Nguyễn Thanh Giang, Dân Luận - 25.6.2013: Ngày 9 tháng 7 này người ta sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xử án. Luật sư Lê Quốc Quân đã bị sách nhiễu, khủng bố, bắt giam … nhiều lần.
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông bị bắt khi trở về sau một khóa học của tổ chức Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân được mời tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Hơn 10 ngày sau đó, ngày 19/3/2007 ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội “Tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư phản đối. Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm.
Ngày 4/4/2011 trên đường đến dự phiên tòa công khai xử sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (nhưng không được vào), Lê Quốc Quân lại bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn và bị quy tội “gây rối trật tự công cộng”. Video quay toàn bộ quá trình cùng lời phát biểu của nhiều người chứng kiến được đưa lên mạng đã tố cáo đầy đủ rằng việc bắt bớ này hoàn toàn tùy tiện, phi pháp và có chủ đích đen tối. Một phong trào phản đối đã dấy lên rầm rộ trong và ngoài nứoc. Sau 10 ngày giam giữ, người ta phải thả Lê Quốc Quân nhưng ngoan cố đính kèm cái gọi là “Quyết định cảnh cáo”.
Ngày 27/11/2011 Lê Quốc Quân lại bị nhận “Quyết định cảnh cáo” chỉ vì đã dám đi biểu tình ủng hộ đề nghị phải có luật biểu tình của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hơn một năm sau, ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt một lần nữa.
Lần này là cả một chiến dịch “tru di tam tộc” khốc liệt.
Trước khi Lê Quốc Quân bị tống giam, công ty của doanh nhân Lê Đình Quản – em trai Lê Quốc Quân – bị lục soát tanh bành. Lê Đình Quản cùng nhiều người trong công ty mình cũng bị bắt.
Một người em gái, chị Nguyễn thị Oanh, mang thai ở tháng thứ ba đã bị tuột mất đứa con đầu lòng sau mấy tháng giam giữ.
Lần này, quyết định của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ký ngày 10/6 cho biết ông Lê Quốc Quân, sinh năm 1971, Giám đốc Công ty TNHH “Giải pháp Việt Nam”, bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố về tội Trốn thuế theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
Vụ bắt giữ lần này càng bị dư luận trong nước và thế giới kịch liệt lên án.
Mười hai tổ chức và cơ quan nước ngoài, trong đó có “Phong trào Quốc tế Vì Dân chủ”, “Ký giả Không biên giới”, “Văn bút Anh Quốc”, “Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ”, “Ngôi nhà Tự do” … đã gửi thư cho ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu yêu cầu:
“Chúng tôi được biết ông sẽ dự Hội nghị ASEAN vào cuối tháng này, và chúng tôi rất mong là ông dùng cơ hội này để trao đổi vụ này với đại diện của chính phủ Việt Nam.
Như ông có lẽ đã biết, ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Ông Quân là một luật sư đủ tư cách, đồng thời là một blogger tích cực. Trên trang blog được nhiều người biết đến, ông đã vạch trần những vi phạm nhân quyền thường bị truyền thông nhà nước làm ngơ. Trước khi ông bị tước quyền luật sư, ông Quân đã đứng ra bào chữa cho những vụ án nhân quyền trước tòa. Khi trở về nước sau chuyến đi Hoa Kỳ, ông đã bị bắt vào năm 2007 và bị giam giữ 100 ngày. Vào tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả mà không bị buộc tội nào cả. Vào tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương trầm trọng sau một vụ tấn công hung bạo, mà theo ông là của nhân viên nhà nước”.
Ngày 13 tháng 6 năm 2013 ông Robert F. Kennedy, chủ tịch Trung tâm Vì Công lý và Nhân quỳền (Center for Justice and Human Rights) đã gửi thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư viết:
“Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,
Với tư cách Chủ tịch của Trung tâm Robert F. Kennedy cho Công Lý và Nhân Quyền (RFK Center) và Giám đốc Trung Tâm RFK và chương trình Cộng Tác cho Nhân Quyền, chúng tôi quan tâm sâu đậm về sự giam cầm ông Lê Quốc Quân và phiên xử sắp tới của ông ngày 9/7/2013.
Ông Quân, một luật sư nhân quyền và blogger, đã bị nhân viên nhà nước bắt giữ trong lúc ông đưa con đi học ngày 27/12/2012. Ông bị cáo buộc tội trốn thuế, nhưng chúng tôi lo ngại rằng ông Quân bị bắt vì ông thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, và chính trị đa nguyên cho một số kênh truyền thông và trên blog của ông.
… Trong khi Việt Nam đã đồng ý ký Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) vào ngày 24/9/1982, chúng tôi mạn phép được nhắc nhà chức trách Việt Nam về nghĩa vụ phải tuân thủ Điều 9 của ICCPR, trong đó bảo đảm quyền tự do và an toàn của cá nhân, và phủ nhận việc bắt và giam cầm tùy tiện của một cơ phận nhà nước. Thêm nữa, Điều 19 của ICCPR còn bảo đảm "quyền nêu quan điểm mà không bị ngăn cản", bên cạnh quyền tự do ngôn luận, trong đó bao gồm "quyền tìm hiểu, đón nhận và phổ biến tin tức và sáng kiến dưới mọi thể dạng không giới hạn, qua lời nói, giấy trắng mực đen, qua kỹ thuật, hoặc qua bất kỳ phương tiện tự chọn".
Ngoài ra, Đại Hội Đồng LHQ nêu rõ trong bản Tuyên ngôn về Quyền hạn và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm, và cơ quan xã hội để cổ xúy và bảo vệ các quyền con người được thế giới công nhận và những quyền tự do căn bản (Tuyên Ngôn LHQ về các nhà bảo vệ nhân quyền), được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào ngày 9/12/1998, công nhận rằng mọi người đều có quyền “tự do phổ biến, truyền đạt, phát tán đến người khác ý kiến, thông tin, kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản” và các quốc gia phải “có biện pháp cần thiết để cho các cơ quan thẩm quyền có đủ khả năng bảo vệ tất cả, từng người một hay nhóm, chống lại các mối đe dọa, bạo động, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo luật hay trên thực tế, bị áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì việc thực thi quyền hạn chính đáng của họ” theo Tuyên Ngôn.
Việt Nam đang vi phạm những ràng buộc nhân quyền này đối với trường hợp của ông Quân. Giam cầm ông Quân chỉ vì ông viết bài trên blog là một vi phạm rõ rệt quyền tự do ngôn luận của ông. Giam giữ ông Quân vì sự liên hệ của ông với những nhà đối kháng khác là một vi phạm quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội một cách ôn hòa, như có nêu trong ICCPR. Hơn nữa, với việc giam giữ ông Quân chỉ vì những hoạt động nhân quyền, Việt Nam đã không đáp ứng được nghĩa vụ theo Tuyên Ngôn LHQ để bảo vệ quyền hạn của ông Quân trong tư cách một nhà hoạt động nhân quyền.
Trung tâm RFK khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân có một phiên tòa theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi mong đón nhận hồi âm.
Trân trọng,
Kerry Kennedy”
Tất cả những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam đều có chung nhận định như trên: “Ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông”.
Có thể kể một số hoạt động chính trị tích cực và rất lành mạnh của luật sư Lê Quốc Quân như:
- Lên tiếng công khai và tham gia viết bài bào chữa cho những người hoạt động dân chủ như Ls. Lê Công Định, Ts. Cù Huy Hà Vũ, 8 giáo dân ở Thái Hà-Hà Nội….
- Tham gia nhiệt tình trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm và viết khá nhiều bài về chủ quyền đất nước.
- Mở văn phòng luật tư vấn miễn phí cho người lao động và công dân nghèo, ngay gần khu nhiều công nhân (Khu CN Tân Bình). Văn phòng này đã tư vấn cho rất nhiều dân oan trong lĩnh vực đất đai, cũng như những oan khuất khác. (Văn phòng này bị đóng cửa sau khi ông bị rút thẻ luật sư năm 2007)
- Viết cuốn sách “Niềm tin Công lý”, nhằm cổ võ cho việc phát triển xã hội dân sự, cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân sự khác.
- Là một tín đồ công giáo, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Giuse Lê Quốc Quân đã gửi thư cho Cha, đề suất chương trình xây dựng Tủ sách Giáo xứ trên toàn bộ giáo xứ, làm sao để mỗi giáo xứ có một tủ sách. Bản thân luât sư đã tích cực góp phần xây dựng được 13 tủ sách ở nhiều nơi trong nước.
Ông đã từng dằn vặt rất nhiều giữa tư lợi và công ích:
“Là một doanh nhân mình được lợi khi Chính phủ quyết định bơm tiền hỗ trợ doanh nghiệp; Là một nhà đầu tư có tích trữ, mình vui vì bất động sản sẽ khởi sắc, là một người đam mê chính trị, bất đồng chính kiến với ĐCS, mình biết chính phủ sẽ bị coi là tồi tệ hơn; mình sẽ ít bị chống đối hơn nếu hùa theo những trào lưu dân túy nửa vời của chính phủ và chắc chắn bị phản đối nhiều hơn khi cực đoan về tư tưởng.
Có lợi thật đấy nhưng vẫn thấy quá xót xa, không viết không được. Nghĩ mà thương dân Việt, nhất là sau này. Lạm phát chắc chắn sẽ tăng và nhân dân sẽ bị bần cùng hóa đầu tiên và dai dẳng nhất; cuối bữa Tiệc (Party) là khung cảnh tan hoang. Dưới gầm bàn của bữa Tiệc tài nguyên và ODA và FDI sang trọng chỉ còn lại đồ thừa cho dân nghèo tranh nhau; 80 triệu đồng bào sẽ loay hoay quẫy đạp trong chiếc “bẫy thu nhập trung bình” mà chắc chắn trần GDP 1,000 USD là làm bằng thủy tinh. Bẫy đó đã há miệng, bắt đầu từ hôm nay”
Ông đắn đo suy xét thật sâu xa để muốn tìm cho ra được đâu là ưu, đâu là nhược, đâu là công, đâu là tội giữa đảng quyền với công quyền, giữa trách nhiệm đảng viên với thiên mệnh công bộc, giữa Đảng với Chính phủ:
“Nhiều hôm đọc tài liệu và nghĩ đi nghĩ lại, thấy thấp thoáng đâu đó, hình như Chính Phủ cũng muốn làm một điều gì đó rất hay. Nhưng khổ nỗi tất cả các thành viên của Chính phủ đều là đảng viên đảng cộng sản. Họ lẫn lộn không chỉ tư cách đạo đức mà cả vai trò trong công việc. Một lúc nào đó họ như muốn trưởng thành, cả thể lý và tư duy, nhưng rồi vì yếu đuối, sợ mang tiếng, sợ chịu trách nhiệm nên vội vàng co vòi lại. Đôi lúc có vẻ như chực chờ để làm quyết liệt một điều gì đó đầy sự thật nhưng sợ “quyết” rồi đảng cho “liệt” luôn”.
Ông phát hiện ra rằng:
“Điểm khác biệt giữa giang hồ và quan chức là giang hồ không treo mặt nạ đạo đức giả. Trong khi đó hàng loạt quan chức lại sống hai mặt và đóng hai vai vừa vặn. Họ vừa là ông trùm vừa là quan chức, tồn tại một cách giật cục, nhiêu khê giữa lòng xã hội. Khi thì họ đeo mặt nạ cộng sản giảng lời đạo đức và liêm chính. Khi thì họ cáu quá, điên tiết giật mặt nạ ra và để lộ bộ mặt tư bản béo ị, trắng trợn và công khai thách thức hàng triệu bần nông”.
Cho nên:
“Tóm lại ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng lại phải cõng trên lưng 2 người rất béo, rất khỏe và ông nào cũng đòi lãnh đạo. Một ông thì lãnh đạo bằng Nghị quyết còn ông kia thì bằng Luật pháp, mẹ giống như con trâu đã bị xâu mũi kéo cày, hai bên 2 dây thừng, thỉnh thoảng ông lãnh đạo này lại giật sang bên trái, lúc thì ông khác ghì về bên phải”.
Bị bóc lột đấy, bị áp bức đấy nhưng biết trông cậy vào ai để được bảo vệ ở mức tối thiểu, bởi vì:
“Một điều tréo cẳng ngỗng nữa là Quốc hội làm ra luật và Điều 4 Hiến pháp cũng quy định là đảng hoạt động “trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”. Nhưng quốc hội lại phải dựa vào Nghị quyết để làm luật. Đảng nằm trong luật, luật nằm trong Nghị quyết nhưng Đảng lại “đẻ” ra Nghị quyết. Điều đó nghĩa là Đảng là “bà”, luật là “cháu” nhưng bà lại nằm trong bụng cháu”.
Ông đúng là một luật sư nhân quyền có tấm lòng yêu nước thật sâu xa. Ở một đất nước còn đến trên dưới 70% là nông dân, ông có một “nông dân quan” thấm đẫm nhân văn.
Việt Nam tất phải tiến lên công nghiệp hóa, hiện dại hóa nhưng ông không thể không chua xót trước cái thực tế:
“Việt Nam ta là một quốc gia biển, dù ở đâu thì đi đến biển cũng rất gần. Thế mà người ta đua nhau làm các khu công nghiệp ở đồng bằng sát ngay biển. Những “bờ xôi ruộng mật” của bà con chúng ta bị các Doanh nghiệp sân sau của tư bản đỏ “đớp” sạch để làm khu, làm cụm công nghiệp. Những nhà máy còm, bụi bặm với công nghệ vô cùng lạc hậu này đua nhau mọc ra, tàn phá môi trường, vắt kiệt sức sức lao động của thanh niên trai tráng với đồng lương rất mỏng, cũng chỉ vì cái mác “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”… Nơi mà sau 5 năm những “cối xay thịt” đó đã trả về cho quê hương những chàng thanh niên ốm yếu và phụ nữ trẻ với vô vàn bệnh phụ khoa. Họ bị vắt kiệt sức lao động ở lứa tuổi đang sung sức nhất bằng những thao tác hết sức đơn thuần “phổ thông” trong những nhà máy của những Ông chủ có tầm nhìn ngắn hạn và đầu tư vào Việt Nam chỉ là chụp giật”.
Ông muốn vạch ra một con đường khác để tiến lên:
“Thực tế lịch sử phát triển cho thấy có nhiều con đường khác nhau để đi đến một giá trị phát triển bền vững. Nông sản có thể tạo ra được những giá trị lớn và người nông dân vẫn “khỏe mạnh tới tận già” bỏ xa những thu nhập “còm” ở một nhà máy công nghiệp nhỏ nơi mà thời giờ nghỉ ngơi, ánh sáng, chỗ ngồi, dinh dưỡng bữa ăn cho công nhân đều thiếu thốn một cách tệ hại”.
Và ông tỏ ra quan ngại:
“Đảng vốn thích oai, thích chiến lược, thích “tầm cỡ”, thích đỉnh cao trí tuệ... nên cứ phán bừa trong nghị quyết "Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ”. Bây giờ không biết chỉ còn 8 năm nữa với một tốc độ kinh tế quá oải thế này thì đất nước đi đến đâu”.
Ông không thể không nặng lời khi phê phán chủ trương “Chống diễn biến hòa bình” của ĐCSVN:
“Nhiều vị lãnh đạo đã rất phản động khi gán ghép những vấn đề như dân chủ, nhân quyền là một phần của “âm mưu” diễn tiến hòa bình mà quên rằng sự “tiến hóa hòa bình” là điều tất yếu đang xảy ra liên tục trong chính bộ não chúng ta nếu chúng ta còn là một cơ thể sống.
Cần phải hiểu rằng, tự ngàn xưa và đúng với tất cả các loài, quan trọng nhất của sự tiến hóa là tiến hóa về tư duy. “Phát triển bền vững” chính là bền vững trong tiến hóa tư duy. Ngược lại với điều đó là phản động”.
Về điểm này, tôi rất tâm đắc với Lê Quốc Quân. Tôi xin chép tặng ông cùng độc giả bài thơ sau đây của tôi:
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH,
HÓA GIẢI BẦY ĐOM ĐÓM
Họ bảo ta cầm đèn chạy trước ôtô
Ta đâu hợm hĩnh và ngây ngô
Học hành chưa được vài mủng chữ.
Không hơn Chí Phèo, Thị Nở
Vỗ ngực xưng giai cấp tiền phong
Chễm chệ ngồi lên đầu nhân dân.
Ôi Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông
Các ngài giỏi hơn phù thủy
Biến những nông dân chất phác hiền lành
Thành đồ tể
Nặn ra mấy ông giáo sư, tiến sỹ
Bỏ mặc đất nước khổ nghèo
Hì hục xây “Kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa”
… Định hướng vào cái rọ Bắc Triều!
Ta không cầm đèn
Ta cầm trí tuệ nhân dân
Sáng rực hào quang
Hóa giải bầy đom đóm
Và tiến lên, diễn biến hòa bình
Những ngày thần kinh căng thẳng nhất, Lê Quốc Quân đã viết bài thơ sau:
VẪN MẸ, LÀ NIỀM AN ỦI ĐỘNG VIÊN
Là con: Bố mất, mẹ già đang ốm…
Là anh trai trưởng: Em trai bị bắt, em gái đang mang thai tiếp tục vào hỏa lò….
Là chồng của vợ, bố của 3 con thơ, khi kẻ gian theo vào tận trường mẫu giáo…
Là giám đốc: Nhân viên bị khám nhà, đe dọa, ép làm chứng gian….
Dường như không còn gì căng thẳng hơn nữa.
Con làm gì? con cần thiết cho ai?
Con vẫn nhớ, trong nhà thờ, đã hứa “sẽ đấu trong một cuộc đấu cao đẹp, chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin”.
Con vẫn nhớ, họp gia đình, mẹ nói: “Vững tâm đi, khổ đau các con chịu hôm nay vẫn thua xa ông bà mình hồi cải cách nhiều”.
Vẫn mẹ, là niềm an ủi và động viên con giữ vững lý tưởng mình.
Con cám ơn Mẹ nhiều!
Với lương tri ấy, nghị lực ấy, chắc chắn Lê Quốc Quân sẽ không lùi bước. Bởi vậy, cho tôi được chân tình khuyến cáo: Cục xương Cù Huy Hà Vũ đang chèn ngang họng, hãy đừng để hóc thêm Lê Quốc Quân. Lươn lẹo đổ vấy sang tội “trốn thuế” là bước lùi cần thiết và có thể xem là khéo léo của Đảng. Song, như vậy là lũng đoạn luật pháp, là gian xảo, bất chính.
Hoặc phải trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân để chứng tỏ là nhà nước pháp quyền, hoặc chỉ có thể muối mặt kết đến mức án treo.
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp trốn thuế là “chuyện thường ngày ở huyện”. Ngày 3/6/2013 báo Dân Trí đăng tin: “TP.HCM: Gần 1.300 doanh nghiệp bỏ trốn, “xù” luôn tiền thuế”. “Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật để trốn thuế”. Trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra gần 12.500 hồ sơ về thuế, phạt và truy thu hơn 6.000 tỉ đồng…
Gần đây, có những phiên tòa xử tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng ở mức án treo. Nếu quả thực công ty của Lê Quốc Quân có trốn nộp khoản thuế đã được nêu là 437,5 triệu đồng thì cũng chỉ đáng chịu án treo rất nhẹ.
Hà Nội 25 tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Email:thanhgiang36@yahoo.com
Mobi: 0984 724 165
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông bị bắt khi trở về sau một khóa học của tổ chức Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân được mời tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Hơn 10 ngày sau đó, ngày 19/3/2007 ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội “Tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư phản đối. Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm.
Ngày 4/4/2011 trên đường đến dự phiên tòa công khai xử sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (nhưng không được vào), Lê Quốc Quân lại bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn và bị quy tội “gây rối trật tự công cộng”. Video quay toàn bộ quá trình cùng lời phát biểu của nhiều người chứng kiến được đưa lên mạng đã tố cáo đầy đủ rằng việc bắt bớ này hoàn toàn tùy tiện, phi pháp và có chủ đích đen tối. Một phong trào phản đối đã dấy lên rầm rộ trong và ngoài nứoc. Sau 10 ngày giam giữ, người ta phải thả Lê Quốc Quân nhưng ngoan cố đính kèm cái gọi là “Quyết định cảnh cáo”.
Ngày 27/11/2011 Lê Quốc Quân lại bị nhận “Quyết định cảnh cáo” chỉ vì đã dám đi biểu tình ủng hộ đề nghị phải có luật biểu tình của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hơn một năm sau, ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt một lần nữa.
Lần này là cả một chiến dịch “tru di tam tộc” khốc liệt.
Trước khi Lê Quốc Quân bị tống giam, công ty của doanh nhân Lê Đình Quản – em trai Lê Quốc Quân – bị lục soát tanh bành. Lê Đình Quản cùng nhiều người trong công ty mình cũng bị bắt.
Một người em gái, chị Nguyễn thị Oanh, mang thai ở tháng thứ ba đã bị tuột mất đứa con đầu lòng sau mấy tháng giam giữ.
Lần này, quyết định của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ký ngày 10/6 cho biết ông Lê Quốc Quân, sinh năm 1971, Giám đốc Công ty TNHH “Giải pháp Việt Nam”, bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố về tội Trốn thuế theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
Vụ bắt giữ lần này càng bị dư luận trong nước và thế giới kịch liệt lên án.
Mười hai tổ chức và cơ quan nước ngoài, trong đó có “Phong trào Quốc tế Vì Dân chủ”, “Ký giả Không biên giới”, “Văn bút Anh Quốc”, “Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ”, “Ngôi nhà Tự do” … đã gửi thư cho ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu yêu cầu:
“Chúng tôi được biết ông sẽ dự Hội nghị ASEAN vào cuối tháng này, và chúng tôi rất mong là ông dùng cơ hội này để trao đổi vụ này với đại diện của chính phủ Việt Nam.
Như ông có lẽ đã biết, ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Ông Quân là một luật sư đủ tư cách, đồng thời là một blogger tích cực. Trên trang blog được nhiều người biết đến, ông đã vạch trần những vi phạm nhân quyền thường bị truyền thông nhà nước làm ngơ. Trước khi ông bị tước quyền luật sư, ông Quân đã đứng ra bào chữa cho những vụ án nhân quyền trước tòa. Khi trở về nước sau chuyến đi Hoa Kỳ, ông đã bị bắt vào năm 2007 và bị giam giữ 100 ngày. Vào tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả mà không bị buộc tội nào cả. Vào tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương trầm trọng sau một vụ tấn công hung bạo, mà theo ông là của nhân viên nhà nước”.
Ngày 13 tháng 6 năm 2013 ông Robert F. Kennedy, chủ tịch Trung tâm Vì Công lý và Nhân quỳền (Center for Justice and Human Rights) đã gửi thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư viết:
“Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,
Với tư cách Chủ tịch của Trung tâm Robert F. Kennedy cho Công Lý và Nhân Quyền (RFK Center) và Giám đốc Trung Tâm RFK và chương trình Cộng Tác cho Nhân Quyền, chúng tôi quan tâm sâu đậm về sự giam cầm ông Lê Quốc Quân và phiên xử sắp tới của ông ngày 9/7/2013.
Ông Quân, một luật sư nhân quyền và blogger, đã bị nhân viên nhà nước bắt giữ trong lúc ông đưa con đi học ngày 27/12/2012. Ông bị cáo buộc tội trốn thuế, nhưng chúng tôi lo ngại rằng ông Quân bị bắt vì ông thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, và chính trị đa nguyên cho một số kênh truyền thông và trên blog của ông.
… Trong khi Việt Nam đã đồng ý ký Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) vào ngày 24/9/1982, chúng tôi mạn phép được nhắc nhà chức trách Việt Nam về nghĩa vụ phải tuân thủ Điều 9 của ICCPR, trong đó bảo đảm quyền tự do và an toàn của cá nhân, và phủ nhận việc bắt và giam cầm tùy tiện của một cơ phận nhà nước. Thêm nữa, Điều 19 của ICCPR còn bảo đảm "quyền nêu quan điểm mà không bị ngăn cản", bên cạnh quyền tự do ngôn luận, trong đó bao gồm "quyền tìm hiểu, đón nhận và phổ biến tin tức và sáng kiến dưới mọi thể dạng không giới hạn, qua lời nói, giấy trắng mực đen, qua kỹ thuật, hoặc qua bất kỳ phương tiện tự chọn".
Ngoài ra, Đại Hội Đồng LHQ nêu rõ trong bản Tuyên ngôn về Quyền hạn và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm, và cơ quan xã hội để cổ xúy và bảo vệ các quyền con người được thế giới công nhận và những quyền tự do căn bản (Tuyên Ngôn LHQ về các nhà bảo vệ nhân quyền), được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào ngày 9/12/1998, công nhận rằng mọi người đều có quyền “tự do phổ biến, truyền đạt, phát tán đến người khác ý kiến, thông tin, kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản” và các quốc gia phải “có biện pháp cần thiết để cho các cơ quan thẩm quyền có đủ khả năng bảo vệ tất cả, từng người một hay nhóm, chống lại các mối đe dọa, bạo động, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo luật hay trên thực tế, bị áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì việc thực thi quyền hạn chính đáng của họ” theo Tuyên Ngôn.
Việt Nam đang vi phạm những ràng buộc nhân quyền này đối với trường hợp của ông Quân. Giam cầm ông Quân chỉ vì ông viết bài trên blog là một vi phạm rõ rệt quyền tự do ngôn luận của ông. Giam giữ ông Quân vì sự liên hệ của ông với những nhà đối kháng khác là một vi phạm quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội một cách ôn hòa, như có nêu trong ICCPR. Hơn nữa, với việc giam giữ ông Quân chỉ vì những hoạt động nhân quyền, Việt Nam đã không đáp ứng được nghĩa vụ theo Tuyên Ngôn LHQ để bảo vệ quyền hạn của ông Quân trong tư cách một nhà hoạt động nhân quyền.
Trung tâm RFK khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân có một phiên tòa theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi mong đón nhận hồi âm.
Trân trọng,
Kerry Kennedy”
Tất cả những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam đều có chung nhận định như trên: “Ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông”.
Có thể kể một số hoạt động chính trị tích cực và rất lành mạnh của luật sư Lê Quốc Quân như:
- Lên tiếng công khai và tham gia viết bài bào chữa cho những người hoạt động dân chủ như Ls. Lê Công Định, Ts. Cù Huy Hà Vũ, 8 giáo dân ở Thái Hà-Hà Nội….
- Tham gia nhiệt tình trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm và viết khá nhiều bài về chủ quyền đất nước.
- Mở văn phòng luật tư vấn miễn phí cho người lao động và công dân nghèo, ngay gần khu nhiều công nhân (Khu CN Tân Bình). Văn phòng này đã tư vấn cho rất nhiều dân oan trong lĩnh vực đất đai, cũng như những oan khuất khác. (Văn phòng này bị đóng cửa sau khi ông bị rút thẻ luật sư năm 2007)
- Viết cuốn sách “Niềm tin Công lý”, nhằm cổ võ cho việc phát triển xã hội dân sự, cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân sự khác.
- Là một tín đồ công giáo, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Giuse Lê Quốc Quân đã gửi thư cho Cha, đề suất chương trình xây dựng Tủ sách Giáo xứ trên toàn bộ giáo xứ, làm sao để mỗi giáo xứ có một tủ sách. Bản thân luât sư đã tích cực góp phần xây dựng được 13 tủ sách ở nhiều nơi trong nước.
Ông đã từng dằn vặt rất nhiều giữa tư lợi và công ích:
“Là một doanh nhân mình được lợi khi Chính phủ quyết định bơm tiền hỗ trợ doanh nghiệp; Là một nhà đầu tư có tích trữ, mình vui vì bất động sản sẽ khởi sắc, là một người đam mê chính trị, bất đồng chính kiến với ĐCS, mình biết chính phủ sẽ bị coi là tồi tệ hơn; mình sẽ ít bị chống đối hơn nếu hùa theo những trào lưu dân túy nửa vời của chính phủ và chắc chắn bị phản đối nhiều hơn khi cực đoan về tư tưởng.
Có lợi thật đấy nhưng vẫn thấy quá xót xa, không viết không được. Nghĩ mà thương dân Việt, nhất là sau này. Lạm phát chắc chắn sẽ tăng và nhân dân sẽ bị bần cùng hóa đầu tiên và dai dẳng nhất; cuối bữa Tiệc (Party) là khung cảnh tan hoang. Dưới gầm bàn của bữa Tiệc tài nguyên và ODA và FDI sang trọng chỉ còn lại đồ thừa cho dân nghèo tranh nhau; 80 triệu đồng bào sẽ loay hoay quẫy đạp trong chiếc “bẫy thu nhập trung bình” mà chắc chắn trần GDP 1,000 USD là làm bằng thủy tinh. Bẫy đó đã há miệng, bắt đầu từ hôm nay”
Ông đắn đo suy xét thật sâu xa để muốn tìm cho ra được đâu là ưu, đâu là nhược, đâu là công, đâu là tội giữa đảng quyền với công quyền, giữa trách nhiệm đảng viên với thiên mệnh công bộc, giữa Đảng với Chính phủ:
“Nhiều hôm đọc tài liệu và nghĩ đi nghĩ lại, thấy thấp thoáng đâu đó, hình như Chính Phủ cũng muốn làm một điều gì đó rất hay. Nhưng khổ nỗi tất cả các thành viên của Chính phủ đều là đảng viên đảng cộng sản. Họ lẫn lộn không chỉ tư cách đạo đức mà cả vai trò trong công việc. Một lúc nào đó họ như muốn trưởng thành, cả thể lý và tư duy, nhưng rồi vì yếu đuối, sợ mang tiếng, sợ chịu trách nhiệm nên vội vàng co vòi lại. Đôi lúc có vẻ như chực chờ để làm quyết liệt một điều gì đó đầy sự thật nhưng sợ “quyết” rồi đảng cho “liệt” luôn”.
Ông phát hiện ra rằng:
“Điểm khác biệt giữa giang hồ và quan chức là giang hồ không treo mặt nạ đạo đức giả. Trong khi đó hàng loạt quan chức lại sống hai mặt và đóng hai vai vừa vặn. Họ vừa là ông trùm vừa là quan chức, tồn tại một cách giật cục, nhiêu khê giữa lòng xã hội. Khi thì họ đeo mặt nạ cộng sản giảng lời đạo đức và liêm chính. Khi thì họ cáu quá, điên tiết giật mặt nạ ra và để lộ bộ mặt tư bản béo ị, trắng trợn và công khai thách thức hàng triệu bần nông”.
Cho nên:
“Tóm lại ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng lại phải cõng trên lưng 2 người rất béo, rất khỏe và ông nào cũng đòi lãnh đạo. Một ông thì lãnh đạo bằng Nghị quyết còn ông kia thì bằng Luật pháp, mẹ giống như con trâu đã bị xâu mũi kéo cày, hai bên 2 dây thừng, thỉnh thoảng ông lãnh đạo này lại giật sang bên trái, lúc thì ông khác ghì về bên phải”.
Bị bóc lột đấy, bị áp bức đấy nhưng biết trông cậy vào ai để được bảo vệ ở mức tối thiểu, bởi vì:
“Một điều tréo cẳng ngỗng nữa là Quốc hội làm ra luật và Điều 4 Hiến pháp cũng quy định là đảng hoạt động “trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”. Nhưng quốc hội lại phải dựa vào Nghị quyết để làm luật. Đảng nằm trong luật, luật nằm trong Nghị quyết nhưng Đảng lại “đẻ” ra Nghị quyết. Điều đó nghĩa là Đảng là “bà”, luật là “cháu” nhưng bà lại nằm trong bụng cháu”.
Ông đúng là một luật sư nhân quyền có tấm lòng yêu nước thật sâu xa. Ở một đất nước còn đến trên dưới 70% là nông dân, ông có một “nông dân quan” thấm đẫm nhân văn.
Việt Nam tất phải tiến lên công nghiệp hóa, hiện dại hóa nhưng ông không thể không chua xót trước cái thực tế:
“Việt Nam ta là một quốc gia biển, dù ở đâu thì đi đến biển cũng rất gần. Thế mà người ta đua nhau làm các khu công nghiệp ở đồng bằng sát ngay biển. Những “bờ xôi ruộng mật” của bà con chúng ta bị các Doanh nghiệp sân sau của tư bản đỏ “đớp” sạch để làm khu, làm cụm công nghiệp. Những nhà máy còm, bụi bặm với công nghệ vô cùng lạc hậu này đua nhau mọc ra, tàn phá môi trường, vắt kiệt sức sức lao động của thanh niên trai tráng với đồng lương rất mỏng, cũng chỉ vì cái mác “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”… Nơi mà sau 5 năm những “cối xay thịt” đó đã trả về cho quê hương những chàng thanh niên ốm yếu và phụ nữ trẻ với vô vàn bệnh phụ khoa. Họ bị vắt kiệt sức lao động ở lứa tuổi đang sung sức nhất bằng những thao tác hết sức đơn thuần “phổ thông” trong những nhà máy của những Ông chủ có tầm nhìn ngắn hạn và đầu tư vào Việt Nam chỉ là chụp giật”.
Ông muốn vạch ra một con đường khác để tiến lên:
“Thực tế lịch sử phát triển cho thấy có nhiều con đường khác nhau để đi đến một giá trị phát triển bền vững. Nông sản có thể tạo ra được những giá trị lớn và người nông dân vẫn “khỏe mạnh tới tận già” bỏ xa những thu nhập “còm” ở một nhà máy công nghiệp nhỏ nơi mà thời giờ nghỉ ngơi, ánh sáng, chỗ ngồi, dinh dưỡng bữa ăn cho công nhân đều thiếu thốn một cách tệ hại”.
Và ông tỏ ra quan ngại:
“Đảng vốn thích oai, thích chiến lược, thích “tầm cỡ”, thích đỉnh cao trí tuệ... nên cứ phán bừa trong nghị quyết "Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ”. Bây giờ không biết chỉ còn 8 năm nữa với một tốc độ kinh tế quá oải thế này thì đất nước đi đến đâu”.
Ông không thể không nặng lời khi phê phán chủ trương “Chống diễn biến hòa bình” của ĐCSVN:
“Nhiều vị lãnh đạo đã rất phản động khi gán ghép những vấn đề như dân chủ, nhân quyền là một phần của “âm mưu” diễn tiến hòa bình mà quên rằng sự “tiến hóa hòa bình” là điều tất yếu đang xảy ra liên tục trong chính bộ não chúng ta nếu chúng ta còn là một cơ thể sống.
Cần phải hiểu rằng, tự ngàn xưa và đúng với tất cả các loài, quan trọng nhất của sự tiến hóa là tiến hóa về tư duy. “Phát triển bền vững” chính là bền vững trong tiến hóa tư duy. Ngược lại với điều đó là phản động”.
Về điểm này, tôi rất tâm đắc với Lê Quốc Quân. Tôi xin chép tặng ông cùng độc giả bài thơ sau đây của tôi:
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH,
HÓA GIẢI BẦY ĐOM ĐÓM
Họ bảo ta cầm đèn chạy trước ôtô
Ta đâu hợm hĩnh và ngây ngô
Học hành chưa được vài mủng chữ.
Không hơn Chí Phèo, Thị Nở
Vỗ ngực xưng giai cấp tiền phong
Chễm chệ ngồi lên đầu nhân dân.
Ôi Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông
Các ngài giỏi hơn phù thủy
Biến những nông dân chất phác hiền lành
Thành đồ tể
Nặn ra mấy ông giáo sư, tiến sỹ
Bỏ mặc đất nước khổ nghèo
Hì hục xây “Kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa”
… Định hướng vào cái rọ Bắc Triều!
Ta không cầm đèn
Ta cầm trí tuệ nhân dân
Sáng rực hào quang
Hóa giải bầy đom đóm
Và tiến lên, diễn biến hòa bình
Những ngày thần kinh căng thẳng nhất, Lê Quốc Quân đã viết bài thơ sau:
VẪN MẸ, LÀ NIỀM AN ỦI ĐỘNG VIÊN
Là con: Bố mất, mẹ già đang ốm…
Là anh trai trưởng: Em trai bị bắt, em gái đang mang thai tiếp tục vào hỏa lò….
Là chồng của vợ, bố của 3 con thơ, khi kẻ gian theo vào tận trường mẫu giáo…
Là giám đốc: Nhân viên bị khám nhà, đe dọa, ép làm chứng gian….
Dường như không còn gì căng thẳng hơn nữa.
Con làm gì? con cần thiết cho ai?
Con vẫn nhớ, trong nhà thờ, đã hứa “sẽ đấu trong một cuộc đấu cao đẹp, chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin”.
Con vẫn nhớ, họp gia đình, mẹ nói: “Vững tâm đi, khổ đau các con chịu hôm nay vẫn thua xa ông bà mình hồi cải cách nhiều”.
Vẫn mẹ, là niềm an ủi và động viên con giữ vững lý tưởng mình.
Con cám ơn Mẹ nhiều!
Với lương tri ấy, nghị lực ấy, chắc chắn Lê Quốc Quân sẽ không lùi bước. Bởi vậy, cho tôi được chân tình khuyến cáo: Cục xương Cù Huy Hà Vũ đang chèn ngang họng, hãy đừng để hóc thêm Lê Quốc Quân. Lươn lẹo đổ vấy sang tội “trốn thuế” là bước lùi cần thiết và có thể xem là khéo léo của Đảng. Song, như vậy là lũng đoạn luật pháp, là gian xảo, bất chính.
Hoặc phải trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân để chứng tỏ là nhà nước pháp quyền, hoặc chỉ có thể muối mặt kết đến mức án treo.
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp trốn thuế là “chuyện thường ngày ở huyện”. Ngày 3/6/2013 báo Dân Trí đăng tin: “TP.HCM: Gần 1.300 doanh nghiệp bỏ trốn, “xù” luôn tiền thuế”. “Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật để trốn thuế”. Trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra gần 12.500 hồ sơ về thuế, phạt và truy thu hơn 6.000 tỉ đồng…
Gần đây, có những phiên tòa xử tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng ở mức án treo. Nếu quả thực công ty của Lê Quốc Quân có trốn nộp khoản thuế đã được nêu là 437,5 triệu đồng thì cũng chỉ đáng chịu án treo rất nhẹ.
Hà Nội 25 tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Email:thanhgiang36@yahoo.com
Mobi: 0984 724 165