Đại sứ quán VN tại Ba Lan từ chối cấp hộ chiếu cho công dân?


Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan từ chối cấp hộ chiếu cho công dân nước mình thì đã tiền lệ rồi. Đó là cô Tôn Vân Anh mà những hoạt động cổ vũ cho dân chủ của cô bị cho là đi “ngược lại lợi ích của nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam và quan hệ truyền thống Ba Lan – Việt Nam”. Vụ việc gây ầm ỹ tới mức, báo chí, truyền hình Ba Lan nhẩy vào cuộc và kết quả là Tôn Vân Anh được đặc cách trao quốc quốc tịch Ba Lan, dù vào thời điểm đó, cô không có bất cứ thứ giấy tờ tùy thân nào.
pismo-kopia
Nhưng mới đây, xuất hiện một trường hợp khác, mà có lẽ, không dính dáng gì tới việc ‘chống chính quyền’. Đó là ông Trần Ngọc Duệ. Theo sự tường thuật của báo chí thì, ông Duệ sang Ba Lan từ năm 1973. Sau 40 năm sống ở Ba Lan, có vợ người bản xứ và con chung với người vợ này, ông vẫn là một “bộ đội”.
Lý do được chính ông Duệ kể, do đại sứ quán Việt Nam không gia hạn hộ chiếu cho ông và cũng không giải thích cho ông biết vì sao.
Sang Ba Lan theo hiệp định về trao đổi sinh viên giữa 2 nhà nước cộng sản anh em, ông Duệ sau khi tốt nghiệp đại học đã tiếp tục học lên bậc tiến sĩ. Trong lúc ông chưa kịp bảo vệ, hộ chiếu của ông hết hạn. Thay vì gia hạn cho ông, hay cho phép ông tiếp tục hoàn thành luận án, thì đại sứ quán ở đây đã mua vé cho ông về lại Việt Nam. Ông đã không trở về theo yêu cầu của đại sứ quán, bởi theo ông, trở về khi học hành dang dở như vậy là một ‘nỗi nhục’ với ông và cả gia đình.
Bài báo không cho biết, lý do vì sao ông bị đối xử như vậy.
Ông Trần Ngọc Duê. Ảnh Trojmiasto.gazeta
Ông Trần Ngọc Duê. Ảnh Trojmiasto.gazeta
Ông Duệ sau đó sinh sống không giấy tờ ở thành phố cảng Gdańsk, ông quản lý một nhà hàng. Dù không có giấy tờ hợp lệ nhưng đôi khi ông vẫn làm việc như một phiên dịch và giúp đỡ nhà chức trách địa phương trong rất nhiều vụ việc. Đã có lúc, ông suýt bị biên phòng Ba Lan trục xuất, nhưng nghe sự trình bày của ông, cùng với hoàn cảnh gia đình, nên ông đã tiếp tục được ở lại.
Tình trạng quá phi lý của ông đang được các cơ quan liên quan của Ba Lan cứu xét. May mắn có mỉm cười với ông hay không là điều chưa ai có thể dám chắc.
Mong muốn trở về
Trần Ngọc Duệ luôn mong muốn trở về và đã nhiều lần nghĩ tới việc này nhưng ông không thể quay sang được, nếu không có hộ chiếu Việt Nam hay Ba Lan. Người anh trai của ông hiện đang ốm rất nặng, và ông muốn về thăm gia đình, muốn từ biệt anh trai mình.
Trong những thập niên 60s, 70s tới 80s của thế kỉ trước, việc ở lại của lưu học sinh từng bị coi như một trọng tội, thậm chí có lúc bị đặt ngang với phản quốc. Nhưng rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh như ông Duệ đều đã được ‘ân xá’ một cách không chính thức, bằng cách được nhận lại hộ chiếu Việt Nam. Có những trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo cho nhà nước, để đổi lại tấm hộ chiếu; nhưng trong rất nhiều trường hợp sau này, người nhận hộ chiếu không phải trả thêm gì, ngoài những khoản thu như thường áp dụng với các công dân khác. Và đa số các cựu sinh viên ‘tuột xích’ một thời, trong những năm gần đây, đều có thể trở về một cách bình thường.
Thông thường, không quá khó khăn để xin một hộ chiếu tị nạn nhân đạo dành cho người vô tổ quốc trong trường hợp như của ông Duệ. Nhưng tấm hộ chiếu đó không đảm bảo cho việc ông có thể trở về và quay sang an toàn. Giống như mới đây đã xảy ra với ông Đỗ Xuân Cang ở Séc, sau rất nhiều lần tranh đấu cho cuốn hộ chiếu Việt Nam, cuối cùng ông đàng phải chấp nhận trở thành người ‘vô tổ quốc’.
Nhưng, Đỗ Xuân Cang hay Tôn Vân Anh đều là những nhân vật hoạt động dân chủ, đòi xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản, nên cái kết mà họ nhận là khá rõ ràng. Riêng Trần Ngọc Duệ thì không ai hiểu tại sao, ngay cả chính đương sự.
© Đàn Chim Việt