HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về tâm thư gửi TT Obama



Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2013-07-19
Ngày 24 tháng 7 này ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ công du Hoa Kỳ và điều này đã gây chú ý cho nhiều người Việt trong và ngoài nước trong đó có Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo VN thống nhất. Quan tâm sâu sắc tới chuyến đi này Đức Tăng Thống đã gửi một bức tâm thư cho tổng thống Obama trước khi ông Sang lên máy bay công du Hoa Thịnh Đốn. Phóng viên Ỷ Lan của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn Đức Tăng Thống để tìm hiều thêm về nội dung bức thư.

Khuyến khích VN thay đổi

Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hôm 14.7 vừa qua, Đức Tăng Thống viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Washington DC. Kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết nội dung thư đề cập tới việc gì?
HT Thích Quảng Độ: Nước Mỹ lâu rồi đóng vai trò lãnh đạo của các nước dân chủ văn minh trên thế giới, có truyền thống dân chủ từ mấy thế kỷ rồi. Bây giờ cũng vào hàng cường quốc bật nhất. Không những về dân chủ mà cả về kinh tế. Thành ra tất cả các nước chưa có được dân chủ tự do đều hướng về Hoa Kỳ, để may ra mà có ảnh hưởng của Hoa Kỳ mà thực hiện được dân chủ ở nước mình.
Nhân việc ông Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm. Rất là hiếm hoi một ông Chủ tịch Cộng sản Việt Nam mà sang Hoa Kỳ, thì đây tôi cho là một dịp rất hiếm hoi.
Tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân. 
-HT Thích Quảng Độ
Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân, để sang một chế độ tự do, dân chủ, bớt cái sự bức hiếp và đàn áp quần chúng đi, để cho dân tộc Việt Nam có một cuộc sống thoải mái hơn.
Ỷ Lan: Bạch Đức Tăng Thống, Dân chủ là điều ai cũng nói tới, ai cũng đòi hỏi. Nhưng liệu dân chủ có thể thực hiện tại Việt Nam ngày nay không? Ông Lê Duẩn, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từng tuyên bố Việt Nam có nền dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ Tây phương. Kính xin Đức Tăng Thống cho biết ý kiến về khẳng định này?
HT Thích Quảng Độ: Cái đó thì ông nói đúng phân nửa còn phân nửa thì hoàn toàn sai. Trong Đảng Cộng sản hiện giờ có 3 triệu người, hiện giờ họ sống rất thoải mái, chả ai đàn áp họ.
Nhưng đối với dân thì không bao giờ có chuyện đó. Đối với dân họ phân biệt rõ rệt.
Thành ra đảng viên là cái đảng họ sống và họ làm lãnh đạo. Mà lãnh đạo là có quyền đối với toàn dân. Bởi vậy họ bảo sao thì dân phải nghe vậy. Không được cãi lại. Cãi lại là họ có cách họ phạt. Chả ai đàn áp họ, mà họ toàn quyền đàn áp người khác.
Tất cả kinh tế, tài chính, cơ quan từ trên xuống đến dưới Đảng Cộng sản nắm hết. Thành ra cái đất nước Việt Nam hiện nay là đất nước của riêng Đảng Cộng sản, chứ 90 dân có còn gì đâu?! 90 triệu dân họ dùng như những nô lệ, những tay sai để họ sai khiến, phục vụ cho 3 triệu đảng viên thôi. Cái đó rất nguy hiểm. Bởi vậy cho nên cái chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay càng kéo dài thì 90 triệu dân Việt Nam còn khổ.
Chống đối họ mà nói ra miệng là họ bỏ tù liền. Bây giờ họ là chúa ngục làm chủ hết cả đất nước. Dân có còn gì đâu. Dân chỉ là nô lệ, 90 triệu dân chỉ là nô lệ của 3 triệu đảng viên Cộng sản mà thôi.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nghĩ rằng một bức thư thúc đẩy cho cải cách chính trị và dân chủ hóa Việt Nam như thư gửi Tổng thống Obama là một hành động chính trị không? Đức Tăng Thống là nhà chính trị hay nhà tôn giáo? Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có làm chính trị không?
HT Thích Quảng Độ: Nói đến chính trị cũng tùy thời đại. Như thời tôi học ngày xưa trong sách, thì các tác gia như ngài Khổng Tử định nghĩa rằng là Chính giả chính giã. Có nghĩa là người làm chính trị là người sửa sang đất nước cho ngay thẳng. Tức là các vị phải ngay thẳng, không được cong queo, không được gian tà. Đấy, nghĩa gốc chính trị theo ngài Khổng Tử định nghĩa là như thế.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn, phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ không phải là tôi làm chính trị đâu. 
-HT Thích Quảng Độ
Nhưng mà chính trị ngày nay không bao giờ có chính trị đó. Chính trị ngày nay gọi là chính trị thủ đoạn. Họ dùng thủ đoạn, phải hóa trái, đen mà hóa trắng, trắng hóa đen. Thành ra giờ gọi là chính trị thủ đoạn, dối trá. Thành ra tôi nói như thế yêu cầu ông Tổng Thống Mỹ làm việc đấy, không phải là cái người làm chính trị, mà tôi chỉ so quan niệm chính trị cổ xưa mà nói thôi. Nói may ra thì được. Chứ các vị Sư tu hành thì làm sao mà làm được chính trị?
Ngày xưa có Tào Tháo của Tàu cũng là một tay ghê gớm về thủ đoạn đấy, ngày nay nhắc đến Tào Tháo ai cũng ngán. Bây giờ chính trị nó như thế, mà các Sư mà làm chính trị thì lại tồi tệ nữa.
Thành ra tôi nói chính trị đây là thái độ chính trị thôi chứ không phải là người làm chính trị. Đây là ý kiến, là quan điểm về chính trị. Thái độ chính trị nó khác. Mà nếu thực hiện được chế độ dân chủ đây thì Giáo hội thoát nạn.
Nếu bây giờ đây có chính phủ thật sự đa đảng thì Giáo hội còn vấn đề gì nữa đâu.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn, phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ không phải là tôi làm chính trị đâu.
Ỷ Lan: Trong bức thư cho Tổng Thống Obama, Đức Tăng Thống cho biết chính Đức Tăng Thống là nạn nhân của chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Tăng Thống có thể cho biết sơ lược về tình trạng sinh sống của Đức Tăng Thống từ những năm vừa qua?
HT Thích Quảng Độ: Từ sau 75 đến giờ thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất luôn luôn bị nạn. Trong thời gian từ 75 đến 81, trong 2 năm đầu thì chúng tôi phải vào tù rồi. Lần đầu tiên vào [nhà tù] Phan Đăng Lưu là mất hai năm. Thế rồi về được mấy năm thì 1982 họ lại đưa ra quản chế ở ngoài Bắc mười năm. Năm 1994 tổ chức đi cứu trợ đồng bào bị lụt lội tại miền Nam, họ lại bắt nữa. Bắt lần này đưa ra Ba Sao sau chuyển qua Thanh Liệt.
Nănm 98 được đặc xá cho về Thanh Minh đây. Họ bảo từ nay trở đi ông cứ phải ở đây chứ không được đi đâu. Nhưng mà họ không cho văn kiện, họ nói miệng thế thôi. Coi như buộc cư trú chỉ nói miệng thế thôi chứ không có văn kiện. Họ sợ có bút tích thì đưa lên tố cáo họ, thành ra từ ngày ấy đến nay cứ ở đây vậy. Cũng như tù lỏng.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, 19/07/2013
Nghe trực tiếp (Chỉ trong giờ phát thanh: 8-8:30 và 10-11 giờ tối VN)
8 giờ tối VN
10 giờ tối VN
Việt Nam trước ngã ba đường
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-truoc-nga-ba-duong/1705285.html

·  Hoài Hương-VOA

19.07.2013
Chuyến đi thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vã, đã khiến truyền thông quốc tế chú ý tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.

Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.

Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”

Ông David Brown là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vã, và sau một cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc “rõ rệt đã gây sốc” cho giới lãnh đạo tại Hà nội.

Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đã quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đã đòi để thiết lập quan hệ chiến lược?”

Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoãn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”

Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đã công khai ghi lại những vấn đề họ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư, không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.

Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.

Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.

Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ vì lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.

Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng còn lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay vì tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đã tìm cách kiềm hãm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.

Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Trước tình hình đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và tìm cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.

Trước tình hình ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc Hà nội hãy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.

Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đã gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đã đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.

Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.

Tác giả gợi ý rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến Hà nội tỏ ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington”.

Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài lòng với những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoãn lại vụ án xét xử một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, vì như chính phủ Mỹ đã thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam, trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân quyền.”

Nguồn: Yale Global, Vietnamnet, Asia Sentinel, Time
-----------------------------------------------------------------------------------

Doanh nghip và Nhà nước cùng b rơi nông dân

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peasants-abandoned-by-gov-n-co-nn-07192013131520.html
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-07-19
GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo Long An, một chuyên gia nông nghiệp có bề dày kinh nghiệm nửa thế kỷ, vừa lên tiếng báo động tình trạng phá sản chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, với thực trạng cả doanh nghiệp và nhà nước đều bỏ rơi nông dân.

“Đem lúa cho vịt ăn”

GSTS Võ Tòng Xuân từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1985), Nhà giáo Nhân dân (2000) vừa có hai bài viết được nhiều báo điện tử như Đất Việt, Người Đưa Tin đưa lên mạng như một lời kêu gọi Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp ‘Hãy cứu nông nghiệp và nông dân thiệt thòi’.
Trong bài viết ngày 10/7/2013 từ Trường Đại học Tân Tạo Long An và được báo chí đăng lại sau đó, nhận định của GSTS Võ Tòng Xuân đã được dùng làm dẫn nhập : “Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2-kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân….đem lúa cho vịt ăn.”
Trước khi đi vào chi tiết những nhận định mang tính vừa phê phán vừa xây dựng trong bài viết của GSTS Võ Tòng Xuân, chúng tôi xin trích ý kiến của một người mấy đời làm lúa, nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, với ước muốn con cái sau này đổi đời bằng những nghề nghiệp khác thay vì làm nông như cha ông của mình.
“Tâm lý chung của nông dân sống trong một đất nước chỉ nói chứ không thực hiện…không làm. Nói là tôn trọng quyền lợi nông dân này nọ các cái, cuối cùng nông dân chả được gì. Thành thử con em nếu nó đi theo con đường mình đã chọn,mình đã làm thì thấy hơi tiếc. Nói chung làm ruộng này chỉ là sống được chứ khá giàu thì không thể. Nếu mà cho đi học mà nó về làm nông dân, cuối cùng cũng đi theo con đường của mình thì lãng phí tuổi xuân của nó, thu nhập không được bao nhiêu. Mình muo61bn nó thay đổi nghề nghiệp may ra có thể đổi đời cho nó nhưng cũng tùy thuộc vận may thôi.”
Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2-kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. 
-GS Võ Tòng Xuân
Trong bài với tựa “Độc quyền ép giá nông dân” GSTS Võ Tòng Xuân qui trách Nhà nước chưa có chiến lược và chính sách cần thiết về nông nghiệp. Trong khi cộng đồng doanh nghiệp tiêu thụ nông sản đa số thụ động không nỗ lực tìm kiếm thị trường cho nông sản của mình, không có khả năng tổ chức nghiên cứu chế biến nông sản nguyên liệu thành sản phẩm có giá trị gia tăng có thương hiệu độc đáo đưa đưa ra thị trường trong nước hoặc quốc tế.
GSTS Võ Tòng Xuân cũng nhận xét về tình trạng đáng buồn là không có những doanh nhân có kỹ năng chuyên môn và có dũng khí để tổ chức được những vùng sản xuất liên hoàn từ ứng dụng khoa học công nghệ, đến tổ chức nông dân sản xuất theo qui trình tiên tiến (GAP), đến xử lý nguyên liệu, bảo quản và chế biến ra thành phẩm có thương hiệu.
Theo bài viết GSTS Võ Tòng Xuân, cả doanh nghiệp và nhà nước đều bỏ rơi nông dân, để mặc họ muốn trồng gì thì trồng, nuôi con gì thì nuôi. Đối với nông dân trồng lúa, khi thu hoạch họ lệ thuộc vào thương lái chứ ít có doanh nghiệp nào trực tiếp mua nguyên liệu từ nông dân. Hàng trăm thương lái thu mua lúa với chục giống lúa khác nhau bán lại cho doanh nghiệp chế biến thì làm sao doanh nghiệp có gạo rặc một giống để bán được Thêm vào đó, máy móc thiết bị chế biến chưa hiện đại nên doanh nghiệp khó có thể có sản phẩm có chất lượng cao, nên giá bán thấp. Trong khi đó doanh nghiệp “đầu nậu” độc quyền xuất khẩu gạo không thương hiệu của Việt Nam - Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) đi đấu thầu bán gạo cho nước ngoài đã cam tâm hạ thấp giá gạo để trúng thầu và đương nhiên ép giá lúa của nông dân xuống thấp để thực hiện đơn thầu.
“Nếu không làm theo chuỗi giá trị thì người nông dân không bao giờ được bảo vệ. Nếu người nông dân mạnh ai nấy làm thì đến khi thu hoạch xong, mấy ông công ty nhà nước Vinafood Tổng công ty lương thực sẽ dùng mánh lới ‘cổ điển’ nói là không có ai mua gạo cho nên lúa ế, để cho giá lúa xuống thật thấp, lúc đó họ mới nói với chính phủ cho vay tiền ít lãi để mua lúa gạo cho dân. Thật sự họ tạm trữ cho họ chứ cho dân nào đâu!”
Trong bài viết của mình, tuy không đề cập tới ‘nhóm quyền lơi’ nhưng GSTS Võ Tòng Xuân lại trưng ra những thí dụ điển hình. Ông nhận định rằng Nhà nước chưa có chiến lược và chính sách cần thiết, từ Chính phủ đến Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương dù có chính sách tự do mậu dịch, nhưng trong thực tế lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2 - kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân “đem lúa cho vịt ăn”.
“Chúng tôi gọi là tư bản đỏ, mấy công ty bảo vệ thực vật, công ty phân bón, mấy công ty xuất khẩu lương thực đều ăn trên đầu trên cổ nông dân…Mấy công ty có đầu ra họ không muốn hợp tác trực tiếp với nông dân mà chỉ qua thương lái thôi.”

Kêu gọi tái cơ cấu nông nghiệp

GSTS Võ Tòng Xuân rất dũng cảm khi ông mô tả chính sách ruộng đất của Nhà nước đặt ra chủ yếu để duy trì hiện trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, trong khi Luật Hợp tác xã Nông nghiệp hoàn toàn không khuyến khích gì cho nông dân gia nhập hợp tác xã như các Nghị quyết Trung ương từng chỉ đạo.
GSTS Võ Tòng Xuân mô tả cách làm của Nhật Bản, quốc gia có lực lượng nông dân giàu ngang bằng các thành phần khác trong xã hội, Chính phủ dùng Hợp Tác Xã Nông Nhiệp làm công cụ xóa nghèo cho nông dân, bằng cách bơm tiền tài trợ sản xuất cho nông dân qua HTX của họ. Trong trường hợp Việt Nam ông nói:
“17-18 triệu gia đình nông dân thì làm sao mà giúp đỡ được, nhưng với 2.000 Hợp tác xã thì sẽ giúp dễ hơn. Thí dụ cứ 5 Hợp tác xã góp lại thành một vùng 10.000 héc-ta thì có thể làm được một nhà máy xay xát. Với 1,2 triệu đô la tức khoảng hai trăm mấy chục tỷ là có thể xây một nhà máy xay xát, cái này dễ dàng quá. Nhưng tất cả là chính sách, bây giờ nông dân cần thiết phải hợp tác lại với nhau để mà có thể sản xuất cạnh tranh với các nướ khác. Bây giờ nông dân phải đứng lại với nhau để sản xuất số lượng hàng hóa lớn để mà có giá thành nhỏ nhất, để có thể cung cấp cho khách hàng đúng lúc và đúng lượng.”
Nông dân mình ở ngoài thì không ai giúp mình hết, mình muốn làm gì thì làm tự do thiệt! nhưng bây giờ làm xong thương lái không mua ghìm giá thì cũng ráng chịu. 
-GS Võ Tòng Xuân
GSTS Võ Tòng Xuân quy trách Bộ Bộ NN&PTNT, hành động chỉ theo kiểu chắp vá, thấy hư đâu sửa đấy, bị thương chỗ nào băng bó chỗ đấy, không có một chiến lược dài hạn khả thi một cách đồng bộ có hệ thống. Chờ đến khi nào có bệnh dịch Bộ đề nghị cứu trợ vài ngàn tỷ đồng; khi nông dân kêu ca bán lúa không được, Bộ đề nghị cho doanh nghiệp vay không lãi để mua lúa tạm trử; thấy vài nơi có cánh đồng mẫu lớn để bán thuốc, bán phân cho dễ thì Bộ cũng hô hào xây dựng cánh đồng mẫu lớn; và bây giờ thì đang đề nghị “tái cơ cấu nông nghiệp” trồng cây khác thay cho cây lúa.
GSTS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, một chính sách nông nghiệp chỉ biết có cây lúa đã ăn sâu vào xương tủy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương nhỏ ở nông thôn đã giúp mọi người phá rừng làm lúa, ngăn chận mọi mầm mống đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mãi cho đến năm 2000 mới nới lỏng cho đa dạng hóa nhưng lại không cụ thể.
Một yếu kém nữa là trong thực tế mọi chương trình phát triển nông nghiệp, Bộ NN&PTNT khuyến khích mạnh ai nấy làm: anh khuyến nông thì hô hào trồng giống này, nuôi con kia mà không mua; anh bán thuốc, bán phân thì lo hô hào nông dân mua dùng, và nông dân thì mạnh ai nấy lo, trăm người trăm vẻ, khi thu hoạch thì có hàng chục giống, mặc sức cho hàng trăm thương lái ép giá. Trong khi đó thì các công ty lương thực của nhà nước thì lo o bế thương lái không đếm xỉa gì đến nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân cho là cách làm của Bộ NN-PTNT khiến cho nông dân bó tay tất cả nông sản như lúa, trái cây, cà phê, cá tra đều thua thiệt. Không nông sản nào có thương hiệu mạnh được vì chúng đã được sản xuất một cách không đồng bộ, chuỗi giá trị sản xuất bị tháo ra từng khoen không ráp lại được, mạnh anh này lợi dụng anh kia.
Sau khi phân tích sự yếu kém của chính phủ qua chiến lược và chính sách nông nghiệp, GSTS Võ Tòng Xuân khuyến cáo người nông dân chịu khó học hỏi để trở thành nông dân kiểu mới và sẽ có những quyết định sáng suốt hơn trong sản xuất. Ông cho rằng những bất cập trong đời sống của nông dân một phần cũng do chính bản thân người nông dân tạo nên. Nông dân Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún, thích sản xuất tự do không muốn hợp tác hóa.
“Nông dân mình ở ngoài thì không ai giúp mình hết, mình muốn làm gì thì làm tự do thiệt! nhưng bây giờ làm xong thương lái không mua ghìm giá thì cũng ráng chịu, rồi không được vay ưu đãi… tất cả những thứ này nó có cái giá của nó. Nếu người nông dân thấy bây giờ Việt Nam trong thời buổi gia nhập kinh tế toàn cầu, một mình người nông dân không có cách nào làm được. Họ phải có đoàn thể có nhóm lớn mới làm ra được sản phẩm với số lượng lớn với giá thành thấp cung cấp đúng ngày với giá rẻ nhất thì người nông dân mới có thể phát triển nổi.”
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi tái cơ cấu nông nghiệp, theo đó Việt Nam tập trung quá nhiều vào cây lúa, hô hào trồng cả vụ 3, thậm chí có nơi còn muốn trồng 7 vụ lúa trong mỗi 2 năm. Trồng lúa càng nhiều, càng làm tổn hại môi trường đất, nước và gia tăng biến đổi khí hậu, càng làm cung vượt cầu đưa đến rớt giá, làm nông dân trồng lúa nghèo hơn.
Nhưng trái lại có lúa nhiều cán bộ lãnh đạo được khen, đất nước được xếp hạng cao trong số các nước xuất khẩu lúa trong khi nông dân chịu thiệt.
Đã đến lúc phải nhận rõ sự thật phũ phàng: Nhà nước chỉ đạo sản xuất lương thực trong sự hy sinh của nông dân chứ không phải vì lợi ích của nông dân. Sự chỉ đạo này đã có vai trò lịch sử của nó trong thời kỳ đất nước bị thiếu đói. Nhưng khi bắt đầu xuất khẩu gạo thì ta phải biết dừng bớt trồng lúa và đa dạng hóa nông nghiệp.
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi Bộ NN-PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu.
-------------------------------------------------------------

