Sân bay Long Thành
Nếu phải chọn câu chuyện nóng nhất nghị trường Quốc Hội trong suốt một tuần qua, thì hẳn đó phải là những khúc mắc và ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên xây dựng sân bay Long Thành hay không. Một dự án mang tầm cỡ quốc gia, với mức kinh phí đầu tư dự kiến lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây đang trở thành một ngọn núi lửa thực sự.
Ý kiến thì nhiều, đa chiều và phong phú, đồng tình cũng có mà không đồng tình cũng có. Khi các đại biểu Quốc hội không thể thống nhất ý kiến, câu chuyện về tính khả thi của dự án khi không nhận được sự đồng thuận của Quốc hội với những vấn đề trọng đại của đất nước lại được đặt ra.
Thực tế là, những dự án lớn với mức đầu tư khổng lồ khiến nghị trường Quốc hội phân đôi thường khó được thông qua, dự án đường sắt cao tốc cách đây vài năm là một điển hình và dự án sân bay Long Thành hiện tại có lẽ cũng không là ngoại lệ.
Cả hai đều là những dự án với mức đầu tư cao ngất và có quá nhiều điểm chung, đặc biệt là đều được đưa ra trong những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng. Dự án đường sắt cao tốc đã không được thông qua và giờ đây đến lượt Long Thành phải đối mặt với câu hỏi: Tại sao?
Một bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam
Một nguyên tắc cơ bản không được phép bỏ qua, khi đề cập đến những siêu dự án với mức đầu tư khổng lồ, nhất là ở một nước mà khả năng kinh tế và tài chính có hạn như Việt Nam, là phải đặt vào một bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế.
Với một đất nước có khả năng tài chính cực kỳ hữu hạn như Việt Nam, việc bỏ ra cả tỉ USD vào một dự án là một việc cực kỳ quan trọng, vì với quy mô của mình, nó có thể quyết định cả nền kinh tế tiến bước hay thụt lùi trong nhiều năm sắp tới. Nhưng hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đã bỏ qua bước này, khi chỉ xem xét dự án như một vấn đề riêng lẻ mà không xem xét trên góc độ toàn cảnh nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại, không lấy gì làm khỏe khoắn. Thậm chí, còn đang ở trong một tình trạng đáng lo ngại. Nợ công cao ngất ngưởng, tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể, số doanh nghiệp phá sản vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tư công giảm sút đang khiến cho nhiều lĩnh vực hoạt động cầm chừng, thậm chí lâm vào cảnh đóng băng. Không cần phải là một chuyên gia kinh tế cũng biết được nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng ngại như thế nào, khi mà tác động của nó đang lan tràn khắp trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Vấn đề quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại, sẽ quyết định trực tiếp đến sức mạnh quốc gia trong những năm sắp tới, vì vậy phải là những biện pháp vực dậy nền kinh tế. Việc thắt chặt tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát đang khiến cung tiền, vốn là điều kiện cần thiết để xốc dậy nền kinh tế, gặp nhiều hạn chế. Việc vừa phải đảm bảo kiềm chế lạm phát vừa phải thúc đẩy hồi phục nền kinh tế và tăng trưởng trở lại dẫn đến việc buộc phải có những tính toán để rót số tiền vốn rất hạn chế vào đâu để đạt hiệu quả lớn nhất. “Đầu tư ít, hiệu quả cao” là phương châm và cũng là giải pháp quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh đó, việc chi tới hàng tỉ USD cho một dự án sân bay như Long Thành rõ ràng là không hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất ở đây không phải là những hệ lụy từ nợ công hay tranh cãi về mức độ cần thiết của Long Thành khi Tân Sơn Nhất sắp đạt ngưỡng, dù đó cũng là những vấn đề quan trọng, mà là sự bất hợp lý khi chi hàng tỉ USD cho một dự án rất ít có tác động tích cực tới sự hồi phục nền kinh tế, vốn là điều quan trọng nhất với Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Trong khi nền kinh tế đang suy thoái, các bộ phận của nền kinh tế đang cần sự hỗ trợ nhưng nguồn cung tài chính hạn hẹp, lẽ ra phải dốc toàn bộ nguồn lực có thể vào việc phục hồi nền kinh tế thì chúng ta lại quăng hàng tỉ USD vào một dự án phải mất nhiều năm mới đi vào hoạt động và rất ít đóng góp đáng kể vào việc phục hồi nền kinh tế.
