Tình hình Biển Đông: Kẻ xâm phạm hỉ hả trở về

Phunutoday.vn - 8 tháng trước
(Phunutoday) - 30 tàu đánh cá Trung Quốc rời khỏi Trường Sa, báo chí Trung Quốc đăng tải về bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, cuộc họp kín của ASEAN được tiết lộ.. là những diễn biến mới nhất xung quanh vấn đề Biển Đông.
Sau hai tuần tổ chức đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 30 tàu cá và hậu cần của Trung Quốc quay về Hải Nam.
Hãng ABS-CBN của Philippines dẫn tin của thông tấn Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của Trung Quốc, trong đó có tàu trọng tải 3.000 tấn chở nước sạch, nhiên liệu và các yếu phẩm khác, đã lên đường tối thứ tư vừa rồi để trở về tỉnh Hải Nam, kết thúc chuyến ra khơi dài 13 ngày. Thời gian quay về dự kiến dài 4 ngày
Trước đó, đội tàu này rời Hải Nam hôm 12/7 để bắt đầu hoạt động đánh cá thường niên với quy mô lớn chưa từng có. Các tàu này được hộ tống bởi tàu Ngư chính 310, tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ khi khởi hành cho đến lúc đến Trường Sa đánh bắt cá, đội tàu này được truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Việt Nam và Philippines. Các tàu Trung Quốc này đánh bắt cá hoặc trú ẩn tại các điểm gần đảo Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi và Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 27/7, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Bito-onon, cho biết có thể quan sát thấy các tàu của ngư dân Trung Quốc, được sự hộ tống của các tàu ngư chính, đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây tổn hại sinh thái môi trường biển.
"Chúng tôi có thể bỏ qua nếu họ chỉ đánh bắt cá, nhưng chúng tôi thấy họ đang chở san hô trên các tàu của mình. Đương nhiên điều này phải được cảnh báo vì nó đang đe dọa tới an ninh lương thực và đời sống của người dân."- thị trưởng Eugenio Bito-onon.
Eugenio cho biết có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu từ tuần trước. Một số báo cáo khác từ Bộ Quốc phòng Philippines cho hay có 20 tàu ngư dân Trung Quốc và hai tàu hộ tống có mặt tại Thị Tứ. Giới chức Philippines nghi ngờ rằng nhóm này thuộc đội tàu 30 chiếc xuất phát rầm rộ từ Hải Nam gần hai tuần trước tiến xuống Trường Sa.
Cũng trong ngày 27/7 quân đội Philippines tuyên bố sẽ “hành động thích đáng” đối với các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, trước đó ngày 26/7, phát biểu trước báo giới Tổng thống Philippines Aquino thể hiện quyết tâm theo đuổi giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển Đông: “Chúng ta cần bình tĩnh, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và chúng ta sẽ có thể giải quyết được tình hình này theo cách bảo đảm lợi ích của mọi người”.
Hôm qua, trên tạp chí Asia Times, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã tìm hiểu và viết về diễn biến cuộc họp kín các bộ trưởng ngoại giao ASEAN mà không thông qua được thông cáo chung. Theo đó, trong cuộc họp các nước khu vực bày tỏ quan điểm lên án mạnh mẽ hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua ở khu vực Biển Đông. (Trong ảnh là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong công bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông trong một cuộc họp báo tại thành phố Phnom Penh hôm 20/7)
Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN, các nước không thông qua thông cáo chung cho cuộc họp bộ trưởng ngoại gia hôm 13/7 do bất đồng giữa chủ tọa với một số nước thành viên về câu chữ khi nhắc tới chiến tranh. Như thông lệ, cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN được gọi là họp hẹp, một cách mô tả tính chất kín của nó. Tuy nhiên nội dung trao đổi của cuộc họp kín năm nay đã được tiết lộ phần nào với báo giới.
Nối tiếp các học giả Việt Nam công bố hàng loạt bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Thạc sĩ sử học Trần Văn Quyến, Đại học Phú Xuân (Huế) chuyên nghiên cứu về biển Đông vừa gửi một bài viết khẳng định, sử liệu của Trung Quốc thế kỷ 17 đã minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đó cũng là cứ liệu lịch sử xác thực ngay từ rất sớm, ít nhất là cuối thế kỷ 17 Việt Nam đã có các hoạt động khai thác kinh tế, kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.
Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa. (Tổng hợp VnE,TTO,TNO)

Khoản đầu tư cho 'quý tử' nhà Thủ tướng: 200 triệu đô xây dựng mạng xã hội đoàn viên CS

Nhật Minh (Danlambao) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa loan báo sẽ cho đầu tư 200 triệu đô-la Mĩ để thành lập một trang mạng xã hội cho đoàn viên thanh niên CS HCM – nơi con trai út của ông này là Nguyễn Minh Triết đang là ủy viên trung ương đoàn. 

Quyết định này được đưa ra sau hàng loạt sự kiện cho thấy sự nhảy bén của báo chí lề dân khiến uy tín ông Thủ tướng ngày càng thảm hại, người dân căm ghét. 

cậu ấm Nguyễn Minh Triết (bìa  phải) con trai Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, chính đồng chí “3 Dờ” đã cho ra công văn 7169 “hỏa tốc” đến Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên giáo về việc “Xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà Nước” để xử lý Danlambao và một số trang mạng khác [1]. Tuy nhiên, hệ thống báo lề dân lại càng phát triển mạnh mẽ hơn sau sự kiện đó. Để gỡ điểm, đồng chí “3 Dờ” đã giở chiêu mới: “Biến đoàn viên thanh niên thành các dư luận viên”[2] với số chi phí đầu tư (dự kiến) lên tới 200 tr USD. 

Sáng ngày 24/3, đồng chí “3 Dờ” gặp Ban Bí thư T.Ư Đoàn và yêu cầu T.Ư Đoàn xem xét phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, lập đề án triển khai “thành lập trang mạng xã hội mới cho đội ngũ đoàn viên cộng sản Hồ Chí Minh”. 

Với quái chiêu này, đồng chí “3 Dờ” sẽ đưa đội ngũ đoàn viên thanh niên (cánh tay đắc lực của đảng) vào cuộc chiến trên mạng truyền thông. Thông qua kế hoạch này, ông Dũng nuôi tham vọng biến mỗi đoàn viên thanh niên sẽ trở thành một dư luận viên. Đây là kế hoạch của ông Dũng, bước đầu xây dựng và củng cố quyền lực cho con trai út đang giữ chân trong Ủy viên trung ương đoàn. 

Được biết cả nước hiện có 7,73 triệu đoàn viên (tính đến năm 2012) [3]. TT Dũng và đảng CS muốn biến các đoàn viên thành 8 triệu dư luận viên trên internet, để đối đầu với hệ thống báo lề dân!? 

