Những thú đam mê khác người của vua chúa Việt
Vua ngày xưa: Sưu tầm động vật bạch tạng, "phượt" khắp nước, sát phạt với quan lại... là những thú vui "chẳng giống ai" của vua chúa Việt xưa.
Vua ngày sau: Giáo điều, vô cảm, thích đóng triện, trồng cây, đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, cờ phướn tưng bừng, đi đến đâu dân tình tán loạn; chỉ thích đến những nơi đã được dàn dựng công phu cảnh thái bình thịnh trị...
Lý Thần Tông mê sưu tầm sinh vật lạ
Lý Thần Tông (1116 - 1138), tên thật Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 - 1138. Theo sử sách, ông có một sở thích kỳ lạ là tìm kiếm, sưu tầm những con vật kỳ lạ.
Đại Việt sử ký toàn thư đề cập đến chuyện này như sau: Phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng... đều đem dâng vua cả. Lúc ấy, có Đỗ Khánh là lính ở Tả Vũ Tiệp đem dâng con cá xương và con cá công sắc vàng, ông cho đấy là điềm lành, bèn xuống chiếu cho bề tôi chúc mừng.
Vua ngày sau: Giáo điều, vô cảm, thích đóng triện, trồng cây, đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, cờ phướn tưng bừng, đi đến đâu dân tình tán loạn; chỉ thích đến những nơi đã được dàn dựng công phu cảnh thái bình thịnh trị...
Lý Thần Tông mê sưu tầm sinh vật lạ
Lý Thần Tông (1116 - 1138), tên thật Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 - 1138. Theo sử sách, ông có một sở thích kỳ lạ là tìm kiếm, sưu tầm những con vật kỳ lạ.
Đại Việt sử ký toàn thư đề cập đến chuyện này như sau: Phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng... đều đem dâng vua cả. Lúc ấy, có Đỗ Khánh là lính ở Tả Vũ Tiệp đem dâng con cá xương và con cá công sắc vàng, ông cho đấy là điềm lành, bèn xuống chiếu cho bề tôi chúc mừng.
Cáp môn sứ là Lý Phụng Ân nói rằng: "Cá là vật nhỏ mọn mà bệ hạ đã lấy làm điềm lành, vậy nhỡ sau này có người đem tới dâng con lân con phượng thì bệ hạ sẽ làm sao?". Nghe lời ấy, vua mới thôi mê muội.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, một người lính tên Vương Cửu ở Tả Hưng Vũ đem dâng vua một con rùa, trên mai có những vết hợp thành nét chữ. Vua liền xuống chiếu cho các học sĩ, nhà sư và đạo sĩ theo hình nét chữ để đoán. Họ tán ra thành tám chữ: Thiên thư hạ thị, thánh nhân vạn tuế (sách trời bảo cho biết rằng thánh nhân), nhằm nịnh nhà vua.
Truyền năm Lý Thần Tông 23, bỗng nhiên vua thấy ngứa ngáy khắp cả mình mẩy, càng gãi bao nhiêu thì lông càng mọc bấy nhiêu, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ như chúa sơn lâm, phải nhờ Sư Nguyễn Minh Không chữa mới trở lại bình thường.
Không rõ chuyện “hóa hổ” của vua có liên quan gì tới niềm đam mê muông thú hay không?
Những thú vui rợn người của Lê Long Đĩnh
Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 1005 - 1009. Trong sử sách, ông được nhắc đến như là một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác, có những thú vui đẫm máu khiến người đời ghê sợ.
Đại Việt sử lược viết:
Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải đến bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết. Lại bắt (tù nhân) treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây.
Có khi vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi. Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiên vào để tự tay vua đâm chết đã, rồi sau mới giao cho người nấu bếp.
Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Mão mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười rầm lên.