Một dự án đường sắt cao tốc thứ hai
Không nghi ngờ gì nữa việc dự án Long Thành đang trở thành một dự án đường sắt cao tốc thứ hai, nghĩa là không chỉ là những siêu dự án với kinh phí lên tới cả tỉ USD có thể gây ra những hệ lụy khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam, mà còn ở sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất hiện cũng như khả năng được thông qua là rất thấp.
Bất kể những lý do gì đi chăng nữa, việc chấp thuận dự án sẽ đồng nghĩa với việc kéo lùi tốc độ hồi phục nền kinh tế Việt Nam chậm lại thêm nhiều năm nữa.
Đáng chú ý là sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất hiện giữa dự án đường sắt cao tốc cách đây vài năm và dự án Long Thành ở thời điểm hiện tại.
Còn nhớ, cách đây vài năm, khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng và cả nước chờ đợi những biện pháp quyết liệt trong kỳ họp Quốc hội lần đó, thì vấn đề đường sắt cao tốc đã thu hút sự chú ý của gần như toàn bộ chương trình nghị sự và rốt cục đã không có những giải pháp mạnh mẽ cần thiết để chấn chỉnh nền kinh tế.
Kỳ họp Quốc hội khóa XII hiện tại cũng đang được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi mang tính bước ngoặt cho cả nước, thì lại một lần nữa vấn đề sân bay Long Thành lại trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm.
Không khó để đoán được Long Thành lần này cũng sẽ theo bước người đàn anh của nó là dự án đường sắt cao tốc, tức sẽ không được Quốc hội thông qua. Tầm vóc quá lớn của dự án và sự thiếu đồng thuận của Quốc hội luôn là những chỉ dấu khá rõ ràng cho khả năng các siêu dự án cỡ Long Thành sẽ không được chấp thuận.
Đó sẽ là một tín hiệu mừng, cũng giống tín hiệu mừng như khi Quốc hội đã không chấp thuận dự án đường sắt cao tốc; khoảng cách từ tín hiệu mừng đó với các thay đổi mang tính bước ngoặt được chờ đợi vẫn còn quá xa.
Câu chuyện cần một sân bay mới vì những lý do ngoài kinh tế có lẽ cũng giống như câu chuyện đề nghị xây thêm bảo tàng trong thời buổi kinh tế khó khăn chỉ vì lý do đơn giản là vẫn đang thiếu bảo tàng, có lẽ đã đến lúc cần khép lại.
Hãy để dự án Long Thành lại đến một thời điểm khác thích hợp hơn, khi nền kinh tế đã khỏe mạnh, khi một sân bay tỉ đô là một biểu tượng có thể khiến cả quốc gia tự hào chứ không phải là nguồn gốc gây nên những tranh cãi và bất đồng như thời điểm hiện tại.
Nhàn Đàm
TIN LIÊN QUAN:
Thực tế là, những dự án lớn với mức đầu tư khổng lồ khiến nghị trường Quốc hội phân đôi thường khó được thông qua, dự án đường sắt cao tốc cách đây vài năm là một điển hình và dự án sân bay Long Thành hiện tại có lẽ cũng không là ngoại lệ.
Cả hai đều là những dự án với mức đầu tư cao ngất và có quá nhiều điểm chung, đặc biệt là đều được đưa ra trong những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng. Dự án đường sắt cao tốc đã không được thông qua và giờ đây đến lượt Long Thành phải đối mặt với câu hỏi: Tại sao?
Một bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam
Một nguyên tắc cơ bản không được phép bỏ qua, khi đề cập đến những siêu dự án với mức đầu tư khổng lồ, nhất là ở một nước mà khả năng kinh tế và tài chính có hạn như Việt Nam, là phải đặt vào một bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế.
Với một đất nước có khả năng tài chính cực kỳ hữu hạn như Việt Nam, việc bỏ ra cả tỉ USD vào một dự án là một việc cực kỳ quan trọng, vì với quy mô của mình, nó có thể quyết định cả nền kinh tế tiến bước hay thụt lùi trong nhiều năm sắp tới. Nhưng hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đã bỏ qua bước này, khi chỉ xem xét dự án như một vấn đề riêng lẻ mà không xem xét trên góc độ toàn cảnh nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại, không lấy gì làm khỏe khoắn. Thậm chí, còn đang ở trong một tình trạng đáng lo ngại. Nợ công cao ngất ngưởng, tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể, số doanh nghiệp phá sản vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tư công giảm sút đang khiến cho nhiều lĩnh vực hoạt động cầm chừng, thậm chí lâm vào cảnh đóng băng. Không cần phải là một chuyên gia kinh tế cũng biết được nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng ngại như thế nào, khi mà tác động của nó đang lan tràn khắp trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Vấn đề quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại, sẽ quyết định trực tiếp đến sức mạnh quốc gia trong những năm sắp tới, vì vậy phải là những biện pháp vực dậy nền kinh tế. Việc thắt chặt tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát đang khiến cung tiền, vốn là điều kiện cần thiết để xốc dậy nền kinh tế, gặp nhiều hạn chế. Việc vừa phải đảm bảo kiềm chế lạm phát vừa phải thúc đẩy hồi phục nền kinh tế và tăng trưởng trở lại dẫn đến việc buộc phải có những tính toán để rót số tiền vốn rất hạn chế vào đâu để đạt hiệu quả lớn nhất. “Đầu tư ít, hiệu quả cao” là phương châm và cũng là giải pháp quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh đó, việc chi tới hàng tỉ USD cho một dự án sân bay như Long Thành rõ ràng là không hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất ở đây không phải là những hệ lụy từ nợ công hay tranh cãi về mức độ cần thiết của Long Thành khi Tân Sơn Nhất sắp đạt ngưỡng, dù đó cũng là những vấn đề quan trọng, mà là sự bất hợp lý khi chi hàng tỉ USD cho một dự án rất ít có tác động tích cực tới sự hồi phục nền kinh tế, vốn là điều quan trọng nhất với Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Trong khi nền kinh tế đang suy thoái, các bộ phận của nền kinh tế đang cần sự hỗ trợ nhưng nguồn cung tài chính hạn hẹp, lẽ ra phải dốc toàn bộ nguồn lực có thể vào việc phục hồi nền kinh tế thì chúng ta lại quăng hàng tỉ USD vào một dự án phải mất nhiều năm mới đi vào hoạt động và rất ít đóng góp đáng kể vào việc phục hồi nền kinh tế.
Một dự án đường sắt cao tốc thứ hai
Không nghi ngờ gì nữa việc dự án Long Thành đang trở thành một dự án đường sắt cao tốc thứ hai, nghĩa là không chỉ là những siêu dự án với kinh phí lên tới cả tỉ USD có thể gây ra những hệ lụy khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam, mà còn ở sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất hiện cũng như khả năng được thông qua là rất thấp.
Bất kể những lý do gì đi chăng nữa, việc chấp thuận dự án sẽ đồng nghĩa với việc kéo lùi tốc độ hồi phục nền kinh tế Việt Nam chậm lại thêm nhiều năm nữa.
Đáng chú ý là sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất hiện giữa dự án đường sắt cao tốc cách đây vài năm và dự án Long Thành ở thời điểm hiện tại.
Còn nhớ, cách đây vài năm, khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng và cả nước chờ đợi những biện pháp quyết liệt trong kỳ họp Quốc hội lần đó, thì vấn đề đường sắt cao tốc đã thu hút sự chú ý của gần như toàn bộ chương trình nghị sự và rốt cục đã không có những giải pháp mạnh mẽ cần thiết để chấn chỉnh nền kinh tế.
Kỳ họp Quốc hội khóa XII hiện tại cũng đang được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi mang tính bước ngoặt cho cả nước, thì lại một lần nữa vấn đề sân bay Long Thành lại trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm.
Không khó để đoán được Long Thành lần này cũng sẽ theo bước người đàn anh của nó là dự án đường sắt cao tốc, tức sẽ không được Quốc hội thông qua. Tầm vóc quá lớn của dự án và sự thiếu đồng thuận của Quốc hội luôn là những chỉ dấu khá rõ ràng cho khả năng các siêu dự án cỡ Long Thành sẽ không được chấp thuận.
Đó sẽ là một tín hiệu mừng, cũng giống tín hiệu mừng như khi Quốc hội đã không chấp thuận dự án đường sắt cao tốc; khoảng cách từ tín hiệu mừng đó với các thay đổi mang tính bước ngoặt được chờ đợi vẫn còn quá xa.
Câu chuyện cần một sân bay mới vì những lý do ngoài kinh tế có lẽ cũng giống như câu chuyện đề nghị xây thêm bảo tàng trong thời buổi kinh tế khó khăn chỉ vì lý do đơn giản là vẫn đang thiếu bảo tàng, có lẽ đã đến lúc cần khép lại.
Hãy để dự án Long Thành lại đến một thời điểm khác thích hợp hơn, khi nền kinh tế đã khỏe mạnh, khi một sân bay tỉ đô là một biểu tượng có thể khiến cả quốc gia tự hào chứ không phải là nguồn gốc gây nên những tranh cãi và bất đồng như thời điểm hiện tại.
Nhàn Đàm
TIN LIÊN QUAN: