TẤT CẢ CHÚNG TA : " những anh chị em yêu nước " HẢY ĐOÀN KẾT.

Hàng trăm người Việt Nam ký «Lời kêu gọi» bảo vệ nhân quyền 


Trọng Thành - RFI


Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A

ra, « Lời kêu gọi » không chỉ đòi chính quyền Việt Nam hủy điều 88 và nghị định 38, mà còn kêu gọi người dân Việt Nam tìm hiểu, hiểu biết kỹ hơn những quyền của mình, để đòi chính quyền bảo đảm các quyền hiến định đấy của người dân.
Ngày 25/12/2012, «Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam» được công bố. Cho đến nay, văn bản này đã được hàng trăm người Việt Nam, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, ký tên ủng hộ.

Mục tiêu chính của văn bản kể trên là yêu cầu chính quyền hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự, được đánh giá là « quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm » và Nghị định 38 được chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2005, « thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến ».

Văn bản cũng yêu cầu chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân, vì công khai bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, mà bị rơi vào vòng lao lý, do « điều 88 ».

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A, một trong những người đã ký tên vào «Lời kêu gọi» bảo vệ nhân quyền này.

RFI: Thưa ông, vừa rồi ở Việt Nam, nhiều công dân tham gia ký tên vào « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam ». Ông có thể cho biết vì sao ông lại ký tên vào lời kêu gọi này?

Nguyễn Quang A: Tôi đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu các cơ quan nhà nước và những nhân viên của nhà nước phải gương mẫu thực hiện đúng pháp luật và hủy bỏ, sửa đổi những điều quy định vi hiến của luật pháp, hoặc trái với pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Chính vì thế, tôi ký tên vào cái lời kêu gọi này, đòi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ, trước mắt là hai điều, điều 88 BLHS và nghị định 38 của chính phủ, vì tôi thấy hai cái đó ngược với những cam kết của Việt Nam trong các văn bản pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng, đồng thời cũng vi phạm Hiến pháp Việt Nam hiện hành (dù chính bản thân Hiến pháp ấy cũng phải được thay đổi). Nhưng ngay cả Hiến pháp dù chưa được tốt như thế, thì bản thân những điều đó cũng vi phạm Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.

RFI: Thưa ông, chính quyền Việt Nam sẽ có phản ứng như thế nào đối với « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam »?

Nguyễn Quang A: Thực ra, « Lời kêu gọi » không chỉ đòi chính quyền Việt Nam hủy điều 88 và nghị định 38, mà còn kêu gọi người dân Việt Nam tìm hiểu, hiểu biết kỹ hơn những quyền của mình, để đòi chính quyền bảo đảm các quyền hiến định đấy của người dân. Văn bản này cũng kêu gọi các tổ chức chính trị của Việt Nam học và làm đúng những điều ấy, tôn trọng những điều ấy. Bởi vì, nhiều khi họ không hiểu gì cả. Họ tiến hành khủng bố về mặt tinh thần, nhưng với danh nghĩa là đi « vận động » một cách hết sức là vô lối. Văn bản này cũng yêu cầu những người thực thi công vụ cũng phải học, cũng phải hiểu, để tôn trọng những quyền ấy và không tuân thủ những mệnh lệnh trái với những quyền con người như vậy.

Tôi không hiểu chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng ra sao, vì tôi chưa bao giờ ở trong chính quyền. Nhưng tôi nghĩ có thể họ sẽ không có phản ứng gì cả, họ cũng có thể lờ đi như là trước bao nhiều các lời kiến nghị khác. Nhưng mà dẫu sao, mục đích của "Lời kêu gọi" cũng là để đánh động cho họ, rằng : Họ là người vi phạm Hiến pháp và vi phạm luật nhiều nhất ở cái đất nước này. Và cũng là để đánh động cho người dân, đánh động cho các nhân viên của cơ quan công quyền là : Chính họ, khi kêu gọi người dân « tôn trọng pháp luật », thì trước hết họ phải tôn trọng pháp luật đã.

RFI: Thưa ông, hôm qua đại diện Quốc hội Việt Nam chính thức tuyên bố triển khai việc trưng cầu dân ý đối với dự thảo Hiến pháp mới, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 01/01/2013, việc « Lời kêu gọi » này ra đời vào thời điểm này liệu có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là có một ý nghĩa nào đó?

Nguyễn Quang A: Tôi phải đính chính là: Việc này, người ta gọi là « lấy ý kiến của dân », chứ không phải là một cuộc « trưng cầu dân ý ». Trưng cầu dân ý là phải có phương án 1, phương án 2, hoặc là có một phương án, nhưng người dân phải có quyền quyết định bằng lá phiếu của mình là tán thành hay không tán thành, hay chọn phương án 1 hay 2. Rất tiếc, cái gọi là « lấy ý kiến của nhân dân » này chỉ là việc lấy ý kiến để họ tham khảo và quyền quyết định là ở người chấp bút cuối cùng, và người bỏ phiếu cuối cùng, tức là những đại biểu của Quốc hội hiện hành. Và tôi nghĩ rằng, ý nghĩa của việc lấy ý kiến này cũng có thể là tốt, nhưng nó khác xa với việc để cho Dân quyết định, phúc quyết, thì đây hoàn toàn không phải như vậy.

Việc ra đời của « Lời kêu gọi » này, tôi nghĩ rằng, xét trong bối cảnh như thế, thì chỉ là một sự ngẫu nhiên, không gắn với chuyện « lấy ý kiến của nhân dân » trong những ngày sắp tới về Hiến pháp mới.

Tôi nghĩ rằng, phải có những thảo luận rất là công khai và minh bạch về chuyện Hiến pháp. Và, chỉ sau khi thảo luận rất là nhiều như thế, và nêu ra nhiều phương án khác nhau, thì lúc đó mới đặt vấn đề ra là để cho Dân quyết định, tức là "trưng cầu dân ý". Như vậy, thì điều đó mới có ý nghĩa. Còn nói rằng, lấy ý kiến của Dân trong một số thời gian, rồi người ta tập hợp các ý kiến lại, rồi cũng không có công khai những ý kiến của người dân lên. Rồi có một cơ quan bảo là : Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến của Dân, như thế này, như thế này... Thì tôi nghĩ tất cả những việc làm như thế không phải là trao quyền thực sự cho người dân.

Dù sao, trong thời gian tới, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người đóng góp (cho bản dự thảo Hiếp pháp), tuy cũng biết những hạn chế như tôi vừa nói.

RFI xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Quang A!

Nguồn: RFI Việt ng.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình

VRNs (31.12.2012) – Sàigòn“Những người đang tuổi trung niên chấp nhận hy sinh sự nghiệp, hy sinh hạnh phúc gia đình, những bạn trẻ đang tràn trề sức sống, hy sinh tương lai, hy sinh tất cả để tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nền độc lập quốc gia, cho toàn vẹn lãnh thổ. Đó chính là niềm hy vọng của dân tộc, của tổ quốc trong hoàn cảnh bi đát hôm nay”. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô đã nói như trên khi giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tại nhà thờ Gx Đức Mẹ HCG Sàigòn, lúc 20 giờ ngày 30.12.2012.



Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô giảng. Đồng tế còn có cha Anrê Đỗ Xuân Quế thuộc dòng Đaminh, 4 cha trong tu viện DCCT Sàigòn, hơn 1000 giáo dân. Ngoài ra cũng có một số người không phải là tín hữu Công giáo tham dự.

Trước thánh lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại thông báo cho cộng đoàn những ý cầu nguyện trong thánh lễ, cụ thể: Cầu nguyện cho các blogger ở Sàigòn tiếp tục bị xét xử bất công. Cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đưa ra xét xử tại Nghệ An vào đầu tháng 01.2013. Cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Cầu nguyện cho những nạn nhân của công an, những người bị chết oan. Và ngài cũng nhắc cầu nguyện cho chính những người có quyền lực trong tay đang ra những đau khổ cho người khác.
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình luôn thu hút được đông đảo anh chị em tham dự

Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế 
và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM giảng lễ

Bài giảng của cha Nguyễn Ngọc Tỉnh trong thánh lễ đã “vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là dân tộc.”

Nhìn sang các nước dân chủ như Anh, Mỹ, cha Ngọc Tỉnh nhấn mạnh: “Quyền lợi của đảng phái phải dành chỗ cho quyền lợi thiêng liêng của quốc gia.”

Sau khi đã nhắc tới một số nhân vật như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, cha Ngọc Tỉnh lặp lại một số tâm tình của nhà văn Chu Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Trung Quân… nói về lòng yêu nước, về “nỗi đau” khi bị chính người đồng bào đánh đập trong những lần họ xuống đường bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược.

Đề cập đến những mẫu gương hy sinh vì quê hương dân tộc, cha Ngọc Tỉnh nhắc trược tiếp đến một số nhân vật với những thế hệ già trẻ đang bị chính quyền đe dọa, đàn áp, cầm tù. Ngài cũng nhắc tới hai giám mục như tấm gương về lòng yêu nước: Đức Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long thuộc Úc Châu.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, các cha đồng tế và cộng đoàn đã hướng về hang đá Giáng Sinh đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do bằng 3 kinh Kính Mừng, kinh Lạy Nữ Vương, 1 lời cầu với Đức Mẹ HCG và 1 lời cầu với Tổng lãnh thiên thần Micaen.

Thánh lễ kết thúc lúc 21 giờ 30. Khi mọi người ra về, mỗi người nhận được một tấm card hướng dẫn cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do. Theo cha Antôn Lê Ngọc Thanh, từ khi Truyền thông Chúa Cứu Thế kêu gọi mọi người “Cầu nguyện cho Việt nam được công bằng và tự do”, đến nay đã có hơn 10.000 tấm card được phát ra.

Cộng đoàn cầm nến sáng trên tay cầu nguyện sau bài giảng

Một số anh chị em không phải là Công giáo cũng thường xuyên 
tới tham dự thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào mỗi Chúa nhật cuối tháng

Vị ngoại trưởng kế tiếp của Mỹ: Này ông John Kerry, hãy trả tự do cho Lê Quốc Quân

Tác giả: M.S.
Người dịch: Thủy Trúc
28-12-2012
VIET NAM-SEN. KERRY W/VIET KIDSSẽ quan trọng tới mức nào nếu nước Mỹ có một vị ngoại trưởng xuất sắc? Tôi quả thật không biết. Nói như thế này đi: Hãy thử nghĩ về bất cứ một sự nghiệp nào mà chính nước Mỹ đã theo đuổi trong 50 năm qua. Nào, nếu bạn lên danh sách 10 nguyên nhân hàng đầu khiến Mỹ quyết định theo đuổi cái sự nghiệp đó, thì liệu các nỗ lực ngoại giao của bất kỳ một quốc gia nào khác có được đưa vào danh sách nguyên nhân ấy không? Trong một số trường hợp, có lẽ có. Nhưng không thường xuyên. Bây giờ, bạn hãy đảo lại hai cực ấy. Đấy là lý do vì sao mà tôi rất hoài nghi về chất lượng hoạt động ngoại giao của Mỹ, tôi không tin rằng nó luôn có ảnh hưởng lớn đối với những gì các nước khác quyết định làm. Sự bất tài, khoác lác và đáng ghét, có thể khiến bạn chuốc lấy sự thù địch một cách không cần thiết, nhưng cho dù chính sách ngoại giao của bạn là xuất sắc hay kém cỏi, thì có lẽ cũng không chắc là bạn sẽ thuyết phục được các quốc gia khác nhanh chóng thay đổi quyết định của họ về các chính sách lớn, ví dụ như là chính sách theo đuổi phát triển năng lực hạt nhân.
Hãy nói về việc ông John Kerry được bổ nhiệm. Blake Hounshell cho rằng ông Kerry rất có tiềm năng là “sự lựa chọn tốt để làm ngoại trưởng cho nhiệm kỳ thứ hai của Obama”, nhưng ông ấy nói như thế vì những lý do tôi không muốn chia sẻ. Ông ấy nghĩ Kerry có thể làm tốt công việc đàm phán, thương lượng giữa phe Taliban và chính quyền Afghanistan; tôi thấy hình như ông ấy sẽ làm cho từng chuyện nhỏ của hai bên đều khác hẳn nhau đi (make every bit as much difference), như Henry Kissinger đã từng làm hồi đàm phán hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Về chuyện Iran, Blake Hounshell nghĩ ông Kerry sẽ “khai thác kiệt cùng các lựa chọn” trước khi đặt bút ký ủng hộ một chiến dịch ném bom; tôi hy vọng điều này đúng, và sự lựa chọn đó sẽ được thu xếp để kéo dài tới ít nhất là năm 2017, là khi vị ngoại trưởng kế tiếp Kerry có thể đặt lại vấn đề này. Về chuyện Bắc Triều Tiên, Blake Hounshell hy vọng ông Kerry sẽ “nghiên cứu khả năng gặp gỡ”, nghe có vẻ là một ý tưởng hay mà chúng ta không nên trông đợi là sẽ tạo ra được nhiều kết quả hơn so với lần trước. Về chuyện Syria, ngay cả ông Hounshell cũng phải dùng cụm từ “nhiệm vụ bất khả thi” và hy vọng sẽ có một chiến lược nào đấy, chỉ cần “ít tệ hại hơn” là được. Cuối cùng, về vấn đề Israel-Palestine, ông Hounshell cho rằng những diễn biến tồi tệ trong suốt bốn năm qua xuất phát từ sự lơ là của Hillary Clinton, điều này tôi không hiểu lắm, và ông có một niềm hy vọng táo bạo rằng ông Kerry “ít nhất sẽ làm ra vẻ như là chính quyền Obama đã có chiến lược”.
Mặt khác, ở tầm vi mô, tôi nghĩ đôi khi việc ai làm ngoại trưởng cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Một lần nữa, lấy ông John Kerry làm ví dụ. Có một quốc gia nơi Mỹ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng kỳ lạ, và là nơi các hành động can thiệp bằng ngoại giao của Mỹ thường xuyên có ảnh hưởng rất tích cực đến vấn đề nhân quyền, ít nhất là của những cộng đồng nhỏ. Nơi ấy là Việt Nam. Ông Kerry, con người được mang cái danh hiệu từ- cựu-chiến-binh-trở-thành-phản-chiến, cực kỳ được yêu mến ở Việt Nam, được ca tụng khắp nơi nhờ vai trò chủ chốt mà ông cùng John McCain đã đóng trong những năm 1990, trong việc giải quyết vấn đề POW-MIA (tù binh chiến tranh và người Mỹ mất tích – ND) và tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mậu dịch. Ông không chỉ có những mối quan hệ trực tiếp, rất hữu hảo với các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mà cá nhân ông cũng là người rất nổi tiếng. Hình ảnh ông trong các tài liệu tuyên truyền được trưng bày trong hàng loạt bảo tàng Việt Nam, ca tụng những gì mà chính quyền Mỹ đưa ra như là hành động đền bù của Mỹ cho những chính sách ương ngạnh của họ thời chiến tranh, cùng với việc Việt Nam lại nổi lên như một thành viên được cộng đồng quốc tế công nhận và có một mối quan hệ thân thiết đến khó chịu, có phần hơi tíu tít, với Mỹ.
Điều đó sẽ đặt ông Kerry vào một vị thế tuyệt vời để vận động cho những thay đổi tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam vừa bắt hôm thứ năm vừa qua với tội danh trốn thuế.
Chúng ta hãy hiểu rõ việc này: Lê Quốc Quân không bị tù vì trốn thuế. Đây là lần thứ ba anh bị giam giữ. Lần đầu, anh bị bắt vào năm 2007 khi từ Mỹ trở về nước, vì anh đã cả gan nhận một học bổng để theo học về dân chủ ở Học viện Dân chủ Quốc gia. Sau khi về Việt Nam, anh liên tục bảo vệ cho những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, biểu tình đòi tự do thờ nguyện Công giáo và chống Trung Quốc, và tham gia các hoạt động chính trị khác nhau, đều gây bực tức cho chính quyền. Lần này anh bị giam vì Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch xử lý blogger, rõ ràng là có liên quan đến tình hình kinh tế tối tăm của đất nước, các vụ bê bối tham nhũng, tranh giành quyền lực, trong cái thế giới mà quan hệ chính phủ-doanh nghiệp đan xen xoắn xuýt, và sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bất đồng chính kiến bị tù. Mỹ sẽ không thể khiến Việt Nam phải ngừng hành động bắt bớ người bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không thích tự sát về chính trị. Mỹ cũng sẽ không thể buộc Việt Nam phải cho phép công dân Việt Nam được làm tất cả những gì họ muốn trên Internet. Nhưng Việt Nam phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, phụ thuộc vào sự hỗ trợ về cả quân sự lẫn ngoại giao của Mỹ trong cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Điều đó khiến Mỹ có thể tuyên bố rõ rằng, Việt Nam sẽ trả một cái giá nhất định, khi vừa bị khó xử vừa bị giảm hỗ trợ, nếu họ đi vượt khỏi những giới hạn thông thường nào đó trong việc họ đàn áp người bất đồng chính kiến. John Kerry, với những ưu điểm có được từ các phẩm chất riêng, đang ở một vị thế có thể vạch ra những giới hạn đó, phần nào mạnh mẽ hơn một ngoại trưởng nào đó khác vốn không được Việt Nam xem như anh hùng trong sự nghiệp hòa giải Việt-Mỹ. Ông nên tận dụng vị thế này để cố gắng đưa Lê Quốc Quân và một số nhà hoạt động dân chủ bạn hữu ra khỏi nhà tù. Và tôi hơi lạc quan mà cho rằng ông sẽ làm việc đó.
Nguồn: The Economist

CHÚNG TA HẢY KÊU GỌI QỐC TẾ CAN THIỆP ĐỂ TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN THẢ TỰ DO NGAY LẬP TỨC CHO NHÀ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC YÊU NƯỚC.

Viết cho Lê Quốc Quân ngày cuối cùng năm 2012

Bùi Thị Minh Hằng - Từ hôm tin Lê Quốc Quân bị bắt đến nay mình thật sự bức xúc và shok. Càng nghĩ càng căm giận cái nhà cầm quyền bất nhân thất đức này. Tội danh họ gán cho Quân ư? Ai tin chứ? Chẳng phải họ đã bằng mọi cách muốn bỏ tù Quân cho bằng được ngay từ khi Quân đi học bên Mỹ về đó sao?

Cho đến lúc này dù họ có gán cho Lê Quốc Quân bất kỳ tội danh gì đi nữa thì chắc chắn tôi và nhiều người đều biết rằng nhà cầm quyền bắt và đổ tội cho anh cũng chỉ vì YÊU NƯỚC - thương dân tộc này mà thôi.

Mấy ngày qua , tôi cứ muốn viết cái gì về Quân mà không sao viết được. Bởi thương xót, bởi tức, bởi uất giận cái cách hành xử vô pháp vô luân của cái chính quyền này.