Hoặc đêm đến vua sai làm thịt mèo để cho các tướng vương xơi. Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tướng vương đều mửa thốc mửa tháo. Mỗi khi đến buổi chầu thì sai những tên hề ra nói leo lẻo luôn mồm để làm khỏa lấp lời những ai bẩm bạch về việc gì. Lại thấy kẻ giữ cung làm món chả thì đến cùng người tranh nhau mà ăn...
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng một số điều xấu của vua Lê Long Đĩnh chỉ là thêu dệt, nhằm tạo tính chính đáng cho việc hạ bệ nhà Tiền Lê trong sử sách.
Lý Cao Tông mê… phượt, mặc dân khốn khổ
Lý Cao Tông (1173 - 1210) tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long, là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 - 1210. Theo sử sách, khi còn nhỏ ông là người ngoan lành, song khi lớn lên cầm quyền trị nước lại trở thành một kẻ ham chơi bời, tiêu phí sản nghiệp quốc gia cho những thú vui chơi vô bổ của vua.
Đặc biệt, Lý Cao Tông rất ưa vi hành, nhưng không phải là quan tâm muôn dân trăm họ, mà để thỏa chí tò mò, sự ham vui chơi của bản thân. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau: Vua ngự đi khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ… Vua xây dựng không ngớt, ngao du không chừng mực.
Khi trong nước đã loạn lạc, đường xá không thông, vua bèn sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh ở đầm Ứng Minh, hàng ngày cùng bọn cung nữ đi chơi bời làm vui. Lại lấy thuyền to làm thuyền ngự, lấy các thuyền bé chia làm hai đội, sai bọn cung nữ, phường tuồng chèo thuyền, vua dẫn bọn tả hữu bắt chước nghi vệ thiên tử như khi vua ngự đi chơi đâu vậy.
Vua còn lấy sáp ong bọc những tấm lụa và các vật quý thả xuống ao rồi sai người lội xuống mò lên giả làm đồ vật dưới Long Cung đem dâng. Văn võ bá quan thấy vua ăn chơi vô độ đều sợ hãi không ai dám lên tiếng.
Vào những năm trị vì cuối cùng, đất nước đói kém, người chết đói hàng loạt, vua vẫn rong chơi vô độ, xây đền đài không ngớt…
Mê đỏ đen, Trần Dụ Tông biến triều đình thành chiếu bạc
Trần Dụ Tông (1336 - 1369), tên thật là Trần Hạo, là vị vua thứ 7 của nhà Trần, cai trị từ năm 1341 - 1369. Ông được sử sách ghi nhận như một vị vua chỉ khoái hưởng lạc giữa lúc nền chính trị sa sút và nhân dân cùng cực đói khổ.
Vào giai đoạn cuối của nhà Trần, nạn cờ bạc, rượu chè rất phát triển. Đến đời Trần Dụ Tông thì tệ nạn không đã tràn cả vào trong cung đình, và nhà vua chính là người đã cổ súy cho điều này.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Dụ Tông đã cho gọi các nhà giàu trong nước vào cung đánh bạc làm vui. Một tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã giàu ngàn quan rỗi. Quan lại thì như Hành khiển Trần Khắc Chung, cùng Học sĩ Nguyễn Sĩ Cố đánh bạc, có khi đến hai, ba ngày, đêm này qua ngày khác, cùng ngồi ngay ở bàn mà ăn cháo không nghỉ lúc nào, được thua chỉ có một, hai quan tiền mà dụng tâm rất khổ.
Sử gia thời Lê Phan Phu Tiên đã phê phán thú vui này của Vua Trần Dụ Tông như sau: Dụ Tông công nhiên làm bậy, gọi những nhà giàu vào cung đánh bạc, rồi sai người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa. Cuối cùng vì tệ đánh bạc mà mất nước.
Bên cạnh thú cờ bạc, vua Trần Dụ Tông còn có các thú chơi xa xỉ mà các sử gia đương thời nhận xét là "Vua phương Bắc ăn chơi cũng không bằng". Đó là xây vườn nuôi chim thú quý, chở nước biển đổ xuống hồ nuôi các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá biển…
Theo KIẾN THỨC