Trước đó ngày 9.1.2013, Quan chức Hà Nội tiết lộ về nhóm “hồng vệ binh” trên mạng [4] do ông Hồ Quang Lợi (Trưởng ban giáo Tp. Hà Nội) cầm đầu. 

Cuộc chiến đấu giữa báo chí lề đảng và lề dân sẽ diễn ra quyết liệt hơn sau khi dự án 200 triệu $ cho dự án xây dựng trang mạng xã hội được hoàn thành. Kể từ sau kỳ đại hội T.Ư đảng lần 6, đây là lần đầu đồng chí “3 Dờ” xuất hiện, và lần xuất hiện này đã tiêu tốn 200 triệu $ USD. Trước đó trong báo cáo về nợ công của Việt Nam là 800 USD/1 đầu người [5].

Thư ngỏ gửi bà con nhân dân cả nước

...Phiên tòa tới đây gia đình tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ của bà con như suốt một năm qua để gia đình tôi vững vàng hơn trên bước đường đi tìm công lý. Công bằng của gia đình tôi đồng nghĩa với công bằng của tất cả bà con...

Thưa bà con nhân dân cả nước, chúng tôi là thân nhân của các nông dân Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh, Đoàn Văn Vệ... Là những người sắp tới đây bị Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử vào ngày 2-5/4/2013 với tội danh áp đặt một cách bất công. Qua một quá trình điều tra tùy tiện, thiếu khách quan.

Những thân nhân của chúng tôi bị truy tố với tội danh "giết người" trong khi họ đang ra sức bảo vệ tài sản mà họ gây dựng được gần một cuộc đời. Những hành vi của họ chỉ có tính chất cảnh báo, nhắc nhở, báo động cho xã hội về những quyết định quan liêu của chính quyền địa phương khiến người dân khắp nơi phải chịu đồng cảnh ngộ như chúng tôi.

Trong suốt thời gian qua chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều của bà con cả về vật chất lẫn tinh thần. Một lần nữa qua những blog yêu chuộng công lý, yêu chuộng hòa bình, chúng tôi muốn gửi tới bà con những lời biết ơn chân thành nhất.

Phiên tòa tới đây gia đình tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ của bà con như suốt một năm qua để gia đình tôi vững vàng hơn trên bước đường đi tìm công lý.

Công bằng của gia đình tôi đồng nghĩa với công bằng của tất cả bà con.

Xin cảm ơn nhiều

Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Hiền 

Tháng tư lừa dối!

Thất Lĩnh (Danlambao) - Trong tháng 4 có hai ngày đặc biệt là ngày 1.4 (cá tháng tư) và ngày 30.4. Hai ngày này hoàn toàn khác biệt, nhưng với nhiều người lại rất giống nhau, đó là ngày của sự lừa dối! Tôi sinh ra tại miền Tây sông nước sau 30.4.1975. Tôi nhắc đến nơi tôi sinh ra với dụng ý rằng phần lớn người miền Tây thật thà, chân chất và dễ tin. Tôi cũng nằm trong số những con người ngây thơ và dễ tin ấy. Câu chuyện tôi kể ra đây chứng minh cho điều đó. Số là trong xóm tôi có một ông theo Việt Minh tập kết ra Bắc. Có lẽ sau 1975, ông đã gần 50 tuổi và chỉ học lớp 2 nên không được làm quan chức gì ráo dù có huân chương kháng chiến hạng nhất.

Do có nhiều thời gian rảnh rỗi nên ông thường tụ tập những đồng chí đã từng sống và chiến đấu trong bưng biền nhậu nhẹt hằng ngày. Khi thì ông thui một con chó. Máu sống làm tiết canh, phần còn lại chế biến đủ bảy món. Khi thì ông nước con cá lóc thơm lựng uống với ba xị đế. Nói chung là thời điểm đó, tôi chừng 11 hay 12 tuổi, nhìn thấy hình ảnh ông và những đồng đội cũ “ngồi chén chú chén anh” tôi rất khoái nên xáp lại ngồi hóng chuyện. Ông kể biết bao nhiêu chiến tích oai hùng và lừng lẫy của ông và lực lượng Việt Minh sau này đổi tên thành cộng sản Việt Nam. Qua lời ông kể, người lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội Mỹ là những kẻ xấu xa và khát máu. Bọn ngụy quân, ngụy quyền.

Từ lúc lên lớp 7, tôi chú ý nhiều đến môn giáo dục công dân. Tôi thích môn học này. Năm tôi lên lớp 9 hay lớp 10 thì khối XHCN toàn thế giới sụp đổ. Trong đầu óc của tuổi thiếu niên lúc đó, tôi không xem đó là quan trọng. Nhưng trong nhiều tiết học giáo dục công dân, cô giáo tôi khẳng định: có rất nhiều con đường tiến lên XHCN. Nước Nga sụp đổ vì đi sai đường, Việt Nam chúng ta sẽ đi lối khác và sẽ thành công. Tôi vốn dễ tin nên tin tuyệt đối vào điều cô giảng dạy. Tôi cũng tin tuyệt đối chế độ Tư Bản là chế độ người bóc lột người, XHCN là chế độ xã hội lý tưởng và bình đẳng.

Có lần một bạn trong lớp đã đứng dậy hỏi cô trong giờ học: “thưa cô vì sao chế độ XHCN ở Việt Nam mình là công bằng, ưu việt mà người đạp xe lôi (một loại xe thồ ở miền Tây) ngồi phía trước còng lưng đạp, người ngồi sau giống như ông bà chủ vậy?”.

Cô trả lời gì đó tôi không nhớ nhưng tất cả chúng tôi đều không có câu trả lời thỏa mãn. Dù vậy, tôi vẫn tin XNCH là tốt đẹp. Rồi tôi rời quê nhà về Sài Gòn học đại học. Tôi được học môn Lịch sử Đảng. Dĩ nhiên, tôi nghe được những điều tốt về Bác Hồ về đảng cộng sản Việt Nam. Một lần, đột nhiên một bạn học của tôi đứng lên hỏi thầy phụ trách bộ môn: “thưa thầy, vì sao đảng ta quá tốt mà những người phạm tội tham nhũng đều là đảng viên cộng sản chứ không phải người bình thường. Đặc biệt, số lượng phạm tội ngày càng tăng lên???!” Thầy trả lời gì đó tôi nghe cũng không rõ nhưng tụi sinh viên chúng tôi cũng không có câu trả lời thỏa mãn. Nhưng tôi vẫn tin XNCN là chế độ tốt.

