Cập nhật: 04:14 GMT - chủ nhật, 18 tháng 5, 2014
Chính phủ Trung Quốc đã sơ tán hơn 3.000 công dân của họ ra khỏi Việt Nam từ chiều thứ Bảy ngày 17/5 sau làn sóng bạo động chống Trung Quốc, truyền thông nước này cho biết. Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đang điều tàu và thuê máy bay đến Việt Nam để đưa công dân của họ về nước.
Sơ tán người bị thương
Trong khi đó, 16 người Trung Quốc bị thương nặng cũng đã được sơ tán khỏi Việt Nam vào sáng Chủ nhật ngày 18/5 trên một chuyến bay cứu thương do chính phủ Trung Quốc thuê, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã gửi một phái đoàn công tác đến tỉnh Hà Tĩnh để làm việc với giới chức Việt Nam về kế hoạch sơ tán những người bị thương, theo Tân Hoa Xã.
Đoàn công tác này, do Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu, cũng đến bệnh viện ở Hà Tĩnh để thăm các công dân Trung Quốc bị thương.
Theo số liệu từ phía Trung Quốc thì đợt bạo loạn ở Hà Tĩnh đã làm cho 2 công dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh xảy ra ở công trường của Tập đoàn Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan. Tập đoàn Luyện kim 19 của Trung Quốc là một trong những nhà thầu tham gia xây dựng nhà máy thép cho Formosa ở đây và họ đem theo nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc.
Chuyến bay chở nhân viên của Tập đoàn Luyện kim 19 đã đến sân bay quốc tế Song Lưu ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào lúc 5h sáng giờ địa phương ngày 18/5, theo Tân Hoa Xã.
Chính phủ Trung Quốc đã sơ tán hơn 3.000 công dân của họ ra khỏi Việt Nam từ chiều thứ Bảy ngày 17/5 sau làn sóng bạo động chống Trung Quốc, truyền thông nước này cho biết. Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đang điều tàu và thuê máy bay đến Việt Nam để đưa công dân của họ về nước.
Sơ tán người bị thương
Trong khi đó, 16 người Trung Quốc bị thương nặng cũng đã được sơ tán khỏi Việt Nam vào sáng Chủ nhật ngày 18/5 trên một chuyến bay cứu thương do chính phủ Trung Quốc thuê, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã gửi một phái đoàn công tác đến tỉnh Hà Tĩnh để làm việc với giới chức Việt Nam về kế hoạch sơ tán những người bị thương, theo Tân Hoa Xã.
Đoàn công tác này, do Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu, cũng đến bệnh viện ở Hà Tĩnh để thăm các công dân Trung Quốc bị thương.
Theo số liệu từ phía Trung Quốc thì đợt bạo loạn ở Hà Tĩnh đã làm cho 2 công dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh xảy ra ở công trường của Tập đoàn Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan. Tập đoàn Luyện kim 19 của Trung Quốc là một trong những nhà thầu tham gia xây dựng nhà máy thép cho Formosa ở đây và họ đem theo nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc.
Chuyến bay chở nhân viên của Tập đoàn Luyện kim 19 đã đến sân bay quốc tế Song Lưu ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào lúc 5h sáng giờ địa phương ngày 18/5, theo Tân Hoa Xã.
Trong khi đó, trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Bảy ngày 17/5 viết: "Bộ Ngoại giao khuyến cáo các công dân Trung Quốc không đi đến Việ́t Nam, các công dân và tổ chức Trung Quốc ở Việt Nam tăng cường nhận thức nguy cơ và củng cố các biện pháp an ninh và tránh rời khỏi nơi cư trú."
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng yêu cầu các chuyến bay thương mại chờ lệnh để sẵn sàng sơ tán các công dân của họ khỏi Việt Nam nếu tình trạng bạo lực ở đây leo thang, hãng tin Pháp AFP cho biết.
Các hãng hàng không China Airlines và EVA Airways đã sắp xếp thêm các chuyến bay thuê trọn gói đến Việt Nam.
Chấm dứt biểu tình
Hôm thứ Bảy ngày 17/5, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi chấm dứt biểu tình.
Giới chức Việt Nam nói ‘các hành động vi phạm pháp luật’ cần phải dừng lại vì chúng ‘làm mất ổn định quốc gia’. Tuy nhiên các nhóm bất đồng chính kiến đã kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường tại các thành phố lớn vào ngày 18/5.
Trong những ngày vừa qua những người biểu tình giận dữ đã đốt ít nhất 15 nhà máy của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Đài Loan và Nam Hàn.
Các phóng viên cho biết các cuộc tấn công này dường như đang làm cho giới chức Việt Nam lo lắng vì nền kinh tế của quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam có những biện pháp mạnh tay hơn để trừng phạt những người bạo loạn.
“Chúng tôi hết sức bất mãn trước việc Việt Nam không thể phản ứng hiệu quả để ngăn chặn bạo loạn leo thang,” Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn được Tân Hoa Xã dẫn lời nói hôm 17/5.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được châm ngòi bởi động thái của Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển đang có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông.
Bất chấp các cuộc biểu tình ở Việt Nam, Bắc Kinh nói họ vẫn tiếp tục khoan thăm dò ở vùng biển này.
Vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh xảy ra ở công trường của Tập đoàn Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan. Tập đoàn Luyện kim 19 của Trung Quốc là một trong những nhà thầu tham gia xây dựng nhà máy thép cho Formosa ở đây và họ đem theo nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng yêu cầu các chuyến bay thương mại chờ lệnh để sẵn sàng sơ tán các công dân của họ khỏi Việt Nam nếu tình trạng bạo lực ở đây leo thang, hãng tin Pháp AFP cho biết.
Các hãng hàng không China Airlines và EVA Airways đã sắp xếp thêm các chuyến bay thuê trọn gói đến Việt Nam.
Chấm dứt biểu tình
Hôm thứ Bảy ngày 17/5, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi chấm dứt biểu tình.
Giới chức Việt Nam nói ‘các hành động vi phạm pháp luật’ cần phải dừng lại vì chúng ‘làm mất ổn định quốc gia’. Tuy nhiên các nhóm bất đồng chính kiến đã kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường tại các thành phố lớn vào ngày 18/5.
Trong những ngày vừa qua những người biểu tình giận dữ đã đốt ít nhất 15 nhà máy của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Đài Loan và Nam Hàn.
Các phóng viên cho biết các cuộc tấn công này dường như đang làm cho giới chức Việt Nam lo lắng vì nền kinh tế của quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam có những biện pháp mạnh tay hơn để trừng phạt những người bạo loạn.
“Chúng tôi hết sức bất mãn trước việc Việt Nam không thể phản ứng hiệu quả để ngăn chặn bạo loạn leo thang,” Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn được Tân Hoa Xã dẫn lời nói hôm 17/5.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được châm ngòi bởi động thái của Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển đang có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông.
Bất chấp các cuộc biểu tình ở Việt Nam, Bắc Kinh nói họ vẫn tiếp tục khoan thăm dò ở vùng biển này.
Vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh xảy ra ở công trường của Tập đoàn Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan. Tập đoàn Luyện kim 19 của Trung Quốc là một trong những nhà thầu tham gia xây dựng nhà máy thép cho Formosa ở đây và họ đem theo nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc.
Nguồn: BBC Việt ngữ.