Chim nhảy nhót trong lồng Hót từng hồi lanh lảnh Ôi mê hoặc giam cầm Chim quên mình có cánh.
Từ bài thơ này lại bắt gặp bài thơ của Bùi Minh Quốc, nhan đề là :
BI KỊCH HÓT
Tưởng bay ngàn dặm thơ Hoá vòng vo nhảy nhót Giữa cái lồng rất to Tự đan bằng tiếng hót.
Chợt nhớ đến con chim của Quận He Nguyễn Hữu Cầu thế kỉ XVIII:
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc Đàn loan kia túc tắc cành nam Mặc bay đông ngữ tây đàm Chờ khi phương tiện dứt dàm vân lung Bay vút tận muôn trùng tiêu hán Phá vòng vây bạn với kim ô Giang sơn khách diệc tri hồ.
Ôi, sao mà chim của Nguyễn Hữu Cầu to khỏe, mạnh mẽ đến thế ! Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, con chim của Tố Hữu cũng tràn đầy sinh khí và tinh thần tự do. Hãy xem con chim Tố Hữu tung bay trong những ngày tù ngục của đế quốc:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi, Nhẹ nhàng như con chim cà lơi, Say đồng hương nắng vui ca hót, Trên chín tầng mây bát ngát trời.
Rồi Văn Cao, trong bài ca Đàn chim Việt:
Về đây khi gió mùa thơm ngát
Ôi lũ chim giang hồ
Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô Ôi lũ chim giang hồ Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca … Mờ mờ trong nắng ven trời Chim reo thương nhớ chim ngân xa … Hồn còn vương vấn về xưa Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành Từ Bắc Sơn kia thời tung cánh Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế Kìa nước xa xa sông Gấm còn mịt mùng ngoài bến xuân Chim đang bay qua Bắc sang Trung Người Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca Cánh nhạn vào mây thiết tha Lưu luyến một trời xa
Chao ôi, mới có hai trăm năm, tính từ Nguyễn Hữu Cầu, hay tính từ Tố Hữu, Văn Cao mới có sáu bảy chục năm, sao mà chim bây giờ yếu đuối, tội nghiệp, dặt dẹo khác xa chim thời xưa đến thế? Vì sao? Vì đâu? Hỡi đàn chim Việt thân yêu!
Dù sao đây cũng chỉ mới là mấy ví dụ nhỏ, có vẻ ngẫu nhiên, có thể còn có nhiều giống chim khác nữa. Tôi mong có bạn sinh viên nào, hay bạn học viên thạc sĩ nào, hãy làm một luận văn về biểu tượng chim trong thi ca hôm nay. Kết quả chắc sẽ cho ta nhiều điều thú vị.