Có ai mang tội danh "trốn thuế" mà bị nhà cầm quyền ra tay một cách tàn khốc đối với cả gia đình, dòng họ. Ra tay cả với những người phụ nữ chân yếu tay mềm và đốn mạt, vô nhân tính hơn là họ đang mang thai song cũng bắt... Một doanh nghiệp từng nhận giấy khen của ngành thuế nhưng lại bị công an - an ninh bắt giữ để "điều tra trốn thuế".

Với ai họ có thể bưng bít mà bịt miệng rồi vu khống đủ trò. Nhưng đối với Lê Quốc Quân thì ai ai cũng hiểu: Tất cả tội danh chỉ là trò hề hạ tiện... Họ muốn bắt là họ bắt. Họ có thể bắt anh vì họ thấy anh thật sự "nguy hiểm" cho cái bản mặt của họ. Họ có thể bắt anh vì họ quá SỢ hãi anh sẽ là người làm cho họ phải trở thành "kẻ chiến bại".

Cũng có thể họ bắt anh vì không chịu nổi cái sự "vô tư, ung dung" của anh trong khi tất cả một thể chế tà quyền của họ đang run rẩy lo sợ trước bất cứ một sự phản ứng nào dù nhỏ từ phía Nhân Dân... Mà Quân thì được bà con công giáo, Nhà thờ cũng như rất nhiều bạn bè bằng hữu yêu mến. Tôi cũng là một trong những người rất yêu mến Lê Quốc Quân. Tuy chị em không có nhiều cơ hội để chuyện trò chia sẻ nhưng tôi luôn tin cậy và coi em như một người em gần gũi thân thương. 

Nhớ những ngày bắt đầu ra Hà Nội đi khiêu kiện về nhà cửa, nghe tin Quân là luật sư nên tôi cũng thường hỏi ý kiến và tham khảo những góp ý của em. Thật tình thì Quân lại không tư vấn nhiều cho tôi về luật, mà em thường chia xẻ những nỗi buồn của tôi trong chuyện gia đình. Và Quân cũng hay khuyên tôi làm sao để tránh khỏi những đau thương phiền lụy... Mỗi lần chị em trò chuyện Quân luôn đem lại cho tôi cảm giác nhẹ lòng. Tôi quý mến Quân và luôn coi như người em tin cậy là vì thế.

CỤNG LY CHỐNG LƯỠI BÒ XÂM LƯỢC (ngày chia tay Minh Hằng 21-12-2012)

Suốt những ngày tháng của năm 2011, chị em thi thoảng gặp nhau ở nhà thờ, hay đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược... rồi tôi bị bắt giam 5 tháng xong trở về trong Nam. Chị em mới chỉ gặp lại hôm cuối tháng 11 vừa qua thôi. Tay bắt mặt mừng nhưng chưa có buổi nào ngồi nói chuyện hay ăn với nhau bữa cơm trên gần văn phòng Quân như mọi khi. Ai cũng tất bật với bao công việc. Hôm liên hoan chia tay tôi về lại trong Vũng Tàu ngày 21-12 vừa rồi Quân như muốn nói chuyện nhiều hơn nhưng trộn rộn với quá đông bạn bè nên chị em lại hẹn nhau hôm nào ra sẽ lên văn phòng ăn trưa cùng Quân như ngày nào...

Ngồi xem lại clip hôm chia tay ấy càng thấy thương Quân. Thương cái tính nồng nhiệt với bạn bè, anh chị em. Thương cái tính vô tư nhưng chân thành và dễ gần gũi... Sao những con người tử tế và nhân cách mà lại phải chịu những bất công, tàn bạo trong cái xã hội này? Tôi hỏi rồi thì tôi lại tự trả lời: Bởi cái chế độ độc tài tàn bạo này nó không muốn cho những con người tử tế được sống chung với loài ma quỷ và lũ người khát máu man rợ. Chính vì thế, khi quyền lực ma quỷ đang hiện hành thì người lương thiện chính nghĩa khó lòng có đất sống mà làm người tử tế.

Đến thăm gia đình Lê Quốc Quân sáng 30-12-2012

Sáng nay đến thăm nhà Lê Quốc Quân.

Nhìn cảnh nhà chỉ còn lại những người phụ nữ- Mẹ- vợ - em, các con mà lòng mình nghẹn lại... Ai cũng khóc. Bản thân mình cố lấy hết bình tĩnh gan góc để nắm tay vợ Quân mà động viên em. Nhưng chính mình phải chặn nước mắt trước cả cô ấy... Mình rất tin Quân và bản lãnh, nghị lực của em. Xong nhìn cái cảnh nhà chỉ còn trơ lại nguyên đàn bà, con trẻ lòng mình bỗng xót xa đắng lòng. Đất nước này như đang bị tàn phá tận diệt. Và những người đàn bà đang như những cây xương rồng gai góc vẫn hiên ngang đương đầu với sóng và gió...

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Chẳng biết nói gì trong lúc này, chỉ biết động viên và nguyện sẽ kề vai sát cánh bên những con người đó. Vì họ là người công chính nên họ không bao giờ cô đơn.

Trước khi ra về mình nắm tay Hiền vợ Quân và kể cho cô ấy cùng Mẹ Quân nghe chuyện trong cuốn tiểu thuyết MÙA TÔM của Ấn Độ.....

Chuyện kể rằng:

Khi những chàng trai của làng chài đó đi ra khơi xa. Hàng ngày, hàng giờ họ đối đầu với biển cả và sóng gió. Họ trầm mình trong sóng cả , giông tố và biết bao hiểm nguy trực chờ. Nhưng họ tin rằng ở nhà những người phụ nữ của họ sẽ cứu được họ bằng chính lòng chung thủy và sự Nguyện cầu... Và họ luôn bình yên trở về trong vòng tay chờ đợi bằng cả đức tin đó....

Nghe xong mình thấy vợ Quân mím chặt môi, mỉm cười thật cương nghị và vững vàng....

Quân ơi! cậu em nhỏ nhắn nhưng vô cùng rắn rỏi và kiên cường của chị cùng bao người... Em sẽ sớm trở về trong sự nguyện cầu chung thủy và đức tin lớn lao của những người phụ nữ yêu thương em nhất. Mẹ em, vợ em, các con em và tất cả bạn bè bằng hữu trong đó có chị.

Viết cho Lê Quốc Quân ngày cuối cùng năm 2012

CẦU NGUYỆN CHO TỔ QUỐC ĐƯỢC BÌNH YÊN

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình

VRNs (31.12.2012) – Sàigòn“Những người đang tuổi trung niên chấp nhận hy sinh sự nghiệp, hy sinh hạnh phúc gia đình, những bạn trẻ đang tràn trề sức sống, hy sinh tương lai, hy sinh tất cả để tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nền độc lập quốc gia, cho toàn vẹn lãnh thổ. Đó chính là niềm hy vọng của dân tộc, của tổ quốc trong hoàn cảnh bi đát hôm nay”. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô đã nói như trên khi giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tại nhà thờ Gx Đức Mẹ HCG Sàigòn, lúc 20 giờ ngày 30.12.2012.



Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô giảng. Đồng tế còn có cha Anrê Đỗ Xuân Quế thuộc dòng Đaminh, 4 cha trong tu viện DCCT Sàigòn, hơn 1000 giáo dân. Ngoài ra cũng có một số người không phải là tín hữu Công giáo tham dự.

Trước thánh lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại thông báo cho cộng đoàn những ý cầu nguyện trong thánh lễ, cụ thể: Cầu nguyện cho các blogger ở Sàigòn tiếp tục bị xét xử bất công. Cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đưa ra xét xử tại Nghệ An vào đầu tháng 01.2013. Cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Cầu nguyện cho những nạn nhân của công an, những người bị chết oan. Và ngài cũng nhắc cầu nguyện cho chính những người có quyền lực trong tay đang ra những đau khổ cho người khác.
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình luôn thu hút được đông đảo anh chị em tham dự

Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế 
và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM giảng lễ

Bài giảng của cha Nguyễn Ngọc Tỉnh trong thánh lễ đã “vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là dân tộc.”

Nhìn sang các nước dân chủ như Anh, Mỹ, cha Ngọc Tỉnh nhấn mạnh: “Quyền lợi của đảng phái phải dành chỗ cho quyền lợi thiêng liêng của quốc gia.”

Sau khi đã nhắc tới một số nhân vật như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, cha Ngọc Tỉnh lặp lại một số tâm tình của nhà văn Chu Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Trung Quân… nói về lòng yêu nước, về “nỗi đau” khi bị chính người đồng bào đánh đập trong những lần họ xuống đường bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược.

Đề cập đến những mẫu gương hy sinh vì quê hương dân tộc, cha Ngọc Tỉnh nhắc trược tiếp đến một số nhân vật với những thế hệ già trẻ đang bị chính quyền đe dọa, đàn áp, cầm tù. Ngài cũng nhắc tới hai giám mục như tấm gương về lòng yêu nước: Đức Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long thuộc Úc Châu.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, các cha đồng tế và cộng đoàn đã hướng về hang đá Giáng Sinh đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do bằng 3 kinh Kính Mừng, kinh Lạy Nữ Vương, 1 lời cầu với Đức Mẹ HCG và 1 lời cầu với Tổng lãnh thiên thần Micaen.

Thánh lễ kết thúc lúc 21 giờ 30. Khi mọi người ra về, mỗi người nhận được một tấm card hướng dẫn cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do. Theo cha Antôn Lê Ngọc Thanh, từ khi Truyền thông Chúa Cứu Thế kêu gọi mọi người “Cầu nguyện cho Việt nam được công bằng và tự do”, đến nay đã có hơn 10.000 tấm card được phát ra.

Cộng đoàn cầm nến sáng trên tay cầu nguyện sau bài giảng

Một số anh chị em không phải là Công giáo cũng thường xuyên 
tới tham dự thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào mỗi Chúa nhật cuối tháng

ĐẦU NĂM MỚI : " KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI TẠO ÁP LỰC ĐỂ TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN THẢ TỰ DO CHO NHỮNG NHÀ YÊU NƯỚC"

“Cầu xin đau cả loài người”*

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Tôi vừa bóc đi tờ lịch cuối cùng của năm cũ và ngồi viết những giòng chữ vô nghĩa này như một cách tự vỗ về mình. Và cũng là để ngăn chặn nỗi ám ảnh không tràn sang năm mới.Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ đang mang thai phải sống trong ngục tù. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ khác bị đánh đập, bị lột quần áo để cho những kẻ - tự nhận mình là con người -  khám xét khắp cơ thể ngay tại trụ sở phường công an, một nơi được hiểu là “làm nhiệm vụ bảo vệ công dân”. Nỗi ám ảnh về một gia đình có đến ba người bị bắt trong vòng chưa đầy ba tháng.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh - Luật sư Lê Quốc Quân – là hình ảnh anh bị gần chục công an “kéo xềnh xệch” trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội mà miệng vẫn hô vang: “Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam!”. Đó là ngày 9/12/2007, ngày mà lần đầu tiên kể từ sau năm 1975, người dân dám xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, phản đối việc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hồi đó, có lẽ anh còn chưa biết tôi. Sau này khi tiếp xúc với anh, tôi đã rất ngạc nhiên: chưa bao giờ anh nói với tôi về Nhân quyền hay Dân chủ, những giá trị mà cả tôi và anh đều đang theo đuổi. Tôi nhận ra một điều rất thú vị nơi anh, là anh thích truyện cười, truyện tiếu lâm và đã kể rất duyên những câu chuyện ấy.

Khi tôi vừa mãn hạn tù hơn một tháng thì em trai anh, anh Lê Đình Quản bị bắt. Ít ngày sau, “công an Hà Nôị về tận quê ở xã Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh tìm bắt chị Nguyễn Thị Oanh là em con cậu ruột của anh Quân ngay khi chị Oanh đang về quê để dưỡng thai và chăm sóc bố đang ốm” (trích “Thư thông báo và kêu gọi sự quan tâm” của gia đình anh Quân). 

Bi kịch chưa dừng lại ở đó. Ngày 27/12/2012, đang trên đưởng chở con đi học thì anh Quân bị hàng chục công an chặn bắt, đồng nghĩa với việc họ cũng cướp luôn tuổi thơ của con anh.Tôi không thể hình dung ra được mình sẽ chịu đựng thế nào nếu phải ở trong hoàn cảnh ấy. Anh sẽ phải sống những ngày tháng trong tù để đau nỗi đau của mẹ, của vợ, của con anh. Sẽ phải đau nỗi đau của người em gái và đứa cháu đang đợi ngày chào đời.

Hồi bị biệt giam, tôi ở cạnh buồng của Quỳnh, một người tù cũng đang chờ ngày được lên chức bố. Quỳnh bị bắt khi về chịu tang bố sau những ngày trốn nã. Quỳnh bảo với tôi: “Có lẽ vợ em sẽ sinh đúng ngày cúng 49 của bố em chị ạ. Nhưng không biết là con trai hay gái”. Đêm nào Quỳnh cũng hát, và hát rất hay những bài hát thật buồn. Tôi hay bị ám ảnh bởi giọng hát (đúng hơn là tâm trạng) của Quỳnh.Tôi nhớ nhất là những câu:

“ Hỡi những bạn bè nằm trong lao lý
Con tôi chào đời là trai hay gái
Em ơi ở nhà lo cho con em nhé
Anh xin hẹn lại kiếp sau trọn đôi…”

Tôi không biết vợ Quỳnh sinh con trai hay gái, có sinh đúng thời gian Quỳnh tính toán hay không và Quỳnh bị kết án bao nhiêu năm vì sau đó ít hôm, cậu ta bị chuyển đi nơi khác. Nhưng ít ra, vợ Quỳnh khi sinh nở dù vắng chồng vẫn sẽ được gia đình nội ngoại, bạn bè chăm sóc, chúc phúc. Quỳnh, sau ít năm trở về sẽ được ôm con vào lòng để tận hưởng hạnh phúc của tình phụ tử. 

Hoàn cảnh ấy tuy đáng thương nhưng không đáng lo như chị Oanh. Việc bắt giữ và giam một phụ nữ đang mang thai không chỉ vi phạm pháp luật (cụ thể là điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, vi phạm Luật Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em, vi phạm một số điều được quy định trong Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính Việt Nam đã tham gia ký kết), mà còn xúc phạm nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức và danh dự của người Việt Nam.

Thêm nữa, gia đình Luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ “nhận được thông tin là thân nhân bị phân biệt đối xử trong trại giam”. Lấy tư cách là một cựu tù nhân lương tâm, tôi dám khẳng định chuyện bị “phân biệt đối xử” là có cơ sở. Chị Oanh, dẫu không bị bắt với cái tội gọi là “Tuyên truyền chống Nhà nước…” như tôi song chỉ với lý do là em họ Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh Dân chủ cũng đủ để chị bị… đối xử đặc biệt. Người ta sẽ cô lập chị với những người tù khác, sẽ coi chị như một tên phản động đáng ghét. Sẽ đe dọa hoặc cảnh cáo bất cứ ai muốn gần gũi hay giúp đỡ chị. Mà một người phụ nữ đang mang thai rất cần sự giúp đỡ. 

Người ta sẽ dùng luật (bảo là đã được quy định trong văn bản hẳn hoi), để gia đình không được gửi chăn, quần áo ấm vào cho chị. Hoặc cho gửi thì phải kèm theo một… điều kiện nào đó mà chị không thể hay không muốn thực hiện. Như tôi chẳng hạn, vì không chịu cho họ đóng dấu chữ “PHẠM NHÂN” vào quần áo nên tôi đã phải chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt suốt mấy năm trời. Chị sẽ không được mua đồ ăn, đồ dùng “quá tiêu chuẩn” và như thế chị sẽ phải chịu đói, chịu rét vì “pháp luật quy định thế”. 

Chưa hết, hàng ngày chị sẽ phải chịu thẩm vấn, có khi ngày hai lần và có thể sẽ kéo dài đến hàng tháng trời. Chỉ mong sao họ không xiềng chân chị như đã làm với tôi. 

Lúc này, tôi không dám nghĩ đến những điều kinh khủng hơn. Tôi không muốn nhớ lại nhưng chuyện về một người bạn tù đã chết trước khi tôi về ít hôm cứ lởn vởn trong óc. 

Chị Tuyên đã kể về đoạn đời đẫm nước mắt của chị. Chồng mất sớm, chị phải bươn chải kiếm sống nơi đất khách quê người. Rồi chị gặp một người đàn ông khác. Ngày bước chân vào tù chị cũng đang mang thai. Chị không hiểu vì sao mà họ - những viên an ninh điều tra - lại đánh chị đến nỗi sảy thai như thế. Trong khi những gì chị biết, chị làm, chị đã khai hết rồi. Lên trại, chị được xếp vào đội làm nông nghiệp, ở chung buồng với tôi. Những ngày chị ốm, quản giáo (người phụ trách đội sản xuất) vẫn bắt chị đi làm. Đến khi bệnh tình quá nặng, không thể gượng được nữa, người ta cho chị đi bệnh viện. Một lần, chị nói với tôi: “chị mà chết chắc chắn sẽ phù hộ cho Nghiên”. Tôi nghe lạnh cả người! Mấy bữa sau chị chết thật. Chết vì suy kiệt, nhưng người ta đồn rằng chị chết vì AIDS. 

Kể câu chuyện này, tôi biết thật không công bằng với bạn đọc khi năm mới đang cận kề. Tôi càng không có ý gieo vào lòng những người thân của chị Oanh sự lo lắng và hoảng loạn. Nếu chỉ vì chị là em họ anh Quân khiến họ đối xử khắt khe thì tôi hy vọng rằng cùng một lý do như thế, họ sẽ không gây tội ác với chị. Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012 này, giữa cái lạnh thấu xương của tiết trời Hà Nội, tôi mong rằng các anh chị được bình an và “cảm nhận được sự tự do ngay cả khi bị giam cầm” như chính lời anh Quân từng viết. Lê Quốc Quân, Lê Đình Quản, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Hoàng Vi những con người đã sống không chỉ với thân phận của riêng mình. Các anh chị đã biết đặt lên vai mình vận mệnh của đất nước. Và tha thứ cho những kẻ gây tội ác với mình như lời Chúa dạy.

Con cầu xin Đấng Tối Cao hãy ngăn chặn những bàn tay tội ác và che chở cho con cái của Người. Để sẽ không còn ai phải tù oan, không một sinh linh nào phải chờ đợi để được chào đời trong ngục tù. Để không còn cô gái nào bị đánh đập, bị lột trần ngay trong đồn công an như Hoàng Vi chỉ vì lòng yêu nước. Thượng Đế ơi! con cầu xin Người, lời “cầu xin đau cả loài người”.

Hải Phòng ngày 31/12/2012

Phạm Thanh Nghiên

* “Cầu xin đau cả loài người”: nhan đề một bài thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, viết năm 2007. 
nhưng người ta đồn rằng chị chết vì AIDS. 

Kể câu chuyện này, tôi biết thật không công bằng với bạn đọc khi năm mới đang cận kề. Tôi càng không có ý gieo vào lòng những người thân của chị Oanh sự lo lắng và hoảng loạn. Nếu chỉ vì chị là em họ anh Quân khiến họ đối xử khắt khe thì tôi hy vọng rằng cùng một lý do như thế, họ sẽ không gây tội ác với chị. Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012 này, giữa cái lạnh thấu xương của tiết trời Hà Nội, tôi mong rằng các anh chị được bình an và “cảm nhận được sự tự do ngay cả khi bị giam cầm” như chính lời anh Quân từng viết. Lê Quốc Quân, Lê Đình Quản, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Hoàng Vi những con người đã sống không chỉ với thân phận của riêng mình. Các anh chị đã biết đặt lên vai mình vận mệnh của đất nước. Và tha thứ cho những kẻ gây tội ác với mình như lời Chúa dạy.

Con cầu xin Đấng Tối Cao hãy ngăn chặn những bàn tay tội ác và che chở cho con cái của Người. Để sẽ không còn ai phải tù oan, không một sinh linh nào phải chờ đợi để được chào đời trong ngục tù. Để không còn cô gái nào bị đánh đập, bị lột trần ngay trong đồn công an như Hoàng Vi chỉ vì lòng yêu nước. Thượng Đế ơi! con cầu xin Người, lời “cầu xin đau cả loài người”.

Hải Phòng ngày 31/12/2012

Phạm Thanh Nghiên

* “Cầu xin đau cả loài người”: nhan đề một bài thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, viết năm 2007. 

MỘT CHẾ ĐỘ COI THƯỜNG CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI.

Việt Nam: Lạm dụng luật để bỏ tù blogger

Người dịch: Đan Thanh
Ngày 22-11-2012
Chú thích của người dịch: Đây là một trong tập hợp các bài viết của Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Southeast Asian Press Alliance, SEAPA) nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt (Global Day to End Impunity), 23-11, năm nay.
H1SEAPA kỷ niệm ngày này bằng cách tập hợp bài viết/ báo cáo của công dân các nước Đông Nam Á về một trường hợp điển hình xâm phạm tự do ngôn luận ở mỗi nước, như là kết quả của tình trạng tội ác và sai phạm của chính quyền không bị trừng phạt. Trường hợp ở Việt Nam được chọn để báo cáo là vụ án Điếu Cày.
Buổi sáng ngày 24-9 hẳn phải là không thể nào quên đối với Binh Nhì, một người 29 tuổi, vừa bí mật vượt hàng nghìn kilomet bằng tàu hỏa từ Hà Nội vào TP.HCM. Binh Nhì bị công an bắt và bị đánh rất đau trong lúc bị tạm giữ. Sai phạm của anh là anh đã muốn đi đến Tòa án Nhân dân TP.HCM, nơi mà trong buổi sáng hôm đó, diễn ra phiên tòa xét xử một blogger rất nổi tiếng. Hàng trăm công an, cả cảnh phục và thường phục, có mặt ở khắp nơi trong khu vực để ngăn mọi người đến gần tòa án, cho dù trên danh nghĩa đó là một phiên xét xử “công khai”.
Điếu Cày là bút danh của blogger bị xử. Trong khi ông đứng trước tòa buổi sáng hôm ấy, vợ cũ và con trai của ông bị giữ bên ngoài và bị ngăn trở, không cho tham dự phiên điều trần, bất chấp sự phản đối tuyệt vọng và phẫn nộ của họ. Công an thậm chí còn lột bỏ chiếc áo phông “Trả tự do cho Điếu Cày” của cậu con trai. Một viên công an trẻ tuổi hét vào mặt họ, chế giễu: “(Mày thích) Tự do à? Tự do cái con c.” (dịch sát nghĩa từ tiếng Anh: “Tự do của mày là con c. của tao đây” – ND)
Sau phiên xử chỉ kéo dài có ba tiếng, Điếu Cày bị kết án 12 năm tù, trong khi Tạ Phong Tần, một blogger nữ, lĩnh án 10 năm, và Phan Thanh Hải, tức AnhbaSG, 4 năm. Các nhà phân tích cho rằng AnhbaSG bị án nhẹ hơn là do đã thừa nhận trước tòa là anh sai, anh ăn năn hối cải và sẽ chấm dứt mọi quan hệ với “các thành phần phản động”. Bản án cho AnhbaSG là cái mà tất cả gia đình và bạn bè anh đều đã biết từ trước phiên xét xử.
Cả ba blogger đều bị buộc tội theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, trừng phạt một tội mơ hồ là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Sự hấp dẫn của một blogger
“Điếu Cày”, có nghĩa là “ống điếu của nông dân”, là một nickname rất bình thường ở Việt Nam mà bất cứ một blogger Việt Nam nào cũng có thể sử dụng. Và đó là cái nick được chọn bởi ông Nguyễn Văn Hải, một người cởi mở, đáng mến, nhiệt tình và thu hút, theo lời bạn bè ông đánh giá.
Sinh ngày 23-9-1952 tại thành phố Hải Phòng ở miền Bắc, Điếu Cày sống tuổi thanh xuân trong hàng ngũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận biên giới Tây Nam vào cuối những năm 1970. Sau chiến tranh, Điếu Cày bắt đầu làm kinh doanh riêng – mở quán café, bán máy ảnh và các thiết bị ảnh, cho thuê căn hộ – thay vì gia nhập bộ máy quan liêu, vốn là con đường chung của nhiều người.
Khi Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2005 sau khi được công bố ở Mỹ, lần đầu tiên 22 triệu người dùng Internet của Việt Nam, phần lớn là thanh niên, được trải nghiệm một hình thức mới để đọc, viết, và thể hiện quan điểm, ý kiến. Mặc dù chính trị vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm với phần lớn blogger Việt Nam, nhưng kể từ năm 2007, đất nước bắt đầu chứng kiến mối quan tâm ngày càng lớn đến các vấn đề chính trị, đặc biệt với sự leo thang căng thẳng trong các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điếu Cày, khi ấy ngoài 50 tuổi, tỏ ra là một người thành thạo Internet, thích ứng rất nhanh với phương tiện truyền thông mới này. Giữa năm 2007, ông mở trang Yahoo! 360° blog riêng, post lên đó các bài viết và bức ảnh về cuộc sống của người dân ở nước Việt Nam đương đại. Ví dụ, ông kể chuyện ông đã gặp rắc rối như thế nào khi Ủy ban Nhân dân địa phương buộc tội nhà hàng của ông dùng tên tiếng nước ngoài, “Mitau”, mà tên đó chỉ có nghĩa là “mi và tau” trong thổ ngữ của người miền Trung. Các bài viết của ông – với một chút hài hước và chế giễu, phản ánh những khía cạnh khác nhau của một nền pháp quyền què quặt – đã khiến ông được biết đến với tư cách blogger chính trị nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2007, Điếu Cày và một vài người bạn thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà không được cấp phép. (Mặc dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do lập hội, nhưng quyền ấy không được thực thi bởi lẽ có rất nhiều trở ngại khiến cho các nhóm không thể tự tổ chức được). Ông cũng mở blog của câu lạc bộ, và cũng tương tự như blog cá nhân của ông, blog (của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do) trở thành một vũ khí hùng mạnh trong cuộc chiến đấu vì công lý và tự do của công dân Việt Nam. Với một laptop, một chiếc máy ảnh, ông đi đến nhiều nơi ở Việt Nam để viết nên những câu chuyện, về các cộng đồng thiệt thòi, bao gồm cả những nông dân mất đất và những công nhân bị bóc lột. Chẳng hạn, Điếu Cày đã vạch trần tham nhũng trong dự án xây cầu Cần Thơ – cây cầu bị sập vào tháng 9-2007 và là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam.
Mạng lưới khủng bố
Một ví dụ về sự ngược đãi mà chính quyền nhằm vào Điếu Cày là chuyện xảy ra vào khoảng tháng 11-2006. Ông dính líu vào một vụ cãi cọ với hàng xóm, vốn là một cán bộ trong chi bộ đảng ở địa phương, người đã chiếm một căn hộ của ông. Điếu Cày post ảnh căn hộ bị chiếm lên blog cá nhân và phân phát tờ photo vụ án cho láng giềng, bè bạn. Điều này thu hút sự chú ý của dân chúng địa phương, cũng đều là những người không hài lòng với ông cán bộ cộng sản kia. Điếu Cày còn báo cáo vụ việc với công an địa phương – song thay vì trả lại tài sản cho ông, công an lại phạt Điếu Cày tội “kích động gây rối”. Ông phản đối và đệ đơn kiện lên một tòa hành chính cấp địa phương, và thua kiện vào tháng 6-2007. Tuy nhiên, trong quá trình theo kiện, ông đã đăng tải trên blog ảnh, các đoạn ghi âm, ghi chép về thủ tục tố tụng xét xử, mô tả một “nhà nước pháp quyền” giả dối, lố bịch, và khiến cho ông càng được công luận chú ý hơn.
Tháng 12-2007, các blogger biểu tình lần đầu tiên ở Hà Nội và TP.HCM, phản đối kế hoạch của Trung Quốc xây dựng “thành phố Tam Sa” nhằm quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. Điếu Cày – khi đó đã nổi tiếng rồi – thu hút được sự tham gia của hàng chục sinh viên. Sau đấy ông đã bị công an bắt một cách tàn nhẫn trên đường về nhà.
Mặc dù vào cuối ngày, Điếu Cày cũng được thả, nhưng kể từ đó, ông bị công an theo dõi chặt chẽ. Ông thường xuyên bị quấy nhiễu, công việc kinh doanh bị những người lạ phá hoại theo nhiều cách khác nhau. Nghiêm trọng nhất, Điếu Cày thường xuyên bị triệu lên đồn công an để trả lời thẩm vấn. Bạn bè ông kể lại rằng nhiều cuộc thẩm vấn kéo dài từ 8h sáng đến 10h đêm, với rất nhiều câu hỏi về các hoạt động của ông và của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Vì chuyện đó, Điếu Cày gần như bị giam trong nhà. Khi áp lực trở nên tồi tệ hơn, ông quyết định bỏ đi.
Ngay sau đó đã có cả một chiến dịch của công an nhằm truy bắt Điếu Cày. Vào ngày 19-4-2008, ông bị “bắt khẩn cấp” theo cách nói của công an, tại một quán café Internet ở Đà Lạt, thành phố miền Nam Việt Nam. Không có ai chứng kiến vụ bắt bớ, do đó không có thông tin gì về lý do buộc tội nêu trong lệnh bắt. Tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới nói rằng không phải là tình cờ khi mà vụ bắt giữ Điếu Cày diễn ra chỉ vài ngày sau lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TP.HCM, mà vì buổi lễ đó, chính quyền đã khẳng định sẽ đảm bảo “an ninh tuyệt đối” và trừng phạt bất cứ “kẻ gây rối” nào.
Điếu Cày bị còng tay và bị bí mật đưa về TP.HCM, cho vào trại giam mà không được tiếp xúc với luật sư hoặc có sự trợ giúp pháp lý nào. Vị luật sư mà gia đình ông thuê sau đó, Lê Công Định, phàn nàn rằng ông không được phép gặp Điếu Cày trong suốt quá trình công an thẩm vấn, và thậm chí còn chẳng được thông báo về ngày giờ xét xử.
Luật sư Định cho biết, vài ngày sau khi Điếu Cày bị bắt, cuộc khám nhà mới diễn ra. Tất cả bạn bè và gia đình Điếu Cày cho rằng hành động khám xét đó chỉ nhằm mục đích tìm kiếm bằng chứng về các “hoạt động chống phá nhà nước” của ông. Không tìm thấy gì, chính quyền bèn buộc ông vào tội trốn thuế. Ngay cả khi đó thì họ cũng không làm đúng thủ tục tố tụng.
Do công an chỉ bắt đầu thu thập giấy tờ vài ngày sau vụ bắt Điếu Cày, cho nên Viện Kiểm sát Nhân dân không thể buộc Điếu Cày vào tội trốn thuế “dựa trên một số tài liệu”, như họ đã nói trước khi khám nhà. Trước lúc bị bắt, Điếu Cày cũng không nhận được bất kỳ một thông báo nào từ cơ quan thuế địa phương, liên quan đến việc buộc tội trốn thuế. Tất cả các câu hỏi đặt ra cho ông trong hàng giờ thẩm vấn trước đó chỉ tập trung vào hoạt động viết blog, đặc biệt là vào Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Lê Công Định cũng phát hiện ra rằng trên thực tế, Điếu Cày không hề phạm tội trốn thuế. Thay vì thế, chính công an đã yêu cầu cơ quan thuế địa phương không nhận khoản tiền thuế quá hạn nộp cả từ Điếu Cày lẫn bên thuê nhà của ông, nếu không được phép của công an. Yêu cầu đó của phía công an được đưa ra từ ngày 25-2-2008. Nói cách khác, “trốn thuế” là môt cái bẫy được giăng ra cho Điếu Cày từ mấy tháng trước khi ông bị bắt.
Bản thân Lê Công Định cũng bị bắt một năm sau đó và bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền.
Một luật sư khác, ông Lê Trần Luật, từng đề nghị hỗ trợ pháp lý miễn phí cho Điếu Cày, thì bị công an quấy nhiễu và cũng bị triệu tập để thẩm vấn. Công an hỏi Lê Trần Luật về quan hệ của ông với Điếu Cày, động cơ đằng sau việc đề nghị cãi miễn phí cho Điếu Cày, và hỏi ông biết những gì về “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bất hợp pháp” kia.
Ngày 10-9-2008, Điếu Cày bị Tòa án Nhân dân TP.HCM kết án 30 tháng tù giam. Thật trớ trêu, vào ngày 18-10-2010, chỉ một ngày trước khi Điếu Cày kết thúc thời gian thụ án, blogger AnhbaSG, cũng là thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, bị bắt.
Điếu Cày tiếp tục bị giam theo tội danh mới, “tuyên truyền chống nhà nước”. Gia đình ông cũng bị chính quyền quấy nhiễu.
Một lời cảnh cáo gửi đến các blogger
Trong thời gian trước phiên xử Điếu Cày vào tháng 9-2012, một cuộc vận động kiến nghị trên mạng đã thu hút hàng nghìn người ký tên vào một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày. Nhiều blogger may áo phông có in khẩu hiệu “Tự do cho Điếu Cày, tự do cho người yêu nước”. Không khí căng thẳng đến nỗi cái Viện Kiểm sát Nhân dân do công an chi phối kia phải cố giữ bí mật ngày giờ xét xử.
Phiên tòa ngày 24-9 thu hút sự chú ý chưa từng có trong cộng đồng blog và mạng xã hội ở Việt Nam (chủ yếu là trên Facebook). Hàng chục blogger từ nhiều địa phương khác đến TP.HCM và đi tới Tòa án Nhân dân, cố gắng tham dự phiên tòa được coi là công khai, bất chấp sự phong tỏa của công an. Công an phá sóng điện thoại di động; nhiều người bị đe dọa, bị quấy phá, và bị đánh, điện thoại cùng máy ảnh bị giật. Báo chí quốc doanh mở một chiến dịch tấn công cá nhân Điếu Cày cùng với các blogger “chống nhà nước” nói chung.
H2Giới bình luận trên mạng nói rằng bằng việc gán cho Điếu Cày một mức án nặng như thế, chính quyền muốn gửi thông điệp rằng họ sẽ rất cứng rắn với những kẻ dám chỉ trích nhà nước.
Tuy nhiên, bản án nặng nề không tạo ra được sự sợ hãi mà chính quyền mong đợi từ phía các công dân. Thay vào đó, cơn phẫn nộ lan tràn trên khắp mạng Internet tiếng Việt. Ngay cả một số thành viên của cộng đồng blogger, vốn dĩ ủng hộ nhà nước, cũng phải thừa nhận rằng bản án là bất công đối với những blogger chỉ lên tiếng một cách ôn hòa, sử dụng một laptop có nối mạng.
Nhiều người so sánh vụ xử Điếu Cày với vụ việc một viên công an lạm quyền, đánh chết một công dân không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, viên công an này chỉ bị kết án 4 năm tù. Nhiều người nữa than rằng ở Việt Nam, “công lý chỉ là trò hề”, “viết blog bây giờ cũng là nghề nguy hiểm”, “nếu ghét thằng nào thì thà giết nó đi, còn hơn là viết blog nói xấu nó, vì phát biểu ý kiến ở đây còn bị trừng trị nặng hơn tội giết người”.
Nguồn ảnh: DanlamBao, ảnh chụp màn hình Youtube từ Trandaiquang video.
Nguồn: SEAPA

HẢY CÙNG TỚI ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO DÂN TỘC TA ĐƯỢC TỰ DO THOÁT KHỎI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN.

Tối nay, Nhà thờ DCCT tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình sẽ được tổ chức vào lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 30.12.2012, tại nhà thờ DCCT, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

VRNs (29.12.2012) -Sài Gòn – Tình trạng vi phạm nhân quyền công khai ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đang đẩy người dân đến chổ phải tự vệ chính đáng, và như thế sẽ bị nhà cầm quyền vu cho là chống nhà nước.

Trong những tháng cuối năm này, nhà cầm quyền đã hành động không còn vì dân, vì đất nước. Họ tiếp tục bắt những người yêu nước lên tiếng phản đối hành động xâm chiến Hoàng Sa của Trung Quốc. Họ làm nhục các phụ nữ. Họ tiếp tục bắt người vô cớ, không chứng cứ và vi phạm tiến trình tố tụng. Họ tiếp tục xét xử cách bất công.

Trong những ngày cuối năm này, thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình sẽ được tổ chức vào lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 30.12.2012, tại nhà thờ DCCT, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Thánh lễ sẽ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam được thật sự công bằng và tự do. Cầu nguyện cho các blogger ở Sài Gòn là chị Maria Tạ Phong Tần và anh Điếu Cày tiếp tục bị xét xử bất công. Cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đưa ra xét xử tại Nghệ An vào đầu tháng 01.2013. Cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân, thành viên của UBCLHB giáo phận Vinh, đang bị giam cầm. Cầu nguyện cho những nạn nhân của công an, những người bị chết oan, bị mang thương tích, bị làm nhục khắp nơi ở Việt Nam và ngay tại Sài Gòn này.

Thánh lễ do cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, giảng thuyết với đề tài: “Gia đình tổ quốc, gia đình dân tộc – Suy niệm nhân lễ Thánh Gia”.

Kính mời quý cộng đoàn tham dự.

Ban tổ chức

NGỌN LỬA CĂM THÙ CỦA ĐỒNG BÀO TA

Người phụ nữ biểu tình chống Trung Quốc năm 2007 & 2012 bị tuyên án sơ thẩm 9 tháng tù giam

"Kiên cường! Kiên cường! Kiên cường! 9 tháng tù như một giấc ngủ trưa. Sau giấc ngủ này ta lại đi đấu tranh tiếp !"

Nhật Ký Yêu Nước - Ngày 28/12/2012, tại phiên tòa phúc thẩm, bà Trần Thị Hài đã bị tuyên y án sơ thẩm 9 tháng tù giam vì tội gây rối trật tự công cộng. Tội gây rối được áp cho bà là trong các lần đi khiếu kiện đất đai mà theo bạn của bà nói là chỉ giăng biểu ngữ một cách ôn hòa khi các khiếu kiện không được giải quyết.

Theo lời bà kể với blogger Nguyễn Tường Thụy, tại phiên sơ thẩm ngày 28/9/2012, tòa đưa ra 5 năm biên bản gây rối trật tự công cộng, trong đó có 3 biên bản chưa bao giờ bà được biết. (*)

Tại phiên sơ thẩm, theo lời dân oan Bùi Thị Thành, "có một chị luật sư thì chị ấy cũng nói rất hợp tình hợp lý nhưng nói thì nói, án của họ đã bỏ túi rồi, đã định sẵn rồi họ đâu nghe những lời bào chữa. Chị Hài trước đây là một bộ đội nhiều năm. Chị ấy cũng là đảng viên nhưng do thấy nhà nước bất công đối với việc lấy đất đai của gia đình chị nên cả hai vợ chồng chị ấy đã trả lại thẻ đảng và ra khỏi đảng." (**)

Theo nguồn tin của NKYN: Trong phiên tòa hôm 28/12/2012, bà Hài ngồi giữa 2 nữ công an, vẻ mặt bà rất buồn, nhưng bà tươi cười rạng rỡ ngay khi nhìn thấy những người dân oan đến dự phiên tòa để ủng hộ mình. Bà liền giơ đôi tay đã bị còng lên và hô to 3 lần: "Kiên cường! Kiên cường! Kiên cường! 9 tháng tù như một giấc ngủ trưa. Sau giấc ngủ này ta lại đi đấu tranh tiếp !"

Nguồn tin của chúng tôi đánh giá tính bà Hài rất thẳng thắn, bà mắng bọn tham nhũng rất hay, tuyệt nhiên không có lấy một từ khiếm nhã do thiếu kiềm chế và bà luôn dựa theo luật pháp để hùng hồn mắng lũ sâu mọt.

Admin .S: NKYN , 30/12/2012

Mời các bạn xem thêm:

(*) Người phụ nữ biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc năm 2007 là ai?

NHỮNG CÁI ĐƯỢC MÀ CÁI ĐẢNG NÀY ĐEM LẠI CHO DÂN TỘC, TỔ QUỐC LÀ ĐÂY !

NĂM 2012: BIỂN TRỜI ĐAU, ĐẤT ĐAU, VÀ LÒNG NGƯỜI THƯƠNG ĐAU!

Năm 2012: Biển trời đau, đất đau, và lòng người có… đau? 

Kỳ Duyên

Năm 2012, năm cuối cùng của một con giáp (tính từ năm 2000) sắp trở thành quá khứ, nhường đường cho 2013 đang từng giờ, từng khắc tiến tới. Nhưng những gì của năm này chắc chắn sẽ đi vào trong lịch sử hiện đại và bi tráng của nước Việt. Vì nó quá nhiều thách thức, quá nhiều cam go và day dứt…Đứng trước biển…”

Đây không phải cuốn tiểu thuyết một thời đã qua của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nó là  “trang tiểu thuyết máu thịt” nhất của năm 2012- “đứng trước Biển Đông”, mà cả dân tộc Việt đang phải viết, để trả lời cho câu hỏi: Thiên thời?

Chứa đựng trong lòng nó những nguồn lợị cực lớn: Giao thông, kinh tế, và quốc phòng an ninh, Biển Đông có vị trí ”đắc  địa” với gần chục quốc gia có lợi ích liên quan, nhưng đặc biệt là với nước Việt, trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là tiền đồn đất nước. Chính sự “đắc địa” đó, đã hấp dẫn lòng tham- phải trở thành “cường quốc đại dương”- của nước bạn Trung Quốc. Bất chấp chủ quyền nước Việt, bất chấp luật pháp quốc tế, biến thành các bước thang xâm lấn vô độ:

Là khi TQ tuyên bố lập cái gọi là TP Tam Sa, (bao gồm huyện đảo Trường Sa- tỉnh Khánh Hòa, và huyện đảo Hoàng Sa-TP Đà Nẵng), đều thuộc VN.

Là mở thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN, rồi gọi mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12 (thuộc chủ quyền VN).

Trước đó, tháng 5/2012, TQ chính thức lưu thông hộ chiếu phổ thông điện tử in hình “lưỡi bò” cho công dân TQ, một thái độ trắng trợn coi vùng biển thuộc chủ quyền VN thuộc chủ quyền…TQ.

Là xuất bản “bản đồ Tam Sa”, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN. Thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó, đưa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền VN) vào áp dụng.

Là tàu cá TQ cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 của VN đang tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN.

Và còn gì nữa đây? Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TQ tự cho mình cái quyền, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ tiếp cận các tàu tiến vào khu vực mà TQ coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ được phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài “xâm nhập trái phép” và yêu cầu các tàu thay đổi lộ trình.

Ngày 1/1/2013 tới cũng là ngày Luật Biển VN bắt đầu có hiệu lực. Những gì  sẽ xảy ra trong ngày này và trong những năm tháng tiếp theo sau trên Biển Đông, ở vùng thuộc chủ quyền VN?

Quan sát những hành vi ngang nhiên xâm phạm, người ta có quyền đặt câu hỏi, chả lẽ “bạn bè”, theo khái niệm của TQ,  một quốc gia vốn thâm sâu, tài hoa chữ nghĩa là vậy chăng? Là có quyền giẫm đạp lên chủ quyền nước khác, bất chấp các luật pháp quốc tế? Hay thực chất TQ đã thay đổi khái niệm “bạn bè” này từ lâu?

Đứng trước biển. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhưng TQ đừng quên, quy luật nhân thế gieo tính cách- gặt số phận.

Người phát ngôn Bộ  Ngoại giao VN từng nhiều lần tuyên bố khẳng định, hành động của phía TQ là hết sức nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng quyền tài phán, và quyền chủ quyền của VN, trái với Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, và trái với lời văn Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Còn Nhật Bản, sau những tuyên bố  cứng rắn của ông Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử làm Thủ tướng, rằng Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các hòn đảo (Senkaku- mà TQ gọi là Điếu Ngư) theo luật quốc tế, không có chỗ thương lượng về điểm này, ngày 24/12 vừa qua, Nhật lại điều các máy bay chiến đấu để chặn máy bay TQ.

Trước đó, nước này đã thành lập lực lượng cảnh sát biển đặc biệt bảo vệ  Senkaku. Cục Bảo an trên biển của Nhật đã tập trung hàng chục tàu tuần tra trong số 360 tàu của cục này, thường trực để bảo vệ Senkaku.

Tại Philipines, Đại tá Arnulfo Burgos Jr. người phát ngôn các lực lượng vũ trang Philippines tuyên bố: Hải quân nước này đã sẵn sàng chờ lệnh để bảo vệ chủ quyền đất nước ở các khu vực tranh chấp tại Biển Đông (khu vực bãi cạn Scarborough)

Mới đây, báo Tuổi trẻ đưa tin, cơ quan khí tượng Anh (Met Office) vừa đưa ra dự báo Năm 2013 sẽ là năm nóng nhất trong 160 năm qua, với nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức trung bình 0,57 độ C.

Liệu sự tăng nhiệt của toàn cầu có nóng hơn độ ”nóng” của Biển  Đông không? Nhất là khi nhật báo TQ vừa đưa tin, một siêu tàu lặn có tên Giao Long có thể được giao nhiệm vụ ở Biển Đông vào năm tới, 2013…. Giao Long có thể thâm nhập hệ thống cáp quang dưới đáy biển, ngăn chặn những bí mật thương mại, tìm lại các vũ khí hạt nhân và tên lửa thất lạc…, hỗ trợ hoạt động của hạm đội tàu ngầm TQ tại vùng Biển Đông.

Nhưng mới nhất, TQ tiết lộ sẽ  đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng cơ sở  hạ tầng phi pháp trên cái gọi là ”TP Tam Sa”

Sự xâm phạm chủ quyền biển  đảo nước Việt của TQ dường như đã không có… điểm dừng?

Từng trải qua nỗi nhục của hàng nghìn năm mất nước, với chữ ”thuộc” đầy máu và nước mắt: Bắc thuộc, Pháp thuộc…, nước Việt có thể một lần nữa, cam chịu phận  “thuộc” nữa không?

Chỉ biết, hàng nghìn ngư dân Việt đã thực sự ”dấn thân” vì chủ  quyền biển đảo. Họ bị bắt, bị mất hết cá tôm, ngư cụ, mất cả ngư trường…, nhưng vẫn kiên cường, lặng lẽ bám biển, vì  mưu sinh, và vì đó còn là nước Việt khổ  đau.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2012. Ảnh: Đức Tiến/ VnSea.net

Họ gửi về đất liền ao ước của họ, nghe sao xót xa: Mong sớm có những đội tàu hùng mạnh bảo vệ an toàn cho ngư dâm yên tâm bám trụ hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Chỉ biết, hàng hàng những ngôi “mộ gió” cô đơn, nhớ nhà, nhớ biển, khiến cho những người Việt đang sống không một phút nào được phép yếu hèn, khiếp nhược, trước chủ quyền và sinh mệnh quốc gia đang bị thách thức.

Chỉ biết, hàng nghìn bài báo trên các trang mạng, hàng trăm bài nghiên cứu của giới học giả VN về chủ quyền biển đảo là thông điệp của tấm lòng, sự phẫn nộ đau đớn, cùng ý chí sắc nhọn trước họa xâm lăng. Là những lớp sóng bạc đầu, là lòng yêu nước Việt rõ ràng, dứt khoát trước sự tồn vong của dân tộc.

Yêu hòa bình, tôn trọng chủ quyền mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng nước Việt vẫn còn đây- Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- nghi thức thiêng liêng của những đội hùng binh tộc người Việt, những  người con tiên phong tiến ra quần đảo Hoàng Sa. Họ đã kiên cường trước sóng dữ, trước giặc dữ, và đã ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền đất nước:

Xót thương thay, liều thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba dồn dập, huyết xương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn, quân vụ biên phòng, chạnh niềm viễn xứ, quyết một dạ bảo vệ biên cương, bờ cõi. Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông, tháng năm vô định…

Nước biển xanh hòa lẫn máu đỏ, còn chảy mãi trong con tim dải đất chữ S.

Đó cũng chính là thông điệp son sắt, bi thương của các bậc tiền nhân gửi lại cho hậu thế- cho nước Việt thời hiện đại: Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo!

Lòng đất, lòng người

Đất đai từ ngàn xưa, luôn là của cải vật chất trân quý nhất với con người, không chỉ riêng một quốc gia nào, một dòng họ nào, một cá nhân nào.

Ngay tác phẩm văn học đồ sộ như Đất vỡ hoang (của M. Sholokhov, nhà văn Nga vĩ đại), cũng là để nói về hạnh phúc hay khổ đau của… đất, sự chọn lựa đúng đắn hay lầm lạc trước mọi nẻo đường của đời sống xã hội, gắn với mỗi số phận chìm nổi của những người dân Cozak vùng sông Đông khoáng đạt, kiêu hùng.

Ngay đến nàng Scarlett xinh đẹp, đầy cá tính và quyến rũ, trong tiểu thuyết nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell, trải qua những biến cố của thời cuộc, cả hạnh phúc và bất hạnh của tình yêu ngộ nhận, của duyên phận trớ trêu, cuối cùng, cũng quay trở về ấp Tara yêu quý của nàng. Mảnh đất nơi nàng sinh ra và lớn lên, với một tình yêu không thể có gì thay thế.

Đất đai với con người, được nối bằng một “sợi nhau” vô hình, mà thiêng liêng như thế.

Đất đai đem lại sự an lành, và tạo ra cả sự bất ổn cho xã hội. Sự kiện Ô khảm (Quảng Đông) rung chuyển cả TQ cách đây không lâu, đã nói lên điều đó.

Đủ hiểu, câu chuyện đất đai với người Việt, năm 2012 cũng là câu chuyện đau xót đầy kịch tính. Nếu biết rằng, có tới 70% vụ khiếu kiện thuộc lĩnh vực đất đai. Nếu biết rằng, đất đai cũng là nguồn “dinh dưỡng mỡ màu” cho nạn tham nhũng tồi tệ.

Nổi bật nhất, điển hình nhất là  hai vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), và Văn Giang (Hưng Yên) khiến dư luận xã hội tranh cãi gay gắt. Dù hai vụ việc này rất khác nhau: Một bên (Tiên Lãng) là thu hồi đất nông nghiệp đã được giao, nay hết thời hạn, một bên (Văn Giang) là thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang làm dự án đô thị.

Nhưng cái kết quả cưỡng chế  “thành công” đều… đáng buồn, đều gây sốc và gây bất ổn trong tâm lý xã hội. Thậm chí, trong vụ Tiên Lãng, một quan chức ngành chức năng còn nhẫn tâm gọi là ”trận đánh đẹp”. Tiếc thay, ấn tượng trong dân về cả phương cách tổ chức cưỡng chế, thu hồi, lẫn “phát ngôn nổi tiếng” đó, lại rất… xấu, rất dở.

Ngôi nhà ông Vươn trên khu đầm sau khi bị phá hủy

Thủ tướng CP đã kết luận: Các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 hecta đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đều trái pháp luật, và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn.

Một kết cục bất ngờ, tưởng như  an ủi được tâm lý xã hội đang bất bình- 50 cán bộ bị xử lý trong vụ  này. Trong đó, ông Chủ tịch, và Phó CT huyện  đều bị cách chức.

Nhưng bất ngờ hơn, đến tận thời điểm này, Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng vẫn có đơn đề nghị Viện KSND TP Hải Phòng xem xét, trả lại hồ sơ vì kết luận của cơ quan điều tra có bốn điểm không khách quan, thậm chí cố tình bao che kẻ có tội.

Đặc biệt, kết luận ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó CT huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi tổ chức, và thực hiện việc hủy hoại tài sản là không chính xác. Ngược lại, kết luận này lại bỏ lọt một số tội phạm, như không truy cứu trách nhiệm hình sự với Ban Chỉ đạo cưỡng chế, với những kẻ trực tiếp đốt, phá, cướp tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Mới đây, luật sư Tạ Ngọc Sơn, Giám  đốc Công ty Luật TNHH KOSY, phân tích ở góc độ chuyên môn, đã nhìn nhận:

Phó Chủ tịch UBND huyện (Nguyễn Văn Khanh) là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND huyện phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. Do vậy, với tư cách Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền phải là người chịu trách nhiệm về những hành vi mà ông Khanh đã thực hiện theo sự phân công đó. Ông Hiền cũng là đồng phạm trong việc hủy hoại tài sản này với vai trò người tổ chức.

Trong một diễn biến cũng không ít kịch tính, kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở  Văn Giang cho đến tận giờ, vẫn còn để lại dư  âm… Khi một vị cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường- Gs. ĐHV chấp nhận gặp gỡ đối thoại với người dân Văn Giang.

Kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang cho đến tận giờ, vẫn còn để lại dư âm… Ảnh: Nguyễn Hưng/ VNE

Không biết cái kết của vụ việc Văn Giang sẽ ”có hậu” không khi các bên hiện đã chấp thuận dừng trao đổi ? Nhưng đằng sau những vụ khiếu kiện, thậm chí gây bất ổn trong tâm lý xã hội, cho thấy Luật Đất đai 2003 phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn, mới mang lại sự yên bình trong tâm hồn mỗi người dân.

Bởi lẽ, ngay trong các vụ thu hồi, cưỡng chế, dẫn đến khiếu kiện đất đai, rất dễ dàng nhận thấy ”hố sâu’ ngăn cách giữa hai bên. Một bên, người nông dân chất phác, một nắng hai sương, bỗng trở nên thiếu kiềm chế. Thậm chí có trường hợp bị quy kết “phạm tội chống lại người thi hành công vụ”.

Một bên là chủ đầu tư, chủ dự án, và chính quyền cùng các lực lượng chức năng.

Cái ”hố sâu” ngăn cách giữa hai bên, bởi hàng loạt những lý do đau xót. Giá  đất đền bù cho người dân quá rẻ mạt. Sự không minh bạch của các chủ đầu tư. Những kẽ hở của cơ chế thu hồi đất. Sự hoài nghi về tham nhũng nảy nở từ cách làm thiếu công khai, minh bạch. Hoặc “đi đêm” giữa những kẻ có đặc quyền, tạo nên những nhóm lợi ích…. v.v. và v.v…

Tờ Tuổi trẻ, ngày 26/12 mới đây cho biết, ngay cả Trung Quốc cũng đang chuẩn bị đưa ra dự thảo sửa đổi luật quản lý đất đai theo hướng tăng đền bù cho nông dân mất đất, nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng nổ bạo động xã hội.

Kết quả khảo sát của ĐH Nhân dân Bắc Kinh cho biết, 40-50% giá trị của đất bị thu hồi (ở Trung Quốc) rơi vào tay nhà đầu tư. Chính quyền địa phương đút túi 20-30%. Khoảng 25-30% nuôi dưỡng các cơ quan hành chính thôn xã. Người nông dân bán đất chỉ nhận được vỏn vẹn 5-15% “miếng bánh” đất đai.

Thế nhưng, hóa ra, Luật Đất đai 2003 cũng …long đong, lận đận như số phận những người nông dân nước Việt. Nếu biết rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình- rồi lại xin hoãn- giải trình…, như một điệp khúc chậm chạp, trong khi lòng dân chờ đợi nóng như lửa đốt.

Và trong khi dự thảo Luật  Đất đai (sửa đổi) chờ đợi để được  “đền bù” cho hoàn thiện, thì lòng đất cũng cồn cào như… lòng người.

Năm 2012: Biển trời đau, đất đau, và lòng người có… đau?

Tham khảo:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/101838/viet---trung-2012--song-tu-bien-dong.html
http://laodong.com.vn/the-gioi/nhat-lai-dieu-chien-dau-co-chan-may-bay-trung-quoc/96935.bld
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/80983/bien-dong--hai-quan-philippines-cho-lenh--tq-muon-dieu-tau-lan.html
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/03/50-can-bo-bi-xu-ly-trong-vu-tien-lang/
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/96436/-san-sang-chiu-trach-nhiem-khi-da-nghi-huu-.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/100018/giao-su-dang-hung-vo-noi-lai-ve-vu-van-giang.html