của TQ 

Published on May 31, 2014   ·   No Comments
nguyenchivinh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội TQ Vương Quán Trung. Ảnh: TTXVN

Gặp Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, VN không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.
Chiều 30/5, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đều bày tỏ sự quan tâm về những diễn biến nguy hiểm hiện nay tại Biển Đông, đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam hết sức kiềm chế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.
Trong cuộc gặp Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Nga luôn tin tưởng và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Nga cũng theo dõi rất sát sao tình hình khu vực nên nắm rõ vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông.
“Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi phản đối những hành động có thể gây mất ổn định trong khu vực,” ông Anatôly Antonov nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là người bạn tin cậy, đồng thời bày tỏ mong muốn Nga cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Tại cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Chúng tôi nghĩ rằng không có gì không giải quyết được, miễn là hai nước cùng thực tâm cố gắng xử lý những vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
Thứ trưởng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông khẳng định, Việt Nam không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rõ với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ: “Việt Nam không bao giờ muốn gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ với TQ. Việt Nam không bao giờ tranh hơn thua với TQ. Việt Nam cũng không bao giờ đi với ai để chống TQ. Việt Nam chỉ mong muốn hòa bình, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ. Chúng tôi kiên trì và kiên quyết đấu tranh khi lợi ích và các giá trị cơ bản nêu trên của đất nước bị đe dọa”.
THEO VIETNAM+

Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp'


Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng VN đề nghị Trung Quốc 'rút giàn khoan' và 'đàm phán'.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Phát biểu trên được ông Phùng Quang Thanh đưa ra trong phiên họp toàn thể vào trưa ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Trong bài phát biểu được truyền thông trong nước đăng toàn văn, ông Thanh nói:
"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".
"
Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng"
Ông Phùng Quang Thanh
Ông Thanh gọi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền là hành động "gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế."
"Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước."
Ông Thanh khẳng định phía Việt Nam "nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
"Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương," ông nói.
"Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm hoặc gây hoài nghi cho dư luận."

'Quân đội phải kiềm chế'

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng quân đội Việt Nam, Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và "kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài tầm kiểm soát".
Xung đột giàn khoan
Tướng Phùng Quang Thanh nói tàu Việt Nam 'không chủ động đâm va', 'phun vòi rồng'.
Về xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan của Trung Quốc, ông Thanh khẳng định phía Việt Nam không sử dụng máy bay hay tàu quân sự mà chỉ "dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền."
Ông cũng nói tàu Việt Nam "không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc".
"Vấn đề là lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước."
"Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định."
"Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột."
"
Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột"
Ông Phùng Quang Thanh
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra lời cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" trên Biển Đông và gọi đây là hành động 'đe dọa quá trình phát triển' của khu vực về dài hạn.
Ông Chuck Hagel cũng nói Hoa Kỳ sẽ "không làm ngơ" khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel đưa ra phát biểu trên tại cuộc hội nghị an ninh kéo dài trong ba ngày với sự tham gia của Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.
Tối hôm thứ Sáu, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La với tư cách một diễn giả chính, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không," ông Abe nói. Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.

'Nói chung chung'

"
Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"
GS Carl Thayer
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 30/5, giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, đã cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông".
"Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore".
"Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác.
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"
"Tướng Thanh có thể than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao,
"Và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông".
"Tuy nhiên, tôi không cho rằng ông ta sẽ đi xa hơn thế", ông nói với BBC từ Singapore.

'Vai trò hòa giải?'

Cũng hôm 30/5, một nhà quan sát từ châu Âu nói với BBC sự kiện Đối thoại Shangri-La 13 có thể là một dịp 'hữu ích' và 'kịp thời' để các bên trong vụ xung đột giàn khoan ở Biển Đông hiện nay và những ai quan tâm cùng xem xét lại vấn đề và có thể tìm kiếm giải pháp.
Giáo sư David Camroux từ Đại học Khoa học Chính trị Sciences-Po Paris, Pháp nói: "Tôi nghĩ đây là thời điểm hữu ích để nhìn nhận và cân nhắc một sự kiện hệ trọng liên quan tới một cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra, do đó Đối thoại Shangri-La đã diễn ra vào một thời điểm rất đúng lúc để tất cả các bên cùng ngồi xuống bình tĩnh,
"
Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean"
GS. Jorg Thomas Engelbert
"Và nói rằng hãy xem xét và chúng ta sẽ không để cho tình hình lọt ra khỏi tầm tay của chúng ta, hay là chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp có ý nghĩa để giải quyết vấn đề.
"Tôi không cho rằng Đối thoại sẽ đưa ra một giải pháp thật lớn lao cho một cuộc xung đột như vậy, thế nhưng như người ta vẫn nói 'hòa bình vẫn tốt hơn là chiến tranh' và do đó điều tốt hơn vẫn là đối thoại, đàm phán, để hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn, hơn là để cho một cuộc xung đột xảy ra rồi lên cao."
Trong khi đó, một học giả từ Đại học Hamburg của CHLB Đức hôm thứ Sáu nói với BBC nói với BBC cho rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc cần đến một nhà 'trung gian, hòa giải', thì vai trò đó sẽ phù hợp với Asean.
Giáo sư Jorg Thomas Engelbert nói: "Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean.
"Và từ lâu Asean cũng cố gắng áp dụng những điều lệ này với quan hệ với các cường quốc bên ngoài, nhất là với Trung Quốc", nhà nghiên cứu nêu quan điểm.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: “Đối thoại không thành, sẽ kiện Trung Quốc”

Nếu đối thoại hòa bình song phương với Trung Quốc về căng thẳng hiện nay không thành công, Việt Nam sẽ đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La 2014.


Sáng 31-5, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tham dự phiên toàn thể có nội dung “Giải quyết các căng thẳng mang tính chiến lược” tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 ở Singapore.
Bộ trưởng phát biểu: “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề với Trung Quốc thông qua đối thoại hòa bình. Nhưng trong trường hợp không thể giải quyết tình hình bằng các phương cách song phương, chúng tôi phải tìm đến các biện pháp khác. Chắc chắn đó là giải pháp hòa bình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trao đổi với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein tại Đối thoại Shangri-La hôm 30-5. Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trao đổi với người đồng cấp Malaysia
Hishammuddin Hussein tại Đối thoại Shangri-La hôm 30-5. Ảnh: REUTERS
-----------------------
--------------------
Trao đổi thêm bên lề phiên toàn thể với báo Straits Times (Singapore), Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết thêm trong số “các biện pháp khác” có việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Philippines hiện là nước đầu tiên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì những tranh chấp trên biển Đông.
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 vừa qua, dẫn đến làn sóng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ từ nhiều nước và tổ chức trên thế giới.
Bất chấp những phê phán và kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng khi một tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi đầu tuần này.
Có mặt trong chuyến thực địa ra khu vực giàn khoan Trung Quốc hoạt động trái phép, nhiều nhà báo nước ngoài đến từ Đài CNN (Mỹ), báo Yomiuri và Asahi (Nhật Bản)… cùng chung nhận định số tàu Trung Quốc vượt hơn Việt Nam cả về số lượng và độ lớn. Đặc biệt, những tàu này rất hung hăng, sẵn sàng lao về phía tàu đối phương.
------------------------
-------------------