Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

12/8/2012 : VIỆT NAM NGÀY QUA - Một vài sự kiện

Quang Anh - Trí Nhân Media

Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

12/8/2012 : VIỆT NAM NGÀY QUA - Một vài sự kiện

Quang Anh - Trí Nhân Media

Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

Trong thông cáo đưa ra tại Nghệ An hôm thứ Bảy 11/08/2012, một nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành*, hiện đang bị  họ giam giữ.

Bản thông cáo nêu rõ hơn một năm qua kể từ khi các thanh niên này bị bắt giam, nhà cầm quyền vẫn chưa cho họ tiếp xúc với luật sư, không được hỗ trợ về tư pháp theo quy định của luật pháp Việt Nam. nhà cầm quyền cũng chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để buộc tội các thanh niên nói trên.

Đáng quan tâm hơn là 2 trong số 17 người mẹ của các thanh niên này đã chết trong nỗi buồn phiền, uất ức, như mẹ của blogger Lê Văn Sơn, bà Đỗ Thị Tần, đã qua đời mà không gặp được con và mẹ của blogger Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu để phản đối việc giam giữ và xét xử con gái. 

Trong bản thông cáo, nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành viết : "Với hành động bắt giam tùy tiện cho đến ngày hôm nay, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã vi phạm các Công ước Quốc tế về nhân quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, và nghiêm trọng hơn cả là chà đạp lên chính luật pháp mà họ đã tạo nên". 

Kết thúc bản thông cáo, Nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành  kêu gọi các cá nhân, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, các chính phủ tiếp tục lên tiếng và có những hành động nhằm buộc chính quyền Việt Nam thả ngay tức khắc và vô điều kiện cho 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành đang bị giam. Nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành  cũng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam  tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết.

Danh sách của 17 thanh niên Công giáo và Tin lành gồm các anh, chị : 

Đặng XuânDiệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương Trần Hữu Đức, Lê Văn Sơn, tức Paulus Lê Sơn , Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt,  Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung,  Trần Minh Nhật , Tạ Phong Tần,  Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương, Hoàng Phong

Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam

Theo thông tin từ các nhà xuất nhập khẩu, gần đây có tình trạng Trung Quốc đóng cửa biên giới với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam gây ra rất nhiều khó khăn trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp này. Từ đầu năm 2011 đối với một số mặt hàng như cao su, nông sản, khoáng sản ... mới đây nhất là thuỷ sản.

Phía Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý định hạn chế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu có nguồn gốc Việt Nam, thay thế bằng nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác.  

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm. Đến năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đã lên đến gần 25 tỷ USD. Dự kiến con số này năm 2012 sẽ tiếp tục tăng lên khi kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đã là 13 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên từ 2009, nhưng vẫn ở mức khá khiêm tốn là 11 tỷ USD năm 2011.

Thâm hụt thương mại với Trung Quốc hàng năm là trên 10 tỷ USD, ước tính 2012 là 13 tỷ USD. Khoản thâm hụt này rất khó giảm được do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại chủ yếu là hàng sơ chế như nông sản, thuỷ sản, ngũ cốc, cao su...

Như vậy với tốc độ nhập khẩu tăng nhanh, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng bị hạn chế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc sẽ ngày càng lớn..

Theo Tổng cục Hải Quan, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 13 tỷ USD. Các nhóm hàng nhập khẩu lớn như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (hơn 2,4 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (hơn 1,4 tỷ USD); Vải các loại (hơn 1,4 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 1,4 tỷ USD)...

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay sang Trung Quốc đạt hơn 6,1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Sắn và các sản phẩm từ sắn (hơn 709 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 870 triệu USD); Cao su (hơn 576 triệu USD); Than đá (hơn 419 triệu USD)... 

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 7 tỷ USD.

Cháy rừng trong khu du lịch Ghềnh Ráng (Bình Định)

15g thứ Bảy ngày 11/8/2012, cánh rừng hơn 60 ha tại khu vực đồi Xuân Vân (phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định) nằm trong Khu du lịch Ghềnh Ráng do Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn quản lý phát cháy.

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng được huy động đến chữa cháy nhưng do đồi dốc cao xe chữa cháy không thể tiếp cận, thời tiết hanh khô, gió mạnh đổi hướng liên tục, rừng bị cháy rất nhiều điểm nên công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Đến 19g cùng ngày, lửa mới được dập tắt nhưng gần 5ha rừng bạch đàn 5-6 tuổi bị thiêu rụi.
Trước đó, trưa 6-8, cũng tại khu vực trên đã xảy ra cháy rừng, hơn 10ha rừng, chủ yếu bạch đàn 6-7 năm tuổi bị lửa thiêu rụi
  
Olympic 2012: Việt Nam trắng tay, tụt hậu

Sẽ khó chờ đợi một cuộc mổ xẻ thẳng thắn thất bại ở Olympic 2012 bởi đơn giản ngành thể thao không quan niệm việc không có huy chương là thất bại. Ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam khẳng định: “Không nên đặt ra vấn đề không huy chương là thất bại. Nên nhớ chúng ta không đặt ra bất cứ một chỉ tiêu huy chương nào khi đến Olympic. Chúng ta chỉ đặt kỳ vọng ở một số môn. Khi không giành được thì có tiếc nhưng rõ ràng cần nhìn nhận khách quan là chúng ta có được những thành công nhất định”

Theo ông Giang, sẽ có một cuộc tổng kết toàn diện nhưng ngành thể thao có nhiều “công” hơn là “tội” ở Olympic này. “Tất nhiên, việc cần làm là phải tiếp tục đầu tư, phát hiện thêm những VĐV đủ sức đến Olympic và xây dựng chiến lược Olympic tổng thể”- ông Giang nói. 

Cũng theo Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam, đưa được nhiều VĐV đến Olympic hơn bất kỳ thế vận hội nào cần nhìn nhận là một bước tiến. “Mục tiêu của chúng ta là hội nhập ngày càng sâu rộng với phong trào Olympic. Kỳ này chúng ta đã làm tốt điều đó, còn huy chương giành được là điều tốt mà nếu không giành được thì cũng không nên lên án bất cứ ai”.
Khi đặt ra vấn đề một đất nước có 90 triệu dân nhưng không có đại diện nào giành được huy chương (tính đến 0 giờ ngày 12/8/2012), ông Giang cho rằng: “Nếu nhìn nhận như vậy thì không khách quan vì Ấn Độ có hơn 1 tỉ dân nhưng cũng mới có vài huy chương và cũng chưa có HCV”.!!!

Nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến việc các niềm hy vọng của thể thao Việt Nam đều thất bại trên hành trình giành huy chương dù vài người đã tiến đến rất sát HCĐ, ông Giang nói: “Trước khi lên đường, tôi đã nói rằng phải có may mắn, chúng ta mới có thể có huy chương. Nhưng lần này chúng ta quá thiếu may mắn, không chỉ là trong bốc thăm mà còn ngay trong thi đấu”.
Nhìn lại hành trình của 18 VĐV Việt Nam tranh tài tại Olympic, sẽ thấy ngay cả mục tiêu “vượt qua chính mình” cũng rất ít người hoàn thành. Chỉ có kình ngư Ánh Viên, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là thắng được chính họ. Cả về phong độ lẫn thành tích cá nhân, nhiều VĐV cũng đánh mất mình, thậm chí kém xa chính họ trong tập luyện.
Ông Giang phân tích: “Võ sĩ taekwondo Lê Huỳnh Châu thua vì phải ép cân chứ đúng ra Châu không kém VĐV kia. Một số VĐV chưa có tâm lý tốt khi tranh tài ở Olympic dù tất cả đã chuẩn bị kỹ về thể lực, chiến thuật trong các đợt tập huấn”

Chuyện đoàn Việt Nam chỉ có 18 VĐV tranh tài nhưng tổng số thành viên lên đến 53 người cũng gây ra những phản ứng nhưng theo ông Giang, “càng nhiều người đến Olympic thì càng thành công”. Trưởng đoàn thể thao Việt Nam, ông Lâm Quang Thành, cũng cho biết: “Số lượng người đi như vậy là hoàn toàn bình thường, phù hợp với quy định của BTC”.?!

Ông Thành cũng đánh giá các VĐV Việt Nam đã thể hiện tốt nhiệm vụ trước khi lên đường là mỗi VĐV trở thành sứ giả quảng bá cho đất nước, con người Việt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế tranh tài ở Olympic, những “sứ giả” này chưa mang đến hình ảnh tích cực nào. 

Sớm phải rời sân chơi, cơ hội quảng bá hình ảnh con người Việt Nam chắc chắn cũng không thể nhiều bằng việc chúng ta xuất hiện trên bục nhận huy chương