Thời gian cứ thế trôi đi. Tôi tình cờ nghe một người thầy nói chuyện với bạn trong căn tin trường vào giờ tan học: Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc yểm trợ cho miền Bắc Việt Nam từ vũ khí, lương thực đến chuyên gia quân sự cấp cao. Mục đích là muốn học thuyết cộng sản bám rễ và lan truyền ở Đông Nam Á. Không có sự hỗ trợ này sức mấy miền Bắc cộng sản chiếm được miền Nam tư bản. Câu chuyện vô tình nghe được gợi trong tôi lòng tò mò và khám phá. Không thể tìm được từ sách vở trong thư viện, thì tôi hỏi người lớn, và lùng tìm trên internet.

Nhiều người đã cho tôi biết rằng: cộng sản Bắc Việt đã dùng chiêu bài dân tộc để xâm chiếm miền Nam tư bản. Họ tuyên truyền miền Nam rước voi về dày mã tổ nhưng bản thân họ cũng rước Liên Xô và Trung Quốc về giày xéo quê hương. Nhưng kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Thằng thắng thì mạnh miệng nói mình là anh hùng, thằng thua phải chịu nhục. Cộng sản thắng nhưng cách cư xử với kẻ thua cuộc thật đáng hổ thẹn. Những binh sĩ VNCH được nhốt chung với tù hình sự. Họ bị đánh đập, bỏ đói và chà đạp một cách tồi tệ nhất. Họ đối xử với người anh em, đồng bào của họ còn thua súc vật.

Sự cai trị khắc nghiệt của cộng sản đã khiến hàng triệu con người vượt biển tìm chốn tự do. Biết bao sinh linh bỏ mạng qua những cuộc vượt thoát ấy. Vậy mà Cộng sản nguyền rủa những người ra đi là bọn phản bội và bán nước.

Câu chuyện đó làm tôi chú ý hơn đến thực tế cuộc sống. Tôi nhận ra rõ ràng không có công lý và bình đẳng trong xã hội này. Quan chức càng ngày càng giàu lên nhờ bòn rút của người dân, người nông dân bị tước đoạt đất đai nên nghèo càng nghèo hơn, công nhân làm kiệt sức mà chỉ nhận đồng lương rẻ mạt. Con quan chức thì trước sau gì cũng được cơ cấu vào bộ máy quản lý đất nước, còn dân đen thì biết thân kiếm ăn ở chổ khác.

Dưới sự quản lý của cộng sản, con gái đi tha hương kiếm cơm bằng cách lấy chồng què quặt, bệnh tật ở nước ngoài. Tỷ lệ nghiện ngập ma túy trong giới trẻ được xếp vào loại đứng đầu thế giới. Đáng nói hơn, tệ nạn giết người dã man thì không đất nước nào bì kịp. Con giết cha mẹ, vợ giết chồng, chồng giết vợ, hay giết người vì những lý do vớ vẩn đang gia tăng đến đáng sợ. Tôi nghĩ lại chẳng lẽ cái XHCN lý tưởng mà tôi đang sống là thế này sao? Tôi tỉnh ngộ và khẳng định: tôi đang sống trong một đất nước độc tài và bất công.

Nhưng lãnh đạo cộng sản thì luôn nói xã hội Việt Nam đang tốt đẹp. Sự lừa dối này bắt đầu từ miền Bắc từ năm 1930, và ở khắp Việt Nam ngày 30.4.1975. Từ đó, cứ mỗi khi tháng Tư về, tôi lại nhũ thầm: tháng tư lừa dối lại đến với đất nước mến yêu của tôi.

Tôi buồn nhưng tôi hy vọng. Bởi vì, sự lừa dối sẽ không bao giờ có thể tồn tại dài lâu. Và cũng bởi vì, người dân đang mạnh dạn đứng lên vượt qua sợ hãi để đi tìm sự thật của công lý và bình đẳng. Họ sẽ đòi lại nhân quyền, cái quyền cơ bản đã mất đi trên đất nước mến yêu này đã nhiều năm rồi.

Rộn ràng trên công trình xây trường tiểu học Trường Sa


  
Trường tiểu học Trường Sa dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 4 này.
Trường tiểu học Trường Sa dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 4 này.

NDĐT - Ngày 25-3, Đại đức Thích Ngộ Thành, đang làm nhiệm vụ Phật sự tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Tại thời điểm này, công trình Trường Tiểu học thị trấn Trường Sa đang hoàn thiện phần thô tầng 2 của ngôi trường.

Hàng chục cán bộ kỹ thuật và công nhân thuộc Công ty CP Tân Cảng (đơn vị thi công công trình), đang nỗ lực lao động để hoàn thành công trình vào cuối tháng 4 này. Đây là ngôi trường đầu tiên được xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Trường có sáu phòng học, phòng thư viện, hai phòng lưu trú và các công trình phụ phục vụ việc dạy và học…
Cùng ngày, Thượng tá Nguyễn Viết Thuân, Phó chủ tịch huyện đảo Trường Sa cho biết: Chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” do Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp với báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh phát động với sự hưởng ứng của cả nước, vừa qua, chương trình đã trao 10 tỷ 571 triệu đồng cho UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa) xây trường học ở đảo. Đồng thời, chương trình còn gửi đến huyện đảo hơn 5.000 cuốn sách (sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện thiếu nhi…), năm bộ máy tính và một bộ máy chiếu để các em ngoài đảo học tập. Đến thời điểm này đã có hơn 300 đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ với tổng số tiền là gần 12 tỷ đồng. Ngoài tiền mặt, chương trình còn tiếp nhận rất nhiều sách và máy tính...
Hiện tại, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện kế hoạch: Tuyển sáu giáo viên ra dạy học tại các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Hy vọng, thầy cô và các em học sinh Trường Sa sẽ sớm có ngôi trường mới khang trang, lý tưởng.

TRẦN CÔNG THI
Nguồn : Nhandan.com.vn

Chủ nhật, ngày 31 tháng ba năm 2013

TUYÊN BỐ VÀ LỜI KÊU GỌI CỦA BÀ CON VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI


TUYÊN BỐ CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI
VỀ HAI VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG

Chúng tôi yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng:

1-Tha bổng cho tất cả những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn là bị cáo trong vụ án này. Đoàn Văn Vươn chính là anh hùng của nông dân Việt Nam, không chỉ trong lao động, khai phá miền đất mới mà còn trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền căn bản của người nông dân.

2- Trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã gây nên sự kiện ngày 05/01/2012, đã có những quyết định thu hồi và cưỡng chế đất trái pháp luật, đã có những hành vi cưỡng chế, tấn công quá giới hạn, xâm phạm đến quyền và tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý, gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi nông dân cùng đồng bào cả trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn như một cách để khẳng định quyền của người nông dân đối với ruộng đất của họ, cũng như khẳng định sự đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng của người nông dân trong công cuộc giữ đất này. 

.









Do khuôn khổ một entry của Blog có hạn, chỉ xin giới thiệu một số trang chữ ký của bà con. 
Mong được bà con Văn Giang và Dương Nội thông cảm.

Chúng ta là Đoàn Văn Vươn

- Tôi sẽ viết lên giữa lòng ngực này và đứng giữa phố phường, hiển thị trên thế giới mạng để nói lên niềm tin mãnh liệt của tôi: Đoàn Văn Vươn vô tội. Đoàn Văn Quý vô tội. Đoàn Văn Sịnh vô tội. Đoàn Văn Vệ vô tội

- Doan Van Vuon is my hero: với tấm bảng này tôi sẽ giơ cao không ngại ngần để cho thế giới biết rằng tại Việt Nam vẫn có những con người lấn biển, mở mang đất sống, tiếp tục ý chí chiến thắng trời đất, chinh phục biển cả của tổ tiên chúng tôi. 

- Trên thế giới mạng bao la này, tôi sẽ cùng với bạn bè tôi treo cao biểu ngữ: Tự Do cho Đoàn Văn Vươn và người thân. Chúng tôi tin rằng dù đang ở bất cứ nơi nào, Huế Sài Gòn, Hà Nội, Paris, London, Cali... chúng tôi đều có thể làm làm được điều tối thiểu này.

- Bằng ngòi bút của tôi, tôi sẽ tiếp tục viết và vinh danh những con người lấn biển vá trời, bày tỏ niềm tin và lòng cảm phục của thế hệ chúng tôi như là những chứng nhân về hành động dũng cảm của họ trước thiên nhiên khắc nghiệt và cường hào hung dữ. 

- Và tôi, một Công Dân Tự Do, xin gửi đến mọi người lời cam kết: tôi sẽ cùng với nhiều bạn bè của tôi đồng hành với thân nhân của anh Đoàn Văn Vươn trên bước đường đi tìm công lý. Công bằng của gia đình họ đồng nghĩa với công bằng của chúng tôi. Trong điều kiện cho phép, tôi sẽ có mặt tại Hải Phòng để thể hiện sự ủng hộ đối với Đoàn Văn Vươn và các thân nhân của anh. 

Hãy cùng nhau công khai tuyên bố rằng: Tự do cho anh, công lý cho gia đình anh là tự do và công lý cho chính dân tộc Việt Nam

Hãy đồng hành và đáp ứng lời kêu gọi của người phụ nữ tay lấm, chân bùn nhưng đã can trường tuyên bố: Chấp nhận mất để xã hội được

Hãy cùng nhau thực hiện 1 hay nhiều điều trên và hướng đến Hải Phòng hoặc cùng nắm tay nhau đi về thành phố cảng. 

Chúng ta là Đoàn Văn Vươn. 

Nguyễn Hoàng Vi 
107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn 
CMND: 025121325 

Phạm Thanh Nghiên 
Số nhà 17, Phương Lưu 2, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng 
CMND: 030960703 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 
24 Đặng Tất - Vĩnh Phước - Nha Trang 
CMND: 225048950 

Vũ Sỹ Hoàng 
20 Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, Linh Xuân, Thủ Đức 
CMND: 370946457 

Nguyễn Tiến Nam 
Tổ 24, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 
CMND: 060686883 

Trịnh Anh Tuấn 
20 Hồ Xuân Hương, Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk 
CMND: 245086856 

Nguyễn Lân Thắng 
Thịnh Quang, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội 
CMND: 012145845 

Huỳnh Công Thuận 
280/14A Huỳnh Văn Bánh, F11, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn 
CMND: 330668464 

Võ Trường Thiện 
2A, Nguyễn Thị Định, Bình Tân, Nha Trang 
CMND: 225120789 

Châu Văn Thi 
180/1k KP4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng Q7, Sài Gòn, 
CMND: 024568970 

Linh mục Lê Ngọc Thanh 
Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Q.3, Sài Gòn 
CMND: 230752095 

Linh mục Phan Văn Lợi 
16/46 Trần Phú, thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế 
CMND: 190083880 

Trần Đức Thạch 
Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 
CMND: 181853598 

Phạm Văn Trội 
Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. 
CMND: 111750941 

Mục sư Nguyễn Trung Tôn 
Thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 
CMND 171535225 

Ls. Nguyễn Văn Đài 
P302, Z8 ngõ 1, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hà Nội 
CMND: 012216392 

Trương Minh Đức 
Đường N3, thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương 
CMND: 370597860 

Mục sư Thân Văn Trường 
20/84A, tổ 10, KP6, Linh Trung, Thủ Đức, Saigon 
CMND: 271988881 


HỘI LUẬN ĐẠI HỌA MẤT NUỚC

CÔNG HÀM BÁN NƯỚC cuả Phạm Văn Đồng được TƯỚNG TRUNG CỘNG VIỆN DẪN tại New York .


Phạm Cao Dương- Tường Thắng

Thursday, 28 March 2013

THỦ ĐOẠN HIỂM ĐỘC CỦA BỌN VIỆT CỘNG-BIẾN CÔNG AN THÀNH TỘI PHẠM GIẾT DÂN



Từ mấy năm trở lại đây, những người dân vô tội, hoặc chỉ phạm luật vi cảnh như lái xe không đội mũ bảo hiểm…ở Việtnam, không ít trường hợp, chẳng may bị mời về đồn Công An Cộng Sản Việtnam, “khi vào thì khỏe mạnh, khi ra chỉ là xác chết đầy thương tích”, nhưng cơ quan hữu trách lại cứ xác nhận là “đương sự tự tử”.  Chỉ từ đầu năn tới nay đã có 2 trường hợp nạn nhân chết tại đồn công an là ôngTrần Văn Tân 53 tuổi ở Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương vào ngày 02/01/13, và anh Hoàng Văn Ngài 29 tuổi ở Quảng Thành, Gia Nghĩa, Dak Nông vào ngày 16/03/13. Cả công an và giới chức thẩm quyền đều cho là nạn nhân tự tử. Nhưng nếu cái chết diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều nhân chứng, như trường hợp của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, cha của cháu Trịnh Kim Tiến thì Tòa Án Việtcộng cũng chỉ tuyên cho can phạm một bản án tượng trưng, chứ không phải là tội giết người. Khiến cho dư luận  trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, đồng loạt lên án là Việtcộng đã dung dưỡng cho công an của họ giết hại chính dân chúng của mình, để hù dọa toàn dân, trong khi tại Việtnam đang có khuynh hướng trở mình, không còn sợ Việtcộng nữa. Như trường hợp cái chết bất minh của thanh niên Nguyễn Tuấn Anh ở Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, có tới hàng ngàn người, vượt hàng rào dầy đặc của công an, đưa quan tài tới trụ sở tỉnh để đòi làm sáng tỏ cái chết.

Phải hiểu thế nào cho đúng trong trường hợp lãnh đạo Việtcộng cố ý làm ngơ, thả lỏng cho Công An Nhân Dân thành những tên “Côn Đồ Giết Dân”?  Phải chăng bọn cầm đầu Việtcộng đã tự hiểu, dân chúng, ngay cả quân đội, công an và đảng viên không quyền thế, cũng đã không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của bọn cầm đầu Việtcộng tham nhũng, bè nhóm lợi ích, đấu đá lẫn nhau nữa.  Khi không thể lấy lý tưởng cộng sản để ràng buộc sự trung thành của toàn dân và toàn thể quân, cán, chính với đảng được. Nên họ đã dùng  quyền lợi, điạ vị để mua chuộc những kẻ dưới quyền. Mà thế lực trực tiếp để trấn áp dân chúng và bảo vệ  Đảng và thể hiện quyền lực của Đảng trên đầu Toàn Dân là lực lượng công an. Vì thế Công An phải có bộ mặt và thực chất hung dữ, giết người không gớm tay. Như vậy dân chúng mới sợ CôngAn, sợ sự trừng phạt của Đảng.

Vì tiêu chuẩn chọn công an là thành phần vô sản, bần cố, ít học, nên khi được dung dưỡng cho tính hung ác phát triển, mà có quyền lực trong tay, giết người được pháp luật Việtcộng bao che, thì chỉ một cử chỉ nạn nhân dám phản kháng, cũng khơi dậy thú tính giết người nơi bọn Công An rồi. Hết công an này, tới công an khác, quen thói giết người đã ấn sâu vào tâm thức toàn dân về lực lượng công an là tội phạm giết người. Tạo thành sự thù hận sâu đậm. Chế độ cộngsản mà sụp đổ thì bọn Công An phải đền tội trước tiên. Chính vì thế mà sinh mạng Công An mặc nhiên phải gắn liền với vận mạng của đảng Cộngsản.  Đây chính là mưu kế thâm độc của bọn Việtcộng, đẩy Công An vào tội giết dân để không thể phản Đảng.  Mới đây, có “đề xuất của bộ Công An, trong đó cho phép cán bộ thi hành công vụ được nổ súng vào người và phương tiện vi phạm”. Theo ông Phạm Công Hùng, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thành phố HCM cho rằng: “Đề xuất này đồng nghĩa với việc người thi hành công vụ đã cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay cho tòa án”.  Đề xuất này chứng tỏ Việtcộng đang chuẩn bị để đối phó với những cuộc xuống đường của toàn dân, nhằm chống lại với việc Việtcộng ngoan cố vẫn giữ Điều 4 Hiến Pháp, ăn cướp Quyền Tự Do Lựa Chọn của Công Dân và Chủ Quyền Dân Tộc. Lời khuyên chí tình với Giới Công An Việtnam có hiểu biết, còn lương tri phải tự cứu mình, và cứu tập thể của mình ra khỏi thủ đoạn chính trị hiểm ác nêu trên của bọn cầm đầu Việtcộng đã sắp hết thời. 

Về phía Quân Đội, khi giới trí thức và thanh niên đòi Hiến Pháp Việt Nam, bỏ Điều 4, phải trả Quân Đội về cho Dân Chúng để Bảo Vệ Toàn Dân và Tổ Quốc, thì Nguyễn Phú Trọng giẫy nảy lên cho đó là “biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức…” Khiến cho phong trào đòi sửa và thay Hiến Pháp mỗi ngày một lên cao. Hội Đồng Giám Mục Việtnam nhập cuộc. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ht. Thích Viên Định của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tái khẳng định: “Phải có một Hiến Pháp theo tinh thần dân chủ, tự do, nhân quyền đúng tiêu chuẩn văn minh. Căn bản của Hiến Pháp Mới, là: “Phải bỏ điều 4 Hiến pháp. Phải tôn trọng Nhân Quyền và Dân Quyền. Phải thực hiện tam quyền phân lập. Sở hữu đất đai thuộc về tư nhân, tập thể và nhà nước. Quân Đội phải trung thành với tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng”. Các tôn giáo, đoàn thể khác, nhất tề lên tiếng đòi Dân Chủ Hóa. Thế là phía trung thành với Đảng phát động một phong trào lên án giới trí thức, thanh niên và tôn giáo rầm rộ. Khẳng quyết Quân Đội tuyệt đối trung thành với Đảng.

Nhưng trong buổi làm việc với bộ Quốc Phòng vừa qua, Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, bí thư quân ủy trung ương, sau khi đánh giá cao Tổng Cục Chính Trị, đã đổi giọng phát biểu: “Xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, là bạn thân thiết, tin cậy của nhân dân; tham mưu cho Đảng và Nhà Nước về đường lối chiến lược quân sự, các chính sách về xây dựng quân đội, triển khai những công việc trong quân đội, phối hợp với các lực lượng hữu quan để làm tốt công tác chính trị, công tác đảng, tiếp tục phát huy truyền thống Bộ Đội Cụ Hồ”. Tuy nhiên vẫn lờ tít việc Trung Cộng đánh chiếm Hoàngsa, Trườngsa, tràn lấn, nhận chủ quyền khắp Biển Đông. Không dám kêu gọi quân đội chuẩn bị ứng phó, chỉ biết kêu gọi quân đội học tập chính trị. Hầu như Nguyễn Phú Trọng không còn dám nhận Đảng lảnh đạo Quân Đội nữa, mà chỉ dám nói: “Quân Độ là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng Nhà Nước và Nhân Dân”.  Xem ra nhóm cầm đầu thực sự quân đội hiện nay, như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Ngô Xuân Lịch đã do Trung Cộng lãnh đạo mất rồi.  Nên Quân Đội Việtcộng mới chỉ khoanh tay đứng nhìn cho tầu thuyền Trungcộng săn đuội, bắt bớ ngư dân Việtnam. Ngày 20/03/13, tàu cá mang số QNg 96382 của Ngư Dân tỉnh Quảng Ngãi, trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực Hoàngsa của Việtnam, đã bị tầu Trungcộng truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Bộ ngoại giao Việtcộng có gửi công hàm phản đối Trungcộng. Trong khi đó Trung cộng bác bỏ tầu cá Việtnam bị hư hại. Hàng động này của Trung cộng đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc về luật pháp quốc tế. Phát biểu trước các phóng viên ở Hoa Thịnh Đốn hôm 26/03/13, Ông Patrick Ventrell, phó phát ngôn viên  tạm quyền cuả bộ ngoại giao Mỹ, nói rằng: “Chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa, hoặc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Đông” (Biển Đông). Đúng là lời phản đối của bộ Ngoại Giao Hoakỳ sẽ hiệu quả hơn công hàm ngoại giao không chút trọng lượng nào của Việtcộng rồi. 
LÝ ĐẠI NGUYÊN 
 Little Saigon ngày 26/03//2013.

Saturday, March 30, 2013

SỨC MẠNH QUẦN CHÚNG VIỆT NAM TUYÊN BỐ THẲNG VỚI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI: “PHẢI NHẤT THIẾT TIẾN ĐẾN BẦU CỬ TỰ DO QUỐC HỘI LẬP HIẾN ĐỂ THẢO HIẾN PHÁP MỚI DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM”


 Bs Nguyễn Đan Quế

Từ đầu năm nay 2013, quốc hội đảng cử Hà nội đưa ra bản sửa đổi lại bản hiến pháp cũ năm 1992 để dân cho ý kiến. Lập tức nhiều người lên tiếng đòi bỏ điều 4, đòi công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội.

Hoảng sợ trước những đòi hỏi chính đáng đầy dũng khí từ những kiến nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và tuyên bố của Công Dân Tự Do…, bạo quyền Hà nội vội vàng phát động chiến dịch tuyên truyền chống lại những đòi hỏi trên và để chắc ăn phái ngay cán bộ đến từng nhà ép dân ký đồng ý với bản Hiến pháp do chúng đưa ra.

Đang điêu đứng khổ sở vì kinh tế khó khăn, đời sống cực nhọc vất vả, tham nhũng tràn lan, Tổ Quốc mất đất, mất đảo…,  người dân rất bất bình khi phải nghe những lời tuyên truyền áp đặt và nhất là bị ép buộc phải ký đồng ý với bản hiến pháp mới. Bản này còn độc tài hơn bản cũ năm 1992, nhất là cho phép quan tham mặc sức lấy đất canh tác của nông dân, và bắt quân đội phải trung thành với chủ nghĩa ngoại lai Mác – Lê hơn là với Tổ Quốc của mình.
Đi đâu người ta cũng nghe dân than những thủ đoạn cưỡng bức vô lối, khinh dân của bạo quyền cộng sản. Thế là bất chiến tự nhiên thành thế trận nhân dân bao vây cô lập bộ chính trị trên phạm vi toàn quốc. Càng trưng ra nhiều chữ ký ép được dân đồng ý, bộ chính trị chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa đòi Dân Chủ Hoá của dân tộc ta mà thôi.
Đây là cơ hội bằng vàng để các cá nhân, hội đoàn, tổ chức, phong trào, đảng phái (kể cả bộ phận lớn tiến bộ trong đảng cộng sản, mặt trận tổ quốc, quốc hội, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản, hội liên hiệp phụ nữ…) lồng trong Sức Mạnh Quần Chúng lên tiếng khẳng định:
A/ Hiến pháp tự biên tự diễn của 14 người trong bộ chính trị (cầm đầu là Trọng, Sang, Dũng, Hùng) hoàn toàn vô giá trị đối với dân tộc ta, dù có thu gom được hàng chục triệu chữ ký. Lý do đơn giản là hầu hết những chữ ký đó bị cưỡng bức, trái với ý muốn của họ.
B/ Cương quyết bác bỏ bất cứ loại hiến pháp cộng sản cải tiến nào.
C/ Tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ, đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao hơn nữa, buộc bộ chính trị phản động phải nhượng bộ trước ý dân, bằng cách chấp nhận những bước cải cách chính trị cần thiết nhằm tiến đến tổ chức bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến.
D/ Lộ trình tiến đến bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến:
Tiến trình Dân Chủ Hoá Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới sức ép Dân Chủ của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Sức thống trị của cộng sản hiện nay càng ngày càng suy giảm, trong khi Sức Mạnh Quần Chúng ngày càng phát triển đi lên mạnh mẽ. Khi hai sức đối kháng này gặp nhau là lúc thực thi lộ trình tốt nhất.
Bộ chính trị đang bị cô đơn hơn bao giờ hết, chỉ vì sai lầm đã áp đặt một bản hiến pháp mà dân không bằng lòng (dân châm biếm gọi là ‘hiếp pháp’). Nhân dân ta cần tiếp tục đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao trào, làm tê liệt mọi khả năng tham mưu của bộ chính trị ; kéo theo buộc quốc hội - với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao  – phải đề ra hướng đi chính trị mới cho chính quyền thi hành:
1. Tôn trọng quyền tự do tiếp nhận thông tin của người dân, như nới lỏng kiểm duyệt, bỏ tường lửa ngăn chặn các trang web và radio trên mạng internet, các đài quốc tế RFA, RFI, VOA.
2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, như tố cáo tham nhũng, chỉ trích đường lối – chính sách của nhà cầm quyền, ngay cả trên những cơ quan truyền thông của nhà nước.
3. Thả hết tù nhân lương tâm, kể cả tù chính trị và tôn giáo.
4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc.
5. Quốc hội nhân danh là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc quyết định huỷ bỏ điều 4 hiến pháp.
6. Quốc hội thể theo nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc chính thức long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế là: Quốc gia Việt Nam từ nay chấp nhận dấn  bước trên con đường Dân Chủ Hoá, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
7. Quốc hội ra quyết định tách đảng cộng sản ra khỏi chính quyền: dẹp bỏ và chấm dứt mọi hoạt động của tất cả các đảng uỷ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương.  
8. Quốc hội soạn thảo và thông qua luật ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.
9. Bộ máy hành chính của chính quyền đã tách khỏi sự lãnh đạo của đảng cộng sản có nhiệm vụ tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới Dân Chủ cho Việt Nam.


Bs Nguyễn Đan Quế
Cao Trào Nhân Bản
31-3-2013

HIẾN PHÁP VÀ QUYỀN CHẤT VẤN CHÍNH PHỦ

TS Nguyễn Sỹ Phương*, theo Tia Sáng
Đề án “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội“ với đề xuất, “Quốc hội sẽ tăng cường hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn“… may mắn ra đời đúng vào giai đoạn sửa đổi Hiến pháp. Bởi quyền và khả năng chất vấn chính phủ hoàn toàn do Hiến pháp định đoạt, một khi không giải quyết được từ nền tảng gốc rễ này, thì đề án có đặt ra mục tiêu cao cả, biện pháp thần kỳ tới mấy, cũng không thể vượt qua giới hạn Hiến pháp cho phép, tức không khả thi, giá trị chỉ như một bản luận án khoa học thuần túy.
Quyền chất vấn chính phủ được hiến định gián tiếp ở nhiều nước, hoặc trực tiếp như Hiến pháp nước ta năm 1992, điều 98 quy định: Đại biểu Quốc hội có “quyền” chất vấn tất cả, từ “Chủ tịch nước” tới cấp thấp nhất “các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang”. Phiá được chất vấn “phải“ trả lời. Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, điều 73 cũng tương tự, chỉ khác phạm vi hẹp hơn, giới hạn chỉ trong “phiên họp“ và chỉ nhắm vào chính phủ cùng các bộ và ủy ban (như thực tế các phiên chất vấn ở Quộc hội ta hiện nay). Hiến pháp Đức hiện hành, điều 43, còn đi xa hơn không chỉ nói mà cả hành động: “Quốc hội và các Ủy ban có thể đòi bất cứ thành viên nào của chính phủ hiện diện“.
Khác với người dân được phép làm tất cả chỉ trừ những gì luật pháp cấm, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, do đó để thực hiện được quyền chất vấn hiến định cần đưa ra được những chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự của một văn bản pháp lý buộc cả hai phiá chất vấn và bị chất vấn phải tự động thực hiện nếu không sẽ bị chế tài (điều kiện cần).
Có thể  nhận thấy điều kiện cần đó qua thiết chế cơ quan lập pháp Đức, về quyền chất vấn hiến định, Luật Hoạt động Quốc hội Đức quy định thi hành chi tiết, với những chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự, chặt chẽ, không thể thực hiện khác đi theo động cơ hay nhận thức chủ quan cá nhân, hoặc bởi bất cứ áp lực nào. Phụ lục 4, Mục 1, Quyền chất vấn, quy định: Mỗi tuần họp Quốc hội đều có phiên chất vấn không quá 180 phút, mỗi nghị sỹ có quyền đặt tối đa 2 câu hỏi, mỗi câu không qúa 2 điểm, yêu cầu chính phủ trả lời miệng. Câu hỏi và trả lời phải ngắn, đi vào vụ việc cụ thể, không được nhận xét đánh giá chung chung. Người hỏi có quyền lục vấn tiếp người trả lời không qúa 2 câu. Người điều khiển phiên họp chỉ được phép cắt câu hỏi lục vấn khi không liên quan tới câu hỏi chính. Mục 2: Thủ tục đặt câu hỏi: Câu hỏi phải gửi Chủ tịch Quốc hội trước 10 giờ ngày thứ 6 của tuần họp trước , đồng gửi Chính phủ trước 12 giờ, và chỉ được đưa vào nghị trình khi thoả mãn đòi hỏi ở mục 1. Những câu hỏi khẩn cấp phải trình trước 12 giờ của ngày trước đó. Mục 3: Chủ tịch Quốc hội mời chất vấn theo số thứ tự câu hỏi và tên người hỏi. Những câu hỏi khẩn cấp sẽ ưu tiên trước. Câu hỏi chỉ được trả lời miệng khi có mặt người hỏi; nếu không, sẽ được trả lời bằng văn bản nếu người hỏi đề nghị trước phiên họp với Chủ tịch Quốc hội. Những câu hỏi hết thời gian trả lời, Chính phủ phải trả lời bằng văn bản, cũng được đưa vào biên bản cuộc họp. Mục 4: Câu hỏi bằng văn bản: Mỗi Nghị sỹ có quyền, mỗi tháng gửi Chính phủ tối đa 4 câu hỏi, và Chính phủ trả lời bằng văn bản sau khi nhận trong vòng 1 tuần. Nếu quá thời hạn trả lời, người hỏi có thể đòi phải trả lời miệng đầu tiên trong phiên chất vấn tiếp đó. Nếu Chính phủ trả lời kịp trước khi chất vấn, thì tại phiên chất vấn phải giải thích lý do chậm trễ. Phụ lục 7: Quyền tìm hiểu công việc Chính phủ, được quy định tiến hành vào thứ 4 tuần họp, từ 13 giờ – 13 giờ 30. Nghị sỹ được phép hỏi miệng không cần gửi câu hỏi trước như phiên chất vấn, để biết về những vấn đề bàn thảo trong cuộc họp định kỳ hàng tuần của Chính phủ trước đó. Trước khi bắt đầu, đại diện Chính phủ được nói lời mở đầu, nếu có người yêu cầu, không quá 5 phút.
Với những chuẩn mực pháp lý đong đo đếm được trên, trong năm 2011, nghị sỹ Đức đã chất vấn Chính phủ tới 6.545 câu hỏi, tính ra mỗi nghị sỹ chất vấn Chính phủ trên 10 câu trong 1 năm, chưa kể các câu lục vấn.
Quyền chất vấn được hiến định, luật hoá, chỉ mới là tiền đề, tức điều kiện cần, muốn thực hiện được phải có điều kiện đủ, tức Quốc hội phải đủ khả năng, thực lực thực hiện quyền chất vấn đó, nếu không sẽ “lực bất tòng tâm“. Muốn biết thực lực Quốc hội cỡ bao nhiểu là đủ so với quyền chất vấn đặt ra trong đề án “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội“, cần phải lượng hoá được điểm xuất phát thực lực Quốc hội ta hiện nay, trong các mối quan hệ so sánh.Khối lượng lập pháp 5 năm nhiệm kỳ trước, Quốc hội ta ban hành được 68 luật và 12 nghị quyết, tương đương 20 văn bản lập pháp / năm. Để hình dung độ lớn của nó, có thể tham khảo con số đó ở Đức tương đồng dân số và diện tích như nước ta. Cùng nhiệm kỳ đó, Quốc hội  họ thông qua tới 101 luật, gấp chừng 505 % nước ta. Để có kết qủa trên, họ phải họp 69 phiên toàn thể, bình quân mỗi tháng 5 phiên, mỗi tuần hơn 1 phiên với ít nhất 1 buổi chất vấn, chưa kể chất vấn tại các ủy ban; ở ta số phiên họp chỉ giới hạn trong 2 kỳ tập trung của 1 năm, với mỗi kỳ chỉ 1 phiên chất vấn, ước bằng khoảng 2/69 của họ.
Sự khác nhau về công sức bỏ ra và kết qủa đạt được ở trên, bắt nguồn trực tiếp từ tương quan so sánh thực lực 2 bên. Quốc hội ta chỉ có 494 đại biểu, trong đó lại chỉ có 100 đại biểu chuyên trách, nếu quy đổi thời lượng làm việc 2 kiêm nhiệm tối đa bằng 1 chuyên trách, thì thực tế chỉ còn 297 đại biểu, chưa bằng một nửa so với Đức 622 nghị sỹ. Nếu lấy lịch làm việc quy đổi, quốc hội Đức làm việc liên tục 11 tháng (trừ nghỉ phép 1 tháng), mỗi tháng 2,25 tuần họp liên tục, so với quốc hội ta chỉ làm việc tập trung 2 tháng x 4,5 tuần/tháng, thì thời lượng Quốc hội họ làm việc gấp gần 3 lần ta. Nếu cộng chung cả yếu tố chênh lệch số đại biểu, thì thời lượng quốc hội họ làm việc gấp tới 6 lần ta. Đã thế, mỗi nghị sỹ họ được cấp ngân sách đủ trả lương cho 3 trình độ đại học giúp việc / 1 nghị sỹ, nghĩa là qũy thời gian của 1 nghị sỹ họ gấp 4 lần ta chỉ mình đại biểu quốc hội “đơn thương độc mã“. Cộng tiếp yếu tố này, thời lượng họ làm việc nhiều gấp ta ước 24 lần.
Giả sử chất lượng văn bản luật ngang nhau, lấy số văn bản luật 2 bên đã hoàn thành chia cho tổng thời lượng thực hiện, để so sánh, thì năng suất họ chỉ bằng 20% ở ta, nghĩa là nghị sỹ ta nỗ lực gấp họ 4 lần. Ngược lại, nếu giả thiết 2 bên trình độ và nỗ lực ngang nhau, thì do thời lượng chi phí của họ gấp 24 lần ta, nên văn bản luật của họ không chỉ số lượng gấp ta hơn 5 lần, mà chất lượng cũng gấp ta tới 4 lần. Thực tế không thể định lượng tuyệt đối, nhưng chắc chắn tỷ lệ giữa 2 nước phải nằm trong khoảng 2 giới hạn giả định trên.
Nếu điều kiện cần cho đề án, có thể dễ dàng tham khảo chọn lọc văn bản luật pháp các nước tiên tiến, như đưa ra quy định số lượng, thời lượng, trách nhiệm chất vấn và trả lời chất vấn tương tự cách thức của Đức chẳng hạn, thì việc bảo đảm điều kiện đủ, tức để Quốc hội đủ khả năng thực hiện nó, khắc phục thực lực hiện nay như đã dẫn, lại đặt ra hàng loạt vấn đề cải cách thể chế, mà đối tượng đầu tiên chính là bản thân Quốc hội, và trước hết phải bắt đầu từ nền tảng các điều khoản Hiến pháp liên quan. Bởi chính Hiến pháp 1992 đã giới hạn khả năng chất vấn của Quốc hội cả về lực lượng lẫn thời gian. Về thời gian hoạt động của Quốc hội, điều 86 Hiến pháp đã giới hạn sẵn: Quốc hội mỗi năm 2 kỳ họp, vô hình trung đặt Quốc hội vào tình thế bất khả kháng, dù  năng lực ý chí cao tới đâu, cũng không thể chất vấn tầm cấp như Đức cần 11 tháng họp định kỳ. Về lực lượng, đã gọi là Đại biểu Quốc hội, thì họ chỉ đóng vai trò đại biểu, xuất phát từ  bầu cử, chứ không phải toàn những nhà thông thái “tài tử chính trị“, nên cần phải đầu tư công sức thời gian cật lực cho công việc, may ra mới hoàn thành được trọng trách cao cả nhất do cử tri giao phó, nhưng Điều 100 Hiến pháp không thể chế tài họ, mà chỉ có thể kêu gọi tinh thần: “Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu“, xuất phát từ thiết chế Quốc hội cơ cấu Đại biểu không chuyên nghiệp, tức không dùng 100% qũy thời gian làm việc, không sống bằng tiền lương nghị sỹ, làm sao đủ thời gian tâm huyết, để có thể chất vấn “đúng“ và “trúng“ ? Ở Đức lao động thời lượng như vậy được gọi lao động bán phần hay làm thêm. Họ không đủ khả năng và cũng không thể đòi họ đóng vai trò chuyên gia cho công việc đó !
——
* TS. CHLB Đức
___
Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ.



ĐẤT NƯỚC CÒN PHẢI GÁNH CHỊU ĐẾN BAO GIỜ?

(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bùi Hoàng Tám, theo Dân Trí
Ba năm đã trôi qua, nhưng những hậu họa mà Vinashin để lại cho đất nước là vô cùng to lớn. Không biết đất nước và người dân còn phải gánh chịu cái hậu họa này đến bao giờ?
Vào 19g tối 4/8/2010, việc Cơ quan Công an bắt giam phạm nhân Phạm Thanh Bình đã chính thức báo hiệu sự sụp đổ của một trong số những ngành kinh tế lớn nhất thời điểm đó. Số tiền thất thoát tại Vinashin và Vinalines đã khiến nền kinh tế nước ta lao đao…
Thế nhưng dù đã lường đến rất nhiều hậu quả xấu, song vẫn khó có thể ngờ nó lại thảm khốc và phức tạp đến thế mà một trong những hậu họa đó là việc các thủy thủ Vinashinlines (thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines) trên tàu Hoa Sen bị bỏ rơi. Ngày 13/3 vừa qua, họ lại một lần nữa gửi thư về báo Dân trí kêu cứu.
Đọc thư, không khỏi xót xa cho thân phận những người lao động bị bỏ nơi đất khách và đang phải chịu những khó khăn đến mức tồi tệ. Không có tiền mua thực phẩm, mua nước ngọt, mua dầu và thường xuyên không có điện… Ngay cả những quyền lợi tối thiểu của một công dân lao động, họ cũng không được đảm bảo và không được một cơ quan pháp luật nào đứng ra bảo vệ.
Còn chua xót hơn nữa, họ đang bị “lãng quên” bằng “sự im lặng đáng sợ” từ chính cơ quan mà mình đã gắn bó. Các thủy thủ cho biết, họ đã gửi rất nhiều đơn đề nghị thay người nhưng hầu như không nhận được hồi âm hoặc chỉ là những lời hứa suông.
Được biết, số phận của họ giờ đây phụ thuộc vào việc bán được tàu hay không.
Đọc thư của họ còn không khỏi uất ức và căm giận những kẻ vì sự dốt nát và lòng tham đã khiến một ngành kinh tế lớn mạnh, được đầu tư rất nhiều tiền của suy vi, đẩy đất nước đến nợ nần và đẩy những người lao động lương thiện vào vòng khốn khó.
Thế nhưng buồn thay, những kẻ gây nên các hậu quả nghiêm trọng ấy chỉ phải chịu một hình phạt rất không tương xứng. 20 năm tù cho Phạm Thanh Bình và vài chục năm tù cho các bị cáo khác. Số tiền bồi thường thiệt hại 500 tỉ đồng và án phí 650 triệu đồng mà tòa đã tuyên là để… cho vui bởi ngay cả 650 triệu đồng án phí cũng khó có cơ thu được. Tại phiên tòa, ông Bình than vãn rằng gia đình mình đều làm cho nhà nước nên “mức án phí như vậy thì khả năng gia đình tôi không thể thực hiện được”.
20 năm tù cho 500 tỉ đồng, tức là mỗi năm 25 tỉ đồng và cũng tức là hơn 2 tỉ đồng/tháng. Số tiền tương đương với lương của khoảng 800 người lao động/tháng ở các khu công nghiệp.
Ba năm đã trôi qua, nhưng những hậu họa mà Vinashin và Vinalines để lại cho đất nước là vô cùng to lớn. Không biết đất nước và người dân còn phải gánh chịu cái hậu họa này đến bao giờ?
_______
Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