20/07/2013

Blogger Việt Nam ra tuyên bố chung

http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/07/blogger-viet-nam-ra-tuyen-bo-chung.html
Một nhóm hàng chục blogger Việt Nam ra tuyên bố chung yêu cầu Chính phủ Hà Nội phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết về nhân quyền.
Mạng lưới blogger Việt Nam kêu gọi bãi bỏ Điều 258 Bộ Luật Hình sự
Việt Nam đang ứng cử để vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Nhóm tự gọi tên là Mạng lưới blogger Việt Nam trong tuyên bố hôm 18/7 viết với tư cách ứng cử viên, "Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Họ nói rằng các nghĩa vụ về nhân quyền của Việt Nam phải được thực hiện ngay trong nội bộ đất nước và "nhân dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt".
Tuyên bố chung được những người khởi thảo gọi là Tuyên bố 258, theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, nói về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Đây là tội danh mà Nhà nước Việt Nam đã dùng để điều tra và xét xử nhiều blogger viết bài chống đối chính quyền trong thời gian qua.
Tuyên bố của các blogger "kêu gọi chính quyền Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009".
Nhiều blogger bị bắt
Các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích rằng Hà Nội đang tăng cường bắt bớ các chỉ trích gia, với con số blogger và nhà hoạt động trên mạng internet bị bắt trong năm nay lên tới hàng chục người.
Tuyên bố 258 cũng cho biết trong tháng Năm 2013, "hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
"Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền".
"Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu 2013, Điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hòa lên blog của họ".
Tuyên bố của Mạng lưới blogger Việt Nam cho rằng các hành động trên của chính quyền đã vi phạm Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
"Để thành công trong việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền," Tuyên bố 258 viết.
Tuyên bố chung của Mạng lưới blogger Việt Nam khi công bố có gần 70 chữ ký, trong đó có những tên tuổi blogger được nhiều người biết đến như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Đoan Trang, Phạm Toàn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Thục Vy và J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Những người ký tên nói sẽ tiếp tục "xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền".
Họ cũng cam kết: "Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do chính quyền Việt Nam tiến hành".
Nguồn: bbc.co.uk
----------------------------------------------------------------

19/07/2013

Đôi điều suy nghĩ nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch nước

http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/07/oi-ieu-suy-nghi-nhan-chuyen-cong-du-hoa.html
Tương Lai
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước. Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”.
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong “ngôi nhà toàn cầu”, làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các “chính khách” đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quý báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được hết. Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.
Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối “mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích” (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Thì chẳng thế sao? “Đại Việt sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần” có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình: “Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được”. Sai người đuổi theo nhưng không kịp”. “Sai người đuổi theo” là để bắt mà giết đi để mà còn liệu “dễ bề mưu tính”. Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng: không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII. Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn - Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối ASEAN, mà cứ vẫn mang tâm lý “nước nhỏ” trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là “nước nhỏ” nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế thì cũng không “nhỏ” như người ta tưởng. Vì sao? Vì nhờ vào thực lực kinh tế, khoa học công nghệ và thành tựu về văn hóa nghệ thuật mà họ đạt được có thể ngang ngửa cạnh tranh với nhiều nước công nghiệp phát triển! Rồi Singapore, với diện tích 697.7 km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TP HCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập 9 tháng 8 năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới. Đây là câu chuyện dài chưa thể trong vài dòng nói hết, nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó. Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng của nước lớn. Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm “nước nhỏ” chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các “nước lớn”!
Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Tổ quốc đời đời vinh danh những người con yêu đã ngã xuống để giữ gìn từng thước núi, tấc sông của non sông gấm vóc ông cha bao đời gây dựng và bảo vệ để trao lại cho con cháu hôm nay. Vì thế, quyết không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với đủ thứ “nhân danh” để biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ.
Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích: “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa / Vui gì hơn làm người lính đi đầu”. Để rồi, trong “niềm vui” ấy, những núi xương, sông máu của “người lính đi đầu” đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao “đại nhảy vọt” (như cách trước đó cuộc “kháng Mỹ viện Triều” tạo ra một Bắc Triều Tiên làm trái độn) và đến một ngày đẹp trời thì Chu vui vẻ bắt tay Ních ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng “núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông” về nước cờ “thí tốt, đẩy xe”, bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.
Quyền lực và Tội lỗi
Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối. Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm “đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển” để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến. Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là “nhà nước pháp quyền” được rao giảng là “của dân, do dân và vì dân” đang quay lưng lại với dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những “bàn chân nổi giận” của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị.
Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết: “Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không có điểm dừng. Nhưng quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely). Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” ấy. Liệu lịch sử loài người đã biết có bao nhiêu thứ “quyền lực tuyệt đối” như chế độ toàn trị hiện hành? Vừa rồi, báo cáo của Tổ chức theo dõi tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới (Transparency International) cho biết Kết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, đứng đầu danh sách”!
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Chính cái đó đang hủy hoại sức sống của dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to. Mà phình to mãi vì lộ trình chạy chức chạy quyền đang được cải tiến và rất gọn nhẹ. Chẳng hạn như, nếu nhìn vào con số thì đồng lương của viên chức nhà nước không sống được, nhưng người ta vẫn sống, mà sống đàng hoàng nên vẫn đua chen vào biên chế nhà nuớc!
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng. Những phong trào từng được phát động rầm rộ và tiêu phí bao nhiêu sức lực và tiền của lấy từ ngân sách, cũng là tiền thuế của dân, sở dĩ không có kết quả vì không dám mở rộng dân chủ trong Đảng và thực thi dân chủ trong dân một cách thực chất.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại. Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ quát, đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại? Cái chuyện nhân danh “đặc thù” của mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt.
Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm
Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến pháp là một bằng chứng sống động. Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: “Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới”.
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc. Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng “đi với Trung Quốc thì bảo vệ được Đảng, giữ được chế độ XHCN”! (Nói “nếu đúng” vì có thông tin cho biết là nhiều khả năng đây là bài phát biểu ngụy tạo, tuy nhiên nó phản ánh rất thực hiện trạng TQ ngày nay).
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn. Như vậy, vội vã hớp lấy “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc, để rồi “thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới”, chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để “ông bạn láng giềng” dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là “ý thức hệ” thì “dễ mưu tính” như cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
Sinh lộ duy nhất: Dân chủ
Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn “bất chiến tự nhiên thành” trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này.
Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Myanma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ. Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã từng thực hiện việc “giải Hán hóa” một cách khôn ngoan để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, “cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...”. Trong cuộc đấu tranh ấy, “tìm về dân tộc” và “thân dân” là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc “giải Hán hóa”, và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong “Quần thư khảo biện” nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
“Kinh Dịch nói: “Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ “một”. Lấy chữ “một” ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy”!
Chữ “một” đây chính là “DÂN CHỦ”.
T.L.
-------------------------------------------------------------------------

Đ chơi tr em TQ tràn lan Vit Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-toys-pervasively-popular-vn-07192013180052.html
Nhóm phóng viên từ VN
2013-07-19
Tuổi thơ nhuộm màu… TQ!
Mùa hè, những cánh diều giấy cắt dán từ trang vở cũ học trò không còn chấp chới bay trên bầu trời, mà thay vào đó là một bầu trời sặc màu Trung Quốc với không biết bao nhiều con diều có xuất xứ Trung Quốc, đương nhiên là tuổi hồn nhiên của các em chỉ biết chơi đùa, các em như một tờ giấy trắng, đang bị sắc màu “kẻ lạ” nhuộm dần dưới nắng hè. Không dừng ở đây, đồ chơi trẻ em các loại tràn lan trong các shop baby. Điều này làm nhức nhối các bậc làm cha làm mẹ.
Chị Nguyên, có con đầu lòng tròn ba tuổi, đang sống ở Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng chị hết sức bất mãn khi vào một shop baby của A Cà Phê ở Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam trong một lần đưa con về thăm ngoại. Đồ chơi ở đây có hơn 90% là xuất xứ Trung Quốc, từ cái xe đẩy tập đi cho đến chiếc xe hơi điện, con vụ, diều giấy, chiếc xe mô hình hay quả bóng… Tất cả đều xuất xứ Trung Quốc. Chị Nguyên hỏi tìm đồ chơi không phải là Trung Quốc thì nhận được câu trả lời rất khó chịu của người bán hàng rằng bây giờ mọi thứ đồ chơi đều là của Trung Quốc, nếu không chơi thì chịu khó nhịn chứ tìm đâu ra đồ chơi Việt Nam hoặc nước khác.
Chị Nguyên nói thêm rằng không riêng gì cửa hàng này, phần lớn nhiều shop baby mà chị gặp đều bán toàn đồ chơi Trung Quốc. Hỏi ra, chị mới hiểu là đồ chơi Trung Quốc tránh được tiền thuế, nhập theo đường tiểu ngạch và bán có lãi nhiều hơn đồ chơi Việt Nam sản xuất, chính vì thế, vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng bán đồ chơi Trung Quốc.
Một người mẹ trẻ khác tên Thúy, sống ở quần Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cũng than thở với chúng tôi rằng bây giờ, đi tìm một cửa hàng đồ chơi không có đồ Trung Quốc nghe có vẻ khó hơn mò kim đáy biển. Chị Thúy rất ngại phải để con mình chơi đồ Trung Quốc vì nó quá nguy hiểm, dường như những thứ đồ chơi hay bất kì vật dụng gì có xuất xứ Trung Quốc cũng làm chị Thúy cảm thấy lo sợ và ớn lạnh nghĩ đến chiến lược đồng hóa người Việt và làm cho người Việt trở nên yếu đối, ngu đần để dễ bề cai trị của kẻ ngoại xâm Trung Quốc cả ngàn năm nay.
Rất tiếc, chị Thúy phải lắc đầu thừa nhận là hình như nhà buôn Việt Nam là kẻ bị Tàu hóa trước tiên, động cơ kiếm tiền và mãnh lực lãi suất cao đã khiến họ đánh mất tinh thần dân tộc, đánh mất nghĩa vụi của một người dân trong cộng đồng, họ sẵn sàng nhận hàng lậu của Trung Quốc để bán với lãi suất cao, sẵn sàng bỏ qua sự chào mời của các doanh nghiệp Việt Nam vì sản phẩm của các công tuy này ít lãi hơn. Và cay đắng nhất là vấn đề các doanh nghiệp Việt nam không hề có ý định tạo ra một cuộc cạnh tranh hoặc cuộc chiến trên thương trường với các sản phẩm Trung Quốc.
Sự bất minh trong sản xuất và quản lý thị trường Để giải thích thêm nhận xét của chị Thúy, anh Cả, chồng chị Thúy cho biết thêm là dường như các doanh nghiệp Việt Nam không muốn cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc, có hai lý do để họ không cạnh tranh là khi đồ chơi Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam, bắt buộc những khách hàng có trách nhiệm với con cái phải đi tìm hàng Việt Nam để mua, và có đắt cũng chấp nhận. Lúc này, hàng Trung Quốc trên thị trường đã đặt chuẩn giá tương đương vời hàng Việt Nam bấy lâu nay. Và đồ chơi Việt Nam có thể nâng giá lên gấp rưỡi hoặc gấp hai lần so với hàng Trung Quốc vì nó là hàng nội địa, nó mang tinh thần “người Việt Nam xài hàng Việt Nam”.

Mất gốc trên chính quê hương

Và đây là vấn đề khó gỡ ra được đối với sản phẩm đồ chơi trẻ em Việt Nam, giá điện quá cao, giá thuê mặt bằng và các loại thuế, các loại dịch vụ quá cao, đó là chưa kể đến các cổ phần ma của các quan chức mà họ phải chung chi hằng tháng. Chính vì thế, sản phẩm càng có giá thật cao, qui trình sản xuất càng bóp nhỏ lại bao nhiêu, nhà sản xuất càng có lãi bấy nhiêu. Mà trong tình trạng hiện nay, không có cách nào tốt hơn việc hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam và bán với giá ngang ngửa hàng Việt Nam, nhờ vậy, đồ chơi trẻ em của Việt nam sản xuất mới có cơ hội nâng giá lên gấp rưỡi, gấp đôi bình thường, và thị trường Việt Nam trở thành thị trường Trung Quốc – Việt Nam hợp tác cùng có lợi.
Một người mẹ khác, là giáo viên mầm non, hiện đang sống ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng chị thấy quá mệt mỏi vì việc đi tìm mua đồ chơi cho con mình, mỗi lần đi mua đồ chơi hoặc áo quần, chị buộc phải dắt con đến các siêu thị như Lotte Mart, Big C, Co.orp Mart mới có thể hy vọng tìm cho ra một ít đồ cho con trẻ. Cũng không ngoại trừ việc hàng Trung Quốc đã có mặt rất nhiều ở các siêu thị này, nhưng chí ít nó còn dán mác Trung Quốc, còn ở ngoài chợ đen và các shop baby thì hoàn toàn không có nhãn mác.
Chị than thở rằng mỗi lần mua như vậy, chị tốn gần hết một tháng lương của mình vì đồ chơi và áo quần trẻ con do Việt Nam sản xuất có giá thành rất đắt, gấp vài lần của Trung Quốc. Chị lấy làm hoài nghi không biết có sự thông đồng nào đó giữa nhà sản xuất, nhà buôn Việt Nam với nhà sản xuất, nhà buôn Trung Quốc hay không, vì theo chị thấy, nếu có, họ hoàn toàn có lợi trong chuyện này, chỉ có người mua của Việt Nam là thiệt thòi trăm bề. Mà trong khi đó, lượng khách hàng của gần chín chục triệu dân cho một thị trường chưa tới một trăm nhà sản xuất chuyên về đồ chơi, áo quần trẻ em của Việt Nam và chừng một trăm nhà sản xuất, nhà buôn, đầu nậu Trung Quốc, lúc này, chia phần lợi nhuận nghe có vẻ béo bở.
Chị bày tỏ sự lo ngại của mình về quan niệm dân tộc tính của người Việt Nam, có vẻ như bây giờ là thời điểm mà người Việt Nam bị Tàu hóa rất mạnh bởi động cơ tiền bạc và lợi nhuận. Mà những người bị Tàu hóa đầu tiên, trầm kha, có lẽ là những nhà buôn Việt Nam đang tiếp tay cho Trung Quốc tuồn hàng vào Việt Nam. Chị chia sẻ lo ngại về nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam sẽ bị mất gốc ngay trên chính quê hương bản quán vì bất kì thứ gì chung quanh chúng đều mang dấu ấn của Trung Quốc, không chừng, đến một lúc nào đó, trẻ con sẽ bị hội chứng nghiện đồ chơi Trung Quốc. Đó là một hậu quả có thể nhìn thấy trước!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------------

Trao đi thư tín vi thính gi

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/corresponding-reply-0719-ha-07192013162932.html
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-07-19

Bỏ điều 4 Hiến pháp

Qua thông báo từ Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng sẽ tiếp nhận góp ý về Hiến pháp cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2013, nhiều quý khán thính giả cùng độc giả của đài ACTD tiếp tục gửi về những ý kiến liên quan đến sự việc vẫn giữ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN trong điều 4 của bản Hiến pháp. Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái dành thời gian đăng tải những ý kiến sau:
Thính giả Phan Lạc Đông Quân cho rằng:
“Không thể bỏ điều 4 Hiến pháp cuả nước CHXHCNVN là hoàn toàn đúng vì chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam với một bề dày lịch sử, với một đường lối đúng đắn hơn 80 năm qua có thể đưa toàn dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên về chính trị vì những kẻ cơ hội, những kẻ lợi dụng nhân dân để phá hoại đất nước. Kinh nghiệm cuả chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn trước 1975 là một bằng chứng cụ thể”.
Trong khi đó, thính giả Hiệp từ Nga lại quả quyết:
“Tổng thống Nga Jelzin nói ‘Cộng Sản không thể thay đổi mà cần phải đào thải’. Có nghĩa là điều 4 Hiếp pháp cần phải được đào thải”.
Một thính giả không muốn nêu tên ở Đức luận giải vì sao không thể bỏ điều 4 Hiến pháp:
“Không thể bỏ điều 4 vì điều 4 là lá bùa hộ mệnh cho Đảng Cộng Sản nắm quyền mãi mãi. Hơn nữa sinh, lão, bệnh, tử-điều 4 là điều chết, mà con người ai cũng phải chết đó là quy luật tự nhiên, nên điều 4 không thể bỏ được vì ai cũng phải chết”.
Thính giả Tuấn từ Hà Nội nói lên suy nghĩ của mình:
“Bỏ điều 4 thì ông Tổng Bí thư Trọng rồi ban chấp hành TW sẽ trở thành cái gì? Số 0 à? Đảng Cộng Sản sẵn sàng làm một cuộc cách mạng nữa hy sinh hàng triệu người để giữ (mặc dầu thực tế khách quan bây giờ khó có thể xảy ra), cướp bằng được quyền lãnh đạo xã hội VN. Giấc mơ giữa ban ngày”.
Dân chúng và cả các đảng viên đều biết Đảng Cộng Sản VN giả dối và gian lận trong mọi vấn đề, đâu chỉ riêng trong dự thảo Hiến pháp. 
-Thính giả ở Quy Nhơn
Thính giả Nguyễn Chương ở Sài Gòn khẳng định:
“Đảng Cộng Sản VN đã tự bêu xấu mình trước dư luận trong ngoài nước nếu giữ điều 4 Hiến pháp: tự mình lãnh đạo đất nước VN muôn đời, không cho nhân dân nhân quyền tự do chọn lựa người tài đức lãnh đạo đất nước, chống Trung Quốc cướp đất, cướp biển đảo VN, giành lại Hoàng Sa và Trường Sa cho VN. Các đảng viên Cộng Sản chân chính cũng phải nhận ra điều này cho dân tộc VN được nhờ, không mang tiếng bán nước đối với tiền nhân và con cháu”.
Thính giả Trần Văn Trạch ở Hà Nội lý luận:
“Họ nghĩ tất cả người dân kể cả thành phần trí thức đều giống như con nít nên họ không quan tâm đến con nít nói chi. Chỉ có lệnh của Đảng mới quan trọng do đó họ mới trình bản dự thảo Hiến pháp do họ tự biên soạn cho Quốc hội”.
Cũng từ Hà Nội, thính giả Nghĩa Quân nói:
“Đúng là làm trò hề, nhiều người biết điều này. Tất nhiên mình cấm không được. Chỉ có hậu quả như Iraq, Libi... thôi. Ở đó cũng bao nhiêu năm cai trị lẫy lừng nhưng ‘đùng một cái’ là tan biến”.
Một thính giả từ Quy Nhơn kết luận:
Dân chúng và cả các đảng viên đều biết Đảng Cộng Sản VN giả dối và gian lận trong mọi vấn đề, đâu chỉ riêng trong dự thảo Hiến pháp. Chính đảng đã tạo ra thứ văn hóa giả dối cho xã hội VN ngày nay”.
Tuy nhiên thính giả Hồ Choa từ Hà Nội lại nhận xét sử Hiến pháp không có gian lận vì:
Tên nước vẫn nguyên có nghĩa là lên XHCN (xóa bỏ tư hữu, thành lập công hữu) cho nên hai vấn đề chính phải giữ lại là điều 4 và đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nếu bây giờ mà bỏ điều 4 và tư hữu đất đai, nhỡ sau này mà đất nước lên được XHCN lại phải công hữu đất đai thì gây tốn kém. Hãy tin ở Đảng là ‘CNXH’ là con đường dài nhất từ CNTB nhưng nó dễ đi bà con ơi!”
Thính giả Minh Nguyễn chia sẻ:
“Xã hội chủ nghĩa hay tư bản, một đảng hay đa đảng, tư sản hay cộng sản không quan trọng mà quan trọng người dân không bị bóc lột và những việc làm vì dân không hại dân, dân giàu có như nước phát triển thì tốt, chứ cái xã hội mà chỉ nói suông, người dân cảm bí bách mất lòng tin, giai cấp lãnh đạo cứ giàu ,dân cứ nghèo, thì đến cái xã hội thần tiên cũng chỉ là nói phét và mị dân thôi. Để dân tin thì hãy làm những gì tốt cho mình cũng như tốt cho dân, thì không cần giải thích dân cũng tin, còn dân nghèo chỉ cần hiểu giai cấp thống trị và bị trị là ai, thì ai cũng biết và đạo đức và nhân cách của một con người hay một gia đình....không do đảng cho mà con người đó phải học hỏi và biết đúng sai, biết yêu dân tộc ,quý trọng con người mới có được. Chúc Việt Nam sớm có thiên đường của con người và trí tuệ Việt Nam tạo nên”.

Làm gì để đất nước phát triển?

Và sau đây, Hòa Ái chuyển đến câu hỏi của thính giả Trần Thanh Phong nhờ các nhân sĩ trí thức cho ý kiến với người dân VN:
“Tôi rất bức xúc khi người ta đứng ra chống tham nhũng thì Chính phủ VN, Đảng Cộng Sản VN quy cho tội là ‘chống Đảng nghĩa là chống đất nước VN, chống Đảng có nghĩa là phá hoại lật đổ chính quyền’. Còn đứng ra biểu tình chống Trung Quốc thì kết tội ‘phản quốc’. Chúng tôi không biết phải làm chi bây giờ? Vậy tôi xin hỏi các nhân sĩ trí thức giải thích cho chúng tôi, giúp chúng tôi phải làm gì để đưa đất nước chúng tôi phát triển cùng với các nước chung quanh để dân chúng tôi có thêm quyền tự do và hạnh phúc. Xin chân thành cám ơn đài ACTD”.
Tôi rất bức xúc khi người ta đứng ra chống tham nhũng thì Chính phủ VN, Đảng Cộng Sản VN quy cho tội là ‘chống Đảng nghĩa là chống đất nước VN. 
-Trần Thanh Phong
Còn đây là lời nhắn gửi của thính giả Hai Lúa đến các thẩm phán và lực lượng công an ở VN:
“Tôi là Hai Lúa đây. Nhắn gửi các chú công an với thẩm phán các tòa là mình xử người ta người ta theo cái tâm mình để sau khi mình về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi được thoải mái. Còn mấy chú công an bắt người ta thì suy nghĩ coi một ngày nào đó có ai bắt lại mình hay không? Mấy chú nên nhớ rằng là ở đời không có gì tồn tại mãi theo thời gian. Người ta thường nói câu ‘cá ăn kiến thì có ngày kiến cũng ăn cá’. Mong rằng mấy chú nên thức tỉnh sớm. Thức tỉnh sớm, người có trí thì hãy biết tìm cây lành mà đậu. Mấy chú nên nhớ không phải hôm nay mấy chú là ngon. Mấy chú có đọc truyện Tần Thủy Hoàng sống không bao nhiêu mà giờ phút này chôn mà người ta còn tìm kiếm để quật mồ. Tôi là người dân dốt, không hiểu gì hết nhưng thấy mấy chú làm những chuyện mà khiến tôi quá bất mãn chế độ mà mấy chú đang phục vụ. Mong rằng mấy chú nghiên cứu lại”.
Liên lạc với banViệt ngữ đài ACTD:
“Alo. Cho hỏi thăm chị Hòa Ái…Cho hỏi thăm…”
Vừa rồi là 1 tin nhắn trong hộp thư thoại Hòa Ái nhận được trong tuần qua. Hòa Ái cũng nhận được rất nhiều cuộc gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775 nhưng lại không có lời nói nào được ghi âm lại. Bên cạnh đó, Hòa Ái cũng nhận được tin là có nhiều thính giả dùng sim điện thoại của mạng Viettel gọi vào hộp thư thoại của ban Việt ngữ, đài ACTD đều nhận được thông báo là số điện thoại 202-530-7775 không có thật.
Thưa quý thính giả, để liên lạc với ban Việt ngữ, quý vị vui lòng gửi email qua địa chỉvietweb@rfa.org hoặc có thể gửi email cho Hòa Ái tại địa chỉ hoaai@rfa.org. Quý vị cũng có thể liên lạc và nhắn tin cho Hòa Ái qua Facebook tại Hòa Ái Rfa.
Ban Việt ngữ đài ACTD vẫn mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ của quý khán thính giả cùng độc giả qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Quý vị ở VN, vui lòng bấm số 001 trước dãy số 202-530-7775. Sau khi nghe lời nói ghi âm của Hòa Ái và tiếng “bíp”, giọng nói của quý vị sẽ được ghi âm lại. Như tin nhắn của vị thính giả vừa rồi, Hòa Ái không có cách nào để liên lạc lại cùng quý vị. Kính mong quý thính giả nói lại tên và số điện thoại của quý vị khi gọi vào hộp thư thoại để tiện cho chúng tôi liên lạc lại cùng quý vị.
Hòa Ái xin cảm ơn thính giả Lee, thính giả Quốc Nguyễn, thính giả Đinh Xuân Phúc, thính giả Mai Ly cùng những thính giả không muốn nêu tên liên lạc với đài trong tuần qua.
Chân thành cảm ơn thời gian lắng nghe mục “Trả lời Thư tín” cùng Hòa Ái. Kính chúc quý thính giả 1 ngày mới an vui. Hòa Ái xin nói lời tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương này trình tuần sau.
-------------------------------------------------------------

N sinh viên nghèo đi bán vé s

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/univer-stud-sell-lott-tk-07172013081750.html
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-07-17
Chật vật tìm việc làm mùa hè Nếu những ngày đầu hè, học sinh kéo nhau đi bán vé số kiếm thêm tiền trang trải cho niên học tới, thì vài ngày gần đây, sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi thi học kì 2 và chính thức nghỉ hè, nhiều sinh viên ở thành phố Đà Nẵng bủa ra khắp các huyện để bán vé số. Phần lớn họ là những sinh viên trường cao đẳng nghề và cao đẳng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. Họ có gốc gác từ các vùng quê hẻo lánh và miền núi, có kinh tế gia đình khó khăn, không chen chân phục vụ được ở các quán, họ phải nghĩ kế sinh nhai qua mùa hè.
Một bạn nữ tên Thùy, sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng, cho chúng tôi biết rằng mỗi sáng, em thức dậy lúc 5h và ăn uống qua loa một gói mì tôm, sau đó đón xe bus vào thẳng Điện Bàn, rồi đi bán dạo vé số ở Điện Bàn trong buổi cà phê sáng ở các quán. Đến trưa, em đón xe bus hoặc đi nhờ xe của ai đó xuống Hội An để tiếp tục bán trong các quán, đến 3h30 chiều, em lại bắt xe bus Hội An về Đà nẵng trả vé. Trên xe bus, em cũng tranh thủ mời vé các hành khách với hy vọng bán được tấm nào mừng tấm đó.
Phần lớn họ là những sinh viên trường cao đẳng nghề và cao đẳng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. Họ có gốc gác từ các vùng quê hẻo lánh và miền núi, có kinh tế gia đình khó khăn, không chen chân phục vụ được ở các quán, họ phải nghĩ kế sinh nhai qua mùa hè
Thùy cho biết thêm, em quê ở huyện Trà My, ra Đà Nẵng học được một năm nay, nghỉ hè, em định sẽ về nhà phụ với gia đình làm vườn, làm ruộng, nhưng bây giờ nhà nông đang rảnh rỗi vì mùa lúa đã sạ xong, làm vườn thì trời nắng nóng, rau cải cũng chẳng lên được, nội tiền nước và phân tro không bù lỗ được, nếu Thùy về nhà làm phụ, có khi lại thành gánh nặng của gia đình. Mà đi tìm việc làm thêm ở các quán trong thành phố quá khó bởi mùa hè năm nay có quá nhiều sinh viên ở lại tìm việc làm thêm. Các quán nhậu, quán cà phê trong thành phố cũng đầy nghẹt sinh viên xin việc. Nghĩ mãi không ra, cuối cùng, Thùy quyết định nhận vé số đi bán.
Một nữ sinh viên khác tên Khánh, học năm t
...

[Thư đã được cắt bớt]  Xem toàn bộ thư