ÔTô Công An Đâm Chết Người Rồi Bỏ Trốn?


Ô tô công an Lâm Thao đâm chết người rồi bỏ trốn?

(Kienthuc.net.vn) - Nhiều nhân chứng và người nhà nạn nhân cho rằng, xe gây tai nạn rồi định bỏ trốn chính là xe chở một số cán bộ công an huyện...

Theo người dân xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) và một số nhân chứng, vào lúc 12h ngày 26/2, Phó bí thư Đảng ủy xã Xuân Huy (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) ông Đặng Xuân Trường trên đường đi họp giao ban ở xã Tứ Xã về đến khu 7 (xã Tứ Xã) thì bị ô tô BKS 19C 01788 đâm từ phía sau. Do va chạm mạnh, chiếc xe máy do ông Trường điều khiển lê trên mặt đường hơn 10 m, ông Trường bị đập đầu xuống đường, chảy nhiều máu.

Một nhân chứng tại khu 7, xã Tứ Xã gần hiện trường xảy ra vụ việc cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, người dân xung quanh chạy đến thì thấy một người đàn ông nằm úp mặt xuống đường, máu cháy ra rất nhiều. Chiếc xe ô tô gây tai nạn đi qua cách nơi xảy ra tai nạn 30 m mới dừng lại. Một người đàn ông trên xe bước xuống nhìn rồi bảo “ông này say rượu tự ngã”. Một người khác đi cùng xe gây tai nạn đã bước xuống, sau khi lật xem vết thương nạn nhân, người này gọi 2 người đi cùng trên xe xuống nhưng không ai xuống mà phóng xe đi. Điều này, khiến người dân chứng kiến bức xúc nên gọi công an huyện và yêu cầu đưa chiếc xe gây tai nạn trở lại hiện trường. Nạn nhân Trường được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương nặng đã tử vong vào lúc 15h30 cùng ngày.

Cũng theo các nhân chứng tại hiện trường, trên ô tô gây tai nạn khi đó có 3 cán bộ công an, trong đó có 2 cán bộ công an huyện Lâm Thao và một phó công an xã.
Ngay khi xảy ra vụ tai nạn, người nhà và người dân đã kéo đến hiện trường rất đông. Họ dựng rạp bảo vệ hiện trường để cơ quan chức năng làm rõ.

Sau khi tổ chức tang lễ cho người xấu số, người thân nạn nhân đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vụ việ. Chị Đặng Thị Thao (SN 1962, trú tại Khu 9, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), chị gái nạn nhân Trường nêu rõ: "Khi nhận được tin báo về vụ tai nạn, Công an huyện Lâm Thao đã xuống hiện trường nhưng không khám nghiệm hiện trường mà cho công an xã đưa xe nạn nhân vào cất ở trụ sở. Trước sự việc bất thường này, người dân địa phương đã kiên quyết yêu cầu công an đưa xe ra hiện trường và phải được bảo vệ cẩn thận. Người dân đã làm rạp để bảo vệ dấu vết hiện trường để chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền xuống điều tra xác minh”.
Chiều ngày 27/2, lực lượng công an tỉnh Phú Thọ đã xuống khám nghiệm hiện trường. Người thân nạn nhân và người dân địa phương hi vọng, với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, sự việc sớm được làm sáng tỏ.

Điều khiến những người thân trong gia đình nạn nhân bức xúc là khi xảy ra sự việc những cán bộ công an trên xe gây tai nạn không đưa nạn nhân đi cấp cứu mà kẻ đứng nhìn, người bỏ trốn trên xe.
Chiều ngày 27/2, lực lượng công an tỉnh Phú Thọ đã xuống khám nghiệm hiện trường. Hàng trăm người dân lân cận đã kéo đến để theo dõi vụ việc trên. Trao đổi với người thân nạn nhân và người dân tại hiện trường, một cán bộ công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan Công an Phú Thọ đã giữ 3 người trên xe ô tô BKS 19C 017.88, xác định gồm 2 người là công an huyện Lâm Thao và 1 công an xã để xác minh làm rõ vụ việc.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Hải Ninh

CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG NĂM TÙ ĐÀY LAO LÝ CỦA KỸ SƯ TRƯƠNG MINH NGUYỆT




Quỳnh Trâm - Sau cơn bão số 1 đổ bộ vào Miền Nam ngày 31 tháng 3 và 01 tháng 4 năm 2012 với hàng ngàn ngôi nhà ở Sài gòn, Vũng Tàu bị tốc mái, bị sụp đổ, chúng tôi ghé lại Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An, thăm gia đình cựu tù nhân bất khuất Trương Minh Nguyệt với 3 lần tù, tổng cộng với hơn 20 năm qua nhiều lao tù của cộng sản.
Lần ra tù thứ 3 vào ngày 30 tháng 8 năm 2010, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam đã tương trợ giúp dựng lại ngôi nhà cho người tù bất khuất này, đến nay chưa tròn hai năm, nhưng khi chúng tôi đến nơi, thì ngôi nhà không còn nữa, trên nền nhà cũ, ngỗn ngan những đồ gia dụng và một ít sách vở giấy tờ ướt sũng nước mưa, xa xa, nhưng tấm tole lợp nhà bị gió xoáy cuốn đi, làm biến dạng, nằm rải rác khắp nơi. Biết nói gì hơn khi với ngần ấy năm tù đày lao lý, nay trong tuổi già bạc xế chiều rồi mà người cựu tù ấy vẫn chưa được yên. Trời sao vẫn chưa chiều lòng người. Và hơn lúc nào hết, giờ đây, đứng trước sự hoang tàn của ngôi nhà người cựu tù này, chúng tôi thấm thía hơn bao giờ hết một kinh nghiệm sống của tiền nhân" Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí".

Kính thưa quý vị,

Trong những ngày qua, công luận trong và ngoài nước sục sôi với với sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt nam tại Hải Phòng cướp đất ruộng, phá nhà cửa và bắt giam tra tấn, nhục hình người nông dân nghèo, lương thiện theo kiểu đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1949 đến 1957, đối với người anh hùng nông dân chinh phục lời nguyền của biển cả Đoàn Văn Vươn, dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, gia tài sản nghiệp phút chốc trở thành của riêng tây của bọn cường hào đỏ ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Người nông dân trí thức Đoàn Văn Vươn cùng nhiều người thân trong họ tộc thì lụy vào vòng lao lý. Người dân trong và ngoài nước nghe thấy sự việc, ai cũng vô cùng căm phẫn bè lủ cường hào đỏ trước hành vi lấy thịt đè người, và tất nhiên cũng vô cùng thương cảm cho những người nông dân họ Đoàn, ở Tiên Lãng, Hải Phòng này, một câu chuyện tương tự, cũng từng xãy ra ở miền Nam sau ngày Vong Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, cũng với một người nông dân trí thức, ở Sài gòn, cũng bất khuất chống lại bạo quyền, cũng bị cướp đất ruộng và cũng bị lