20/01/2015
Chùm ảnh tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa:
Kế bẩn nhằm che đậy sự đê hèn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Ngày này 41 năm trước, 74 chiến sĩ đã hi sinh trên lãnh thổ Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ Quốc. Kể từ đó, Hoàng Sa, một quần đảo, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc rơi vào tay giặc trong sự im lặng, lảng tránh và lấp liếm của nhà cầm quyền CSVN.
Không chỉ có vậy, đã có một thời gian dài, hễ hai dám nói lên rằng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam thì y như rằng họ được xếp vào loại phản động chống đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhưng, đảng có thể im, nhà nước có thể quên, còn người dân Việt Nam thì không thể nào quên được rằng: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam và tội ác bọn xâm lược - bạn vàng của đảng CSVN - đời đời không thể nào rửa sạch.
Năm 2014, sáng 19/1, một cuộc tập trung tưởng niệm đầy đủ tại Tượng đài Lý Thái Tổ của người dân, đã bị nhà cầm quyền dùng những trò bẩn thỉu và trơ trẽn như cắt đá, sửa chữa., thét loa vào tai... để nhằm khuất phục ý chí người dân và lập công với kẻ xâm lược. Những hành động đê hèn và ô nhục đó, đã bị cả thế giới lên án.
Hôm nay, Trung Cộng đã không chỉ chiếm Hoàng Sa, chúng đã chiếm Trường Sa và tuyên bố xây đảo nhân tạo, xây thành đắp lũy trên lãnh thổ Việt Nam thì trái lại nhà cầm quyền Việt Nam đang coi như chuyện của thiên hạ.
Sáng 19/1/2015, một số anh chị em, bà con đã đến Tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng.
Lẵng hoa được đưa đến đặt dưới tượng đài vua Lý Thái Tổ.
Một tên du côn đã ngang nhiên đến gây sự, cướp giật băng và vòng hoa của anh chị em trước sự chứng kiến của bảo vệ, an ninh, công an. Sau đó hắn tìm cách gây sự với anh chị em.
Ngay khi anh chị em đang đứng để chuẩn bị lễ tưởng niệm, một nhóm người mặc áo bịt đầu mang hai vòng hoa Cựu Chiến Binh quận Hoàn Kiếm cố tình đặt chồng lên lẵng hoa của những người tưởng niệm. Dù anh chị em đã di chuyển đi lại mấy lần thì những kẻ này vẫn tìm cách đặt chồng lên trên. Không chỉ có thế, tên côn đồ xông đến phá nát vòng hoa, gây sự với các anh em, đánh, đạp vào người già, đánh phụ nữ. Hết sức hung hãn trước sự chứng kiến, quay phim đồng lõa của bảo vệ và các nhân viên an ninh.
Các nhân viên an ninh vẫn điềm nhiên quay phim, gài bẫy và nhìn tội ác nhởn nhơ xảy ra trước hàng loạt quan khách trong và ngoài nước. Một nhân viên an ninh nữ của CAHN còn chứi bới những người yêu nước ngay trước tượng đài. Ả đây:
Và không chỉ một mình ả, nhiều máy quay khác của cơ quan an ninh hoạt động mê mải sẵn sàng giương bẫy săn người yêu nước:
Chỉ đến khi anh chị em yêu nước kiên quyết đưa đối tượng cướp giật và gây sự đánh người nơi công cộng, nhiều nhân viên an ninh đã ngăn cản và đỡ cho hắn nhưng không được, thì xe công an Phường đến giải vây và cứu hắn đi khỏi đó.
Anh chị em tiếp tục căng băng rôn tưởng niệm những người đã hy sinh vì Tổ Quốc, và sau đó đến Công an Phương, Sở CAHN hiếu nại hành vi cướp phá và gây sự hành hung giữa ban ngày nhưng các lực lượng công an, bảo vệ và An ninh đã đồng lõa.
Những hành động đối với những người yêu nước trong buổi tưởng niệm hôm nay, không chỉ là hành động đê hèn, điếm nhục mà là hành động phản bội lại lợi ích dân tộc, đồng lõa với bọn bán nước và cướp nước.
Hà Nội, 19/1/2015
N.H.V.
_______________
Nghệ An tưởng niệm Anh hùng Hoàng Sa
.
Hôm nay, lúc 14h30 ngày 18/1/2015 anh em dân chủ Nghệ An cùng nhau ra biển Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An để tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa.
Trong nước cũng như ở Hải ngoại người dân – đồng bào của các anh cùng một mẹ Việt Nam vô cùng đau xót đang nhỏ lệ xót thương nhớ về các anh chiến sĩ đủ mọi binh chủng của Quân lực VNCH đã anh dũng hi sinh cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu.
Hòa chung giọt lệ đó, anh em Nghệ An chúng tôi cũng xin gửi sóng biển gửi tới các anh lời cám ơn, sự tiếc thương sâu sắc nhất. Dù thời tiết giá lạnh, nhưng anh em chúng tôi kẻ xa, người gần cũng đã quây quần về nơi đây để thả về đó lẵng hoa lòng.
Dù biết các chú công an có theo dõi nhưng các cựu tù nhân lương tâm như Trần Đức Thạch, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Xuân Anh và rất nhiều những thân nhân gia đình tù nhân lương tâm và các anh chị em yêu mến dân chủ tham dự buổi tưởng niệm một cách long trọng.
Trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của đất nước hình chữ S bị xâm phạm từ nước láng giềng Trung Quốc, cần lắm sự đồng lòng của nhiều người. Ánh lửa nhỏ từ những ngọn nến nhỏ sẽ thành ngọn đuốc bừng cháy, rừng lửa chiến sẽ bừng cháy dữ dội và hừng hực.
Nguồn: FB loắt choắt
_______________
Đà Nẵng gặp mặt nhân chứng Hoàng Sa
Chiều 19.1, UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng đã tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu với các nhân chứng từng làm việc, chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa và kỷ niệm 41 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19.1.1974- 19.1.2015…
Mặt trận tiền tiêu
Đây là cuộc gặp nhân chứng Hoàng Sa thường niên do UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức, tuy nhiên lần này có sự đặc biệt hơn khi có thêm 30 “nhân chứng” mới – đó là những nhà báo đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa – nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5- 7.2014.
Đây cũng là năm có nhiều diễn biến phức tạp nhất khi Trung Quốc dùng các biện pháp leo thang tranh chấp vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, năm 2014 Đà Nẵng trở thành một trong những mặt trận lớn, tiền tiêu trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mở đầu là sự kiện thắp nến tri ân, tưởng niệm 74 tử sỹ quân đội Việt Nam Cộng hoà đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 19.1.1974. Đến tháng 3, tại Đà Nẵng đã diễn ra chương trình giao lưu “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” do Tổng LĐLĐVN tổ chức, là lần đầu tiên giao lưu, tri ân của tử sỹ quân đội Việt Nam Cộng hoà cùng liệt sỹ quân đội nhân dân VN (trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, Trường Sa 1988).
Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Hoàng Sa, Đà Nẵng trở thành nơi các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân và báo chí lên đường, ra hiện trường. Cũng trong năm 2014, Bảo tàng, UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng đã phối hợp cùng Bộ TTTT, tổ chức triển lãm về “những bằng chứng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” tại 16 tỉnh thành trên cả nước. Tại Đà Nẵng cũng đồng thời diễn ra 3 hội nghị quốc tế về Biển Đông thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới…
Cần đấu tranh bằng pháp lý và ngoại giao
Tuy nhiên cũng theo ông Ngữ, trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ dừng lại trên mặt trận truyền thông, không chỉ sưu tập, tổng hợp các bằng chứng để khẳng định chủ quyền, mà cần phản biến thành hành động. Bước tiếp theo là phải đưa các bằng chứng đó ra để đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội sử học TP.Đà Nẵng cũng nói 2014, Đà Nẵng trở thành mặt trận nóng bỏng trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tất cả các đối tượng từ cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân nhà báo, các chuyên gia, nhà học thuật… đều vào cuộc quyết liệt. Nóng bỏng cả trên thực địa lẫn mặt truyền thông, ngoại giao, mặt trận nhân dân. Ông Tiếng cho biết, Hội sử học Đà Nẵng vừa phát động cuộc thi viết thư về Hoàng Sa. Kết quả lbất ngờ với gần 100.000 bài dự thi. Trong đó có rất nhiều tâm tư, tình cảm rất xúc động, những suy nghĩ, quyết tâm đáng khâm phục của học sinh, sinh viên.
“Với những diễn biến này, tôi tin rằng sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc sẽ có kết quả tốt đẹp”- Ông Tiếng khẳng định. Tại cuộc giao lưu, các nhân chứng nguyên là cán bộ khí tượng, lính địa phương trước 1974, từng sống, chiến đấu và làm việc tại Hoàng Sa đã bày tỏ sự tin tưởng vào giải pháp, quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Nhà nước hiện nay, tự tin vào thế hệ trẻ với sự dũng cảm, nhiệt huyết vì tổ quốc, dân tộc.
UBND huyện đảo Hoàng Sa cũng đã trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, cho các nhà báo đã ra thực địa Hoàng Sa dịp Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Hoàng Sa.
Thực địa nóng bỏng trên vùng biển Hoàng Sa khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoa Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam.
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa - Đặng Công NGữ tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có đóng góp trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa.
Ảnh: Thanh Hải.
________________
Thánh lễ tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa
Lúc 17g30 chiều nay 19/01/2015 có buổi Thánh lễ tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cầu nguyện cho quê hương đất nước tại Nhà nguyện Hiệp Nhất phía trong Nhà thờ DCCT, 38 Kỳ Đồng Sài Gòn. Buổi Lễ do Cha VinhSơn Phạm Trung Thành làm chủ tế.
Hôm nay, đặc biệt có sự tham dự của ông Đào Văn Thọ, là cựu Quân nhân Hải Quân VNCH đã tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 với nhiệm vụ giám lộ trên chiếc tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5, ông là một nhân chứng sống và đã ghi chép lại thành sách với tựa đề “KÝ ỨC HOÀNG SA – TRƯỜNG SA”.
Ông nghẹn ngào không cầm được nước mắt khi kể lại trận chiến 41 năm về trước mà ông đã tham dự, trong đó có những chiến hữu của ông đã hy sinh, trong đó có người nằm xuống ngoài biển khơi, có người mang được xác về khi họ cũng như ông lúc đó ở tuổi thanh xuân mà ông còn nhớ tên từng người nhưng đa số đã bị quên lãng suốt mấy mươi năm qua...
Nói thêm trong thời gian qua khi nói về trận Hải Chiến Hoàng Sa của lực lượng Hải quân VNCH, có một số người kể cả báo chí có sự ngộ nhận (hoặc cố tình) khi dùng từ ngữ khác biệt sai lệch với từ ngữ chính thống VNCH. Chẳng hạn có người gọi các Tử sĩ Hoàng sa của QLVNCH là liệt sĩ một cách sai trái, thậm chí “Danh sách các quân nhân VNCH hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa” đăng trên báo Thanh Niên cũng có vài điểm không thể chấp nhận như “truy phong, bí thư”.
LƯU Ý:
Gọi Tử sĩ VNCH là liệt sĩ có nghĩa là hạ nhục họ, tương tự như vừa qua có một nick khi thấy hình ảnh TPB Tiểu đoàn 11 nhảy dù trong ngày Tri ân TPB VNCH đã gọi anh là “đồng chí” liền bị mọi người phản đối.
VNCH chỉ có Tử Sĩ, chứ không có liệt sĩ:
Nguồn : Facebook Huỳnh Công Thuận
______________
Một số người tưởng nhớ tử sỹ Hoàng Sa
BBC
Các tử sỹ Hoàng Sa được tưởng nhớ trong ngày 19/1
Tròn 41 năm sau trận hải chiến Hoàng Sa, các tử sỹ trong trận chiến này vẫn được một số người ở trong nước và hải ngoại tưởng nhớ nhưng chính quyền trong nước thì không, một thân nhân tử sỹ Hoàng Sa nói với BBC.
Trong trận hải chiến ngày 19/1 năm 1974, 75 chiến sỹ của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã thiệt mạng để phần mà Sài Gòn kiểm soát ở quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
‘Bàn thờ đàng hoàng’
Trao đổi với BBC Việt ngữ từ Thành phố Hồ Chí Minh vào đúng ngày 19/1, bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã chết trong trận chiến này, cho biết bà đã mua bông và trái cây đặt trên bàn thờ và thắp hương tưởng nhớ ông Thà.
Bà nói có những người ở Hà Nội hay ở Mỹ cũng gọi điện cho bà thăm hỏi và nhờ bà thắp hương cho ông Thà giùm họ.
“Họ nói anh Thà hy sinh rất xứng đáng và khuyên mình đừng có buồn,” bà nói, “Họ còn nói anh Thà là anh hùng mà chúng tôi rất quý trọng.”
Tới ngày giỗ tới (của ông Thà) là tôi có nhà, có bàn thờ mới của anh Thà với hình ảnh để lên đàng hoàng.Bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của ông Ngụy Văn Thà
Bà Sinh còn cho biết có người ở Washington gọi điện về khuyên bà lên một ngôi chùa ở khu vực Bàn Cờ, Quận 3, để làm lễ cầu siêu cho tất cả những tử sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa.
Bà nói tới ngày 27 tháng Chạp âm lịch, tức đúng ngày giỗ của ông Thà và các tử sỹ, bà sẽ lên chùa cầu siêu cho các ông.
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’.
Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’.
“Mỗi lần tôi đi ra đi vô nhìn lên bàn thờ thấy vui vui tại vì lúc trước nhà bị giải tỏa (phải ở trọ) nên không có bàn thờ để thờ. Mấy anh ở nước ngoài về muốn thắp hương mà không có bàn thờ,” bà nói.
Bà Huỳnh Thị Sinh đã mua được nhà
“Tới ngày giỗ tới (của ông Thà) là tôi có nhà, có bàn thờ mới của anh Thà với hình ảnh để lên đàng hoàng,” bà nói thêm và cho biết việc này giúp bà ‘vơi đi nỗi buồn’.
Bà nói bà cũng ‘tủi thân’ khi ông Thà chết ngoài biển khơi không còn lại thi thể hay hài cốt gì cả.
Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
Trong lúc này, một số hội đoàn ở hải ngoại cũng thông báo họ tổ chức lễ tưởng niệm để ‘thắp hương tri ân các anh hùng Hoàng Sa vị quốc vong thân’.