LS Ngô Ngọc Trai, BBC: Báo chí Việt Nam gần đây phản ánh nhiều vụ việc về tình trạng bạo quyền của lực lượng Công an, điều này có lẽ là hệ quả từ việc Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về chống tra tấn và đối xử tàn bạo.
Cũng có thể do Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã đi vào những hoạt động cụ thể thiết thực nhằm xây dựng một nền tư pháp Việt Nam được trở lên công minh tiến bộ.
Xem ra lực lượng Công an đang không gặp may, nhưng rất có thể đây chỉ là sự ồn ào của một giai đoạn, sau đó mọi việc sẽ trở lại tình trạng cũ.
Vậy làm thế nào để xử lý tận gốc tình trạng lộng quyền của lực lượng Công an?
Giải pháp nếu có cũng cần ở tầm sách lược thể hiện ở các chế định mới về pháp lý và chính trị. Như thế mới tạo nền tảng căn cơ bền vững duy trì uốn nắn hoạt động của lực lượng này ở cả hiện tại và tương lai.
Cũng có thể do Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã đi vào những hoạt động cụ thể thiết thực nhằm xây dựng một nền tư pháp Việt Nam được trở lên công minh tiến bộ.
Xem ra lực lượng Công an đang không gặp may, nhưng rất có thể đây chỉ là sự ồn ào của một giai đoạn, sau đó mọi việc sẽ trở lại tình trạng cũ.
Vậy làm thế nào để xử lý tận gốc tình trạng lộng quyền của lực lượng Công an?
Giải pháp nếu có cũng cần ở tầm sách lược thể hiện ở các chế định mới về pháp lý và chính trị. Như thế mới tạo nền tảng căn cơ bền vững duy trì uốn nắn hoạt động của lực lượng này ở cả hiện tại và tương lai.
Pháp lý hay chính trị
Thông thường sau khi ký kết gia nhập Công ước quốc tế, Quốc hội và Chính phủ sẽ truyền tải những nội dung Công ước thành các văn bản pháp quy. Sửa đổi quy định cũ hoặc ban hành thêm quy định mới để điều chỉnh các vấn đề của đời sống đất nước sao cho phù hợp với tinh thần Công ước.
Nhưng tình trạng bạo quyền của lực lượng Công an là do hiện tại còn thiếu chế định pháp lý ngăn cấm hay do chế định về chính trị hiện trao quyền quá lớn cho lực lượng này ở Việt Nam?
Ở phương diện pháp lý thì thấy: Bộ luật tố tụng hình sự quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình. Bộ luật hình sự quy định một loạt tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp như Tội dùng nhục hình, Tội bức cung, Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giam giữ người trái pháp luật.
Luật công an nhân dân đã quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc không được làm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định những việc Điều tra viên không được làm, quy định về bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức chức danh Điều tra viên.
Các văn bản pháp lý khác như Luật cán bộ công chức cũng điều chỉnh hành vi việc làm của cán bộ chiến sĩ Công an.
Các chế định pháp lý là không thiếu vậy tại sao Công an vẫn lộng quyền?
Người ta dám làm sai vì họ không sợ bị trừng phạt, không sợ bị trừng phạt vì quyền lực họ to lớn. Quyền lực to lớn đó là vấn đề vị thế chính trị.
Vậy phải tìm nguyên nhân ở các chế định chính trị về lực lượng này.
Vị thế của Công an
Tuy cùng là Đảng viên CS nhưng Công an lại là Đảng viên mang vũ khí
Thực tế cho thấy một người vừa là Công an vừa là đảng viên thì ta chỉ toàn thấy người đó là Công an.
Vì Công an là một chức nghiệp và thường xuyên tác động tới dân, trong khi tư cách đảng viên chỉ hiển diện trên giấy tờ và trong phòng họp.
Công an thì chắc chắn phải là đảng viên, nhưng đảng viên chưa chắc đã là Công an, Công an lại có kỷ luật của lực lượng vũ trang nghiêm hơn kỷ luật Đảng. Cho nên công an là lực lượng có tính đồng nhất và tổ chức cố kết hơn tổ chức Đảng.
Công an được coi là thanh kiếm bảo vệ Đảng nhưng nhiều trường hợp người ta phải làm một việc vì sợ uy quyền của công an chứ không phải vì chính sách phù hợp với nhân tâm. Người ta khấn phật vì sợ ông thiên lôi.
Vị thế của lực lượng Công an so sánh với các lực lượng khác trong cùng tổ chức Đảng như công nhân, nông dân, công chức khác có thể ví như một quả tạ bằng sắt nằm trong cùng túi với các thứ đồ chơi bằng nhựa.
Như thế thật khó xác định Đảng lãnh đạo Công an hay Công an lèo lái Đảng.
Làm cách nào để Đảng nắm chắc và siết chặt lực lượng này?
Giải pháp là cần giữ khoảng cách giữa Đảng và Công an.
Lâu nay Đảng coi Công an là lực lượng trung thành bảo vệ nên giữ lực lượng này ở gần, hoặc có thể Đảng sợ để nó ở xa thì khó kiểm soát điều khiển.
Vì thế nên Đảng tổ chức xắp xếp để người đứng đầu các đơn vị công an giữ vị thế chính trị cao.
Người đứng đầu các đơn vị Công an đồng thời là thành viên trong cơ quan lãnh đạo tập thể của Đảng, ví như Bộ Trưởng Bộ Công an là ủy viên Bộ chính trị, Giám đốc công an tỉnh là Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng công an huyện là Ủy viên thường vụ huyện ủy.
Nhưng khi Đảng giữ Công an ở gần thì cũng có những rắc rối.
Xét theo tự nhiên: Khi chúng ta sử dụng công cụ lao động, chúng ta được an toàn nhờ khoảng cách từ cổ tay đến bả vai. Sẽ rất nguy hiểm nếu bàn tay mọc ngay trên cơ thể. Đó là ví dụ kinh điển về giá trị của khoảng cách.
Xét theo đời sống thực: Lẽ thường, vị thế (chính trị) kém hơn sẽ dễ sai khiến hơn, bởi vì sẽ khó bảo khi nó bằng vai với mình.
Cũng theo lẽ thường, làm sao mà nói lý lẽ đúng sai với một kẻ có võ lại đầy thủ pháp kinh nghiệm áp chế người khác?
"Công an có thể tham gia lắng nghe để thừa hành cho tốt, được trình bày ý kiến khi được cho phép nhưng không được tham gia biểu quyết"
Làm sao trao đổi lý lẽ đúng sai với một kẻ có vũ khí?
Thực tế vị thế tiếng nói của người bên Công an có uy lực như thế nào trong các cấp của tổ chức Đảng hẳn các đảng viên biết rõ.
Một nguyên lý tổ chức và hoạt động của Đảng là lãnh đạo tập thể, và đây chính là cơ sở nền tảng dẫn đưa đến việc để cho người bên lực lượng Công an tham gia vào hoạt động lãnh đạo tập thể.
Cách bố trí xắp xếp nhân sự như vậy có ích lợi là Đảng nhanh chóng có được ý kiến tham mưu đề xuất, lực lượng Công an lại nắm rõ vấn đề và có khả năng giải quyết nên thuận tiện cho tham gia làm thành viên của cơ quan tập thể lãnh đạo.
Bố trí đó cũng bởi bối cảnh Đảng hoạt động trong môi trường nhiều thù địch, cần có lực lượng công an bảo vệ thường trực bên mình.
Cách bố trí đó xuất phát từ những nhận thức đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh.
Nhưng nay môi trường và hoàn cảnh đã khác, nên cần thiết phải thay đổi.
Không nên để Bộ trưởng Bộ Công an giữ cương vị ủy viên Bộ chính trị mà chỉ nên để ở Ủy viên Trung ương Đảng. Giám đốc công an các tỉnh, huyện không nên để là Ủy viên thường vụ mà chỉ nên là ủy viên thường.
Trong các cuộc họp người bên Công an có thể tham gia lắng nghe để thừa hành cho tốt, được trình bày ý kiến khi được cho phép nhưng không được tham gia biểu quyết.
Theo đó, Công an tham mưu đề xuất, nhưng quyết định ở người khác.
Bằng cách đó Đảng sẽ vẫn sử dụng phát huy được ưu thế vũ khí sắc bén của lực lượng Công an, nhưng lại khắc chế kiểm soát được lực lượng này.
Đó là giải pháp khả dĩ nhất trong tương quan chính trị giữa lực lượng Công an với các lực lượng khác trong cùng tổ chức Đảng.
Cách bố trí xắp xếp nhân sự như vậy có ích lợi là Đảng nhanh chóng có được ý kiến tham mưu đề xuất, lực lượng Công an lại nắm rõ vấn đề và có khả năng giải quyết nên thuận tiện cho tham gia làm thành viên của cơ quan tập thể lãnh đạo.
Bố trí đó cũng bởi bối cảnh Đảng hoạt động trong môi trường nhiều thù địch, cần có lực lượng công an bảo vệ thường trực bên mình.
Cách bố trí đó xuất phát từ những nhận thức đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh.
Nhưng nay môi trường và hoàn cảnh đã khác, nên cần thiết phải thay đổi.
Không nên để Bộ trưởng Bộ Công an giữ cương vị ủy viên Bộ chính trị mà chỉ nên để ở Ủy viên Trung ương Đảng. Giám đốc công an các tỉnh, huyện không nên để là Ủy viên thường vụ mà chỉ nên là ủy viên thường.
Trong các cuộc họp người bên Công an có thể tham gia lắng nghe để thừa hành cho tốt, được trình bày ý kiến khi được cho phép nhưng không được tham gia biểu quyết.
Theo đó, Công an tham mưu đề xuất, nhưng quyết định ở người khác.
Bằng cách đó Đảng sẽ vẫn sử dụng phát huy được ưu thế vũ khí sắc bén của lực lượng Công an, nhưng lại khắc chế kiểm soát được lực lượng này.
Đó là giải pháp khả dĩ nhất trong tương quan chính trị giữa lực lượng Công an với các lực lượng khác trong cùng tổ chức Đảng.
Công an cũng hoạt động trong lòng một xã hội đang có nhiều vấn đề
Ở nhiều quốc gia, họ quy định lực lượng công an không được tham gia chính trị, không được là đảng viên của bất kỳ đảng phái nào. Không cho có vị thế chính trị chỉ cho có vị thế pháp lý (quyền hạn theo luật), bằng cách đó hạn chế được sự lộng quyền.
Trong khi đó ở Việt nam lực lượng Công an giữ vị thế chính trị cao trong Đảng, lực lượng này vừa nắm vũ khí lại có cả cơ quan ngôn luận báo chí, truyền hình.
Đạo đức công dân
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại.
Tình trạng bạo quyền cho thấy đạo đức công vụ yếu kém nhưng Công an đâu có sống trong chân không.
Họ tồn tại trong môi trường xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp phần nào phản chiếu tới đạo đức công vụ của lực lượng Công an.
Tình trạng bạo quyền xâm phạm tới quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng đây chỉ là một phần của hàng loạt các tệ trạng xã hội mà người dân là tác nhân và có trách nhiệm trong đó.
Rất nhiều người khi thấy thực tế cuộc sống không được như ý muốn thì chỉ biết phê phán mà không chấp nhận lẽ đời là cần bỏ công vun trồng mới tới ngày hái quả.
Rất nhiều người khi gặp vấn đề thì ai cũng chỉ biết tìm cách luồn lọt cho được việc của mình trong khi hòn đá tảng rắc rối vẫn nằm đó và chờ đợi người khác.
Ai cũng ích kỷ cá nhân, mũ ni che tai, ngậm miệng ăn tiền, sống chế mặc bay.
Đạo đức công dân như thế, làm sao đòi hỏi đạo đức công vụ của Công an?
Biết bao vấn đề bất cập xảy ra trong đời sống hàng ngày nhưng có mấy ai đụng đậy ngón tay để góp phần giải quyết?
Muốn có đời sống dân chủ an lành thì phải dựng xây, tự dưng đâu có được. Một nền tư pháp công minh tiến bộ đâu phải chỉ là công việc của chính quyền, người dân cũng phải có trách nhiệm trong đó.
Cho nên khi chê trách người thì cũng phải nhìn nhận lại mình. Hành xử của cán bộ công quyền thực chất là tấm gương phản chiếu và tương xứng với thái độ trách nhiệm của công dân.
Nêu ra vấn đề đạo đức công dân đặt trong mối tương quan với đạo đức công vụ của Công an là nhằm thúc đẩy mọi người sống có trách nhiệm hơn, chứ không phải chê trách.
Vì chê trách không phải là giải pháp.
Giải pháp ở Đảng.
Ở Việt Nam hiện nay, trị được Công an không ai ngoài Đảng.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại.
Tình trạng bạo quyền cho thấy đạo đức công vụ yếu kém nhưng Công an đâu có sống trong chân không.
Họ tồn tại trong môi trường xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp phần nào phản chiếu tới đạo đức công vụ của lực lượng Công an.
Tình trạng bạo quyền xâm phạm tới quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng đây chỉ là một phần của hàng loạt các tệ trạng xã hội mà người dân là tác nhân và có trách nhiệm trong đó.
Rất nhiều người khi thấy thực tế cuộc sống không được như ý muốn thì chỉ biết phê phán mà không chấp nhận lẽ đời là cần bỏ công vun trồng mới tới ngày hái quả.
Rất nhiều người khi gặp vấn đề thì ai cũng chỉ biết tìm cách luồn lọt cho được việc của mình trong khi hòn đá tảng rắc rối vẫn nằm đó và chờ đợi người khác.
Ai cũng ích kỷ cá nhân, mũ ni che tai, ngậm miệng ăn tiền, sống chế mặc bay.
Đạo đức công dân như thế, làm sao đòi hỏi đạo đức công vụ của Công an?
"Một nền tư pháp công minh tiến bộ đâu phải chỉ là công việc của chính quyền, người dân cũng phải có trách nhiệm trong đó"Mình đã công chính chưa mà đòi hỏi điều đó ở người khác?
Biết bao vấn đề bất cập xảy ra trong đời sống hàng ngày nhưng có mấy ai đụng đậy ngón tay để góp phần giải quyết?
Muốn có đời sống dân chủ an lành thì phải dựng xây, tự dưng đâu có được. Một nền tư pháp công minh tiến bộ đâu phải chỉ là công việc của chính quyền, người dân cũng phải có trách nhiệm trong đó.
Cho nên khi chê trách người thì cũng phải nhìn nhận lại mình. Hành xử của cán bộ công quyền thực chất là tấm gương phản chiếu và tương xứng với thái độ trách nhiệm của công dân.
Nêu ra vấn đề đạo đức công dân đặt trong mối tương quan với đạo đức công vụ của Công an là nhằm thúc đẩy mọi người sống có trách nhiệm hơn, chứ không phải chê trách.
Vì chê trách không phải là giải pháp.
Giải pháp ở Đảng.
Ở Việt Nam hiện nay, trị được Công an không ai ngoài Đảng.