Hỏi đáp: Trả lời nghiêm túc “phản hồi của thanh niên nghiêm túc”

Jonathan London - Thưa bạn, nếu bạn không thấy sự giống nhau giữa hai chế độ Thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam hiện này đối với những quyền tự do cơ bản thì ai là dốt? Cũng có thể lắm, vì bạn chỉ là thanh niên, nghe cái gì cũng tưởng thật... Xin lỗi bạn. Tôi không “chỉ là một ông Tây” mà là một con người thật. Tôi đã có sống ở Việt Nam nhiều năm và nếu điều kiện cho phép tôi rất muốn sống ở Việt Nam trong tương lai. Nhưng, nếu bạn nghĩ là “Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?” là câu hỏi vớ vẩn thì tôi lại rất buồn...

*

TNNT: Tôi lần đầu biết tên giáo sư qua bài viết của giáo sư về đất nước tôi trên page Nhật Ký Yêu Nước Mỹ và tôi có đôi điều muốn nói cùng giáo sư.

Jonathan London (JL): Ok. Hỏi đi.

TNNT: Tôi không biết bài đăng trên page này có nguyên bản như ý giáo sư hay bị ban biên tập nhào nặn. Nếu bài viết bị nhào nặn thì xin giáo sư cứ vả vào mồm ban biên tập, tôi không chịu trách nhiệm đâu ạ.

JL: Cảm ơn đã quan tâm.

TNNT: Giáo sư khoe rằng có đến 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu Việt Nam và vài tháng trước, khi ghé thăm Hà Nội, Giáo sư đã có dịp trò chuyện với một số thanh niên quan tâm sâu sắc đến tương lai của đất nước. “Họ chia sẻ với tôi khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Những người trẻ này hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội. Vâng, họ lo lắng cho tình hình đất nước. Nhiều người trong số họ suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi”.

JL: Thưa thanh niên không tên, tôi vẫn giữ quan điểm này.

TNNT: Thưa Giáo sư, tôi không biết Giáo sư nghiên cứu cái chi ở những thanh niên mà ông hết lời khen ngợi này. Tôi biết một điều, thanh niên Việt Nam chúng tôi thích làm hơn là nói, và đại đa số thanh niên Việt Nam chúng tôi đang thực sự xắn tay xây dựng đất nước.

JL: Hoàn toàn đồng ý là thanh niên Việt Nam thích làm hơn là nói. Tiếc rằng, hiện nay ở Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng điều kiện cho phép thanh niên của đất nước để góp phần vào việc “xây dựng đất nước”. Thiếu việc làm chất lượng, thiếu lực lượng lao động có năng lực vì nền giáo dục của Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh chủ yếu do những ràng buộc và trở ngại ngay trong bộ máy chứ.

TNNT: Những ông thánh khoái chém gió cùng Giáo sư hổng phải là điển hình của thanh niên Việt Nam. Giáo sư mà lôi họ ra xem như đại diện cho thanh niên Việt Nam thì giáo sư phạm sai lầm học thuật cơ bản nhất. Tôi có thể nghiên cứu vài thanh niên thích hiếp dâm ở nước giáo sư sau đó phán ngay thanh niên nước giáo sư khoái hiếp dâm được không ạ?

JL: Xin lỗi bạn. Ở câu này có một số vấn đề xin nêu. Về cơ bản, từ đầu tôi có nói những thanh niên mà tôi đã gặp là đại diên đâu! Luận điểm của bạn có vấn đề rồi.

Trừ những người bị hoàn toàn tẩy não, rất khó có thể đánh giá sự khẳng định của bạn vì chúng ta thiếu số liệu tin cậy. Tôi không có viết họ “hổng” (từ mới đấy!). Tôi chỉ viết những thanh niên tôi đã gặp là “hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội”, “lo lắng cho tình hình đất nước” và “suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi.”

Đương nhiên điển hình của thanh niên Việt Nam hiện nay có nhiều loại. Có những người như bạn bảo vệ đường lối vì nhiều lý do. Có lẽ là bạn thực sự thấy những ý tưởng của chính quyền là những ý tưởng tốt nhất. Hoặc vì trong nền giáo dục của Việt Nam chỉ có dạy đường lối. Có lẽ vì ở góc phố nào ở Việt Nam (kẻ cả ở nông thôn) đều có loa tuyên truyền nên có nhiều bạn thực sự thấy những ý tưởng của chính quyền là đẹp nhất, hay nhất, chuẩn nhất bất chấp nội dung của nó là cái gì. Thực vây, tôi vẫn nhớ ngày mà tôi đã gặp những bạn này trên đường về khách sạn khoảng 4:30 chiều. Loa phát rất ồn ào. Bạn có thích không? Tôi thấy vớ vẩn một chút. Tốt hơn hết là một xã hội mà không có loa ở góc phố.

Theo tôi biết từ kinh nghiệm trực tiếp, cũng có những thanh niên đang làm trong bộ máy hoặc “được nuôi dưỡng” bởi nó, hoặc có cha mẹ làm trong nó mà có đầu óc cải cách, muốn đẩy mạnh cải cách trong sự nghiệp của mình, mà bị hêm hẹp vì sự tổ chức của bộ máy. Không dám nói vì sẽ bị trừng phạt. Số lượng của những người này chắc chắn không có ai nắm được vì chưa có một nghiên cứu cụ thể. Như bạn biết, còn có những người ngoài bộ máy mà, vì nhiều lý do khác nhau không đồng tình với việc có một chế độ độc đảng.

Chúng ta lại chưa biết số lượng của những người này là bao nhiêu vì chưa có ai nghiên cứu một cách khoa học. Lại còn những thanh niên chẳng bao giờ quan tâm đến chính trị. Ở Việt Nam số này là nhiều chứ. Và còn nhiều lý do khác có quan đến Gangnam Style và các chương trình Hàn Quốc hơn những vấn đề xã hội, kinh tế hay chính trị của đất nước mình.

Để giải quyết vấn đề này một cách ổn thỏa và chuẩn về phương pháp, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề một cách khoa học. Nếu được, xin ai tạo điều kiện cho tôi phối hợp với Viện Xã Hội Học của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam cùng thực hiện một điều tra khoa học. Ở Viện có nhiều người giỏi chứ. Tiếc là chẳng có cách thực hiện đâu. Nghiên cứu khoa học xã hội, dù có nhiều người tài, vẫn phải hành động với hạn chế cơ bản. Không chỉ là GS Tương Lai về vấn đề này. Thật đáng tiếc vì nghiên cứu một cách chưa độc lập, rất khó có thể biết điển hình của thanh niên Việt Nam, đặc biết là về chính kiến của họ. Chúng ta biết nhiều về thanh niên Việt Nam chứ. Nhưng về chính kiến còn là một khoảng trống.

TNNT: GS thắc mắc: “Nhưng làm thế nào, tôi tự hỏi, mà một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lại gắn liền với một loạt hành vi bạo lực mà chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây, như việc bố ráp và đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác với những thanh niên này” rồi tự trả lời luôn: “Chiến thuật đàn áp khốc liệt này có phải là cách tốt nhất để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) không?”

Tôi xin trả lời GS ngắn gọn: ở đất nước của chúng tôi không có chuyện nhà cầm quyền đàn áp ai cả. Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ. Bất kỳ một quốc gia có pháp luật nào cũng thế chứ không riêng Việt Nam. Xin GS vui lòng đưa tên tuổi của một ông thánh “yêu nước bằng mồm” bị xộ khám ra đây, tôi sẽ chỉ cho GS thấy họ phạm pháp chỗ nào. Tôi không hình dung được GS lại thích nghe tin ngồi lê đôi mách, tin đồn lề đường, góc chợ hơn là truyền thông cũng như tiếp xúc với cơ quan chính phủ.

JL: Bạn đã nghiện ma túy lâu chưa? “Ở đất nước của chúng tôi không có chuyện nhà cầm quyền đàn áp ai cả” là một câu vô cùng nực cười. Có nghĩa là bạn không miêu tả chính xác, hay vì nghiện ma túy hay điên cả bốn. “Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ” phản ánh một quan điểm hết sức nguy hiểm và đáng buồn. Ở đây tôi lại buồn vì chỉ thấy ý tưởng của một người không có một chút óc phê phán.

Bạn đã chia sẻ “Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ. Bất kỳ một quốc gia có pháp luật nào cũng thế chứ không riêng Việt Nam”. Đúng thế, ở Liên Xô dưới thời Stalin là như vậy. Ở Kampuchea dưới thời Pol Pot cũng vậy. Có nghĩa là pháp luật của nước nào cũng như nhau? Ở Hàn Quốc việc thanh niên bày tò chính kiến của mình một cách ôn hòa là chuyện bình thường. Ở Bắc Triêu Tiên việc thanh niên bày tỏ chính kiến của mình có kết quả là cả 3 thế hệ trong nhà sẽ được đi lao động khổ sai cả đời cũng là bình thường. Vậy bạn nghĩ sao?

Cả hai nước này như nhau thôi hả? Chính việc không khuyến khích thanh niên Việt Nam suy nghĩ một cách độc lập, tìm hiều một cách độc lập dẫn đến chuyện có quá nhiều thanh nhiên đã bị lừa bịp một cách hệ thống. Hy vọng bạn thấy vấn đề trong lý luận của mình và nếu không thì đề nghị bạn tìm hiểu thêm.

Khi bạn viết: “Xin GS vui lòng đưa tên tuổi của một ông thánh “yêu nước bằng mồm” bị xộ khám ra đây, tôi sẽ chỉ cho GS thấy họ phạm pháp chỗ nào” thì cảm ơn bạn, nhưng tôi không cần sự giúp đỡ của bạn. Vì nhiều khi vấn đề ở đây không phải là vi phạm pháp luật mà chính là pháp luật hiện hành. Đối với sự có tội củ hàng triệu người Đức thời Quốc Xã thiêu diết vấn đề có phải là vi phạm pháp luật không? Và vấn đề không phải là tôi thích “nghe tin đồn lề đường”. Thật sự, tôi không thích. Vấn đề là đến bây giờ ở Việt Nam thông tin lấy được từ truyền thông cũng như các cơ quan chính phủ nhiều khi là chưa đủ.

TNNT: GS nên nhớ để được làm GS, GS đã è cổ ra mà học hành nghiên cứu nhiều năm, cho nên, tôi xin GS cẩn thận với những phát ngôn có tính vu cáo người khác, mà tục ngữ Việt Nam gọi là “ ngậm máu phun người dơ mõm mình”.

JL: Dạ, GS cảm ơn cháu. Thế nhưng, tôi có vu cáo ai? Bạn hỏi: “Giáo sư có các bằng chứng thuyết phục nào mà phán: hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng cho họ một cơ hội công bằng nào, nhưng cũng biết rằng họ có thể vạch trần thêm bộ mặt đáng xấu hổ của chính quyền Việt Nam”. Xin hỏi: bạn có các bằng chứng thuyết phục nào là tôi sai?

Khi bạn kêu “Việt Nam chúng tôi có nhiều bác Giáo sư đẹp trai hơn giáo sư” thì dù là chuyện có thật đó vẫn là một bình luận cực kỳ ngu xuẩn. Khi bạn kêu “có nhiều bác Giáo sư … trán nhăn nhiều hơn giáo sư thì đã mất béng thanh danh vì kiểu Thầy bói xem voi. Người mù xem voi mà sờ trúng ass con voi thì anh ta phán ngay con voi thối quá. Tôi không dám nghĩ Gs là một anh mù xem voi…” Chưa chắc. Ai nghiên cứu về Việt Nam cũng biết rằng đây là một đất nước rất phức tạp do sự khác biệt lịch sử, xã hội và văn hóa giữa các vùng miền. Tìm hiều về Việt Nam luôn luôn có vấn đề “anh mù xem voi”. Nhà nước Việt Nam cũng vậy. Một số bộ phận thối quá! (giống như một số bộ phận của nhà nước chính tôi!)

TNNT: “Đã 87 năm kể từ cái chết của Phan Chu Trinh dưới chế độ Pháp thuộc. Ông sẽ nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Ông sẽ nghĩ gì về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Việt Nam vào năm 2013?”

Lẽ nào GS dốt sử đến mức không phân biệt nổi chính quyền Pháp thuộc và nhà nước CHXHCN Việt Nam? Cũng có thể lắm, vì GS chỉ mới biết Việt Nam 20 năm thôi mà.

JL: Thưa bạn, nếu bạn không thấy sự giống nhau giữa hai chế độ Thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam hiện này đối với những quyền tự do cơ bản thì ai là dốt? Cũng có thể lắm, vì bạn chỉ là thanh niên, nghe cái gì cũng tưởng thật.

TNNT: Thưa GS, nói gì thì nói, GS chỉ là một ông Tây, Gs không phải người Việt Nam và sống ở đây, xin GS đừng phán xét vớ vẩn : ”Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?”

JL: Xin lỗi bạn. Tôi không “chỉ là một ông Tây” mà là một con người thật. Tôi đã có sống ở Việt Nam nhiều năm và nếu điều kiện cho phép tôi rất muốn sống ở Việt Nam trong tương lai. Nhưng, nếu bạn nghĩ là “Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?” là câu hỏi vớ vẩn thì tôi lại rất buồn.

TNNT: Mỗi nền văn hóa có cách sống, cách suy nghĩ riêng về nhân quyền. Giáo sư không ăn mắm tôm được, tôi tọng mắm tôm vào mồm GS thì khác nào tra tấn GS, nhưng dân Việt Nam chúng tôi thích ăn mắm tôm. Tôi lấy ẩm thực ra để minh họa như thế để GS hiểu không phải khác chuẩn nhân quyền GS tôn thờ thì Việt Nam không có nhân quyền.

JL: Ở đây bạn lại hoàn toàn sai. Vấn đề không phải là văn hóa mà là chế độ chính trị. Hàn Quốc và Đài Loan có khác gì nhiều so với văn hóa của Việt Nam? Thật sự không ăn mắm tôm nhưng đã ăn (dù vừa ăn vừa khóc) thịt cầy, đã ăn tiết canh, đã ăn thắng cố. Nếu bị bỏ trong tù, đánh đập, thậm chí “ăn” tử hình chỉ vì thể hiện những ý tưởng về dân chủ thì vấn đề không phải là văn hóa. Có những hành vi man rợ ở bất cứ bối cảnh nào bạn ạ. Và nếu không chấp nhận điều đó thì bạn có những giá trị văn hóa thật lạ.

Khi bạn khẳng định “Nhân quyền ở một nước là phải làm dân nước đó hạnh phúc chứ không phải để hài lòng một ông Tây bên kia địa cầu” thì lại hoàn toàn sai. Nhân quyền là những quyền quốc tế và theo tôi biết Việt Nam đã ký Tuyên ngôn nhân quyền LHQ. Vài trò của Nhân quyền chính là bảo vệ quyền con người khỏi sự chuyên quyền (arbitrary power).

TNNT: Cuối cùng bạn đã chia sẻ: “Ở góc độ một người dân, tôi không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm nhân quyền. Tôi sinh ra được làm người và có những quyền như hiến pháp nước tôi công nhận cũng như trong tuyên ngôn độc lập. Tôi thấy người dân Việt Nam may mắn sống trong hòa bình ổn định, đất nước tôi bình yên, tôi yên tâm học hành, kiếm sống. Nếu GS là một người có trái tim bao dung như đức Chúa, từ bi như đức Phật, xin GS vui lòng qua Libya, Syria, Afghanistan, Iraq, Ai Cập… mà giúp nhân dân các nước ấy đi ạ”.

JL: Tôi cảm ơn bạn và hy vọng khi tôi đến Việt Nam trong những tháng tới chúng ta có thể gặp nhau, trao đổi một cách công khai. Ở góc độ một người dân, có thể bạn không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm. Điều đó không bất ngờ vì hình như bạn cứ nghĩ như trên thì sẽ có nhiều cơ hội ở Việt Nam.

Thế nhưng cũng có nhiều người khác có kinh nghiệm kách. Bạn muốn biết mình có quyền như hiến pháp công nhận thì xin bạn thành lập một tờ báo độc lập, thể hiện một chính kiến khác so với đường lối của ĐCS, hoặc gặp gỡ một số bạn và bàn về những vấn đề chính trị từ một góc độ khác. Oh quên, bạn không có đầu óc độc lập. Tiếc quá!

Khi bạn chia sẻ “Tôi thấy người dân Việt Nam sống trong hòa bình ổn định, đất nước tôi bình yên thì” ai ủng hộ Viêt Nam đều muốn như vậy. Câu hỏi không phải là sống trong hòa bình ổn định hay không, vấn đề không phải là có trật tự xã hội hay không. Vấn đề là có một trật tự xã hội như thế nào bạn ạ.


Chân thành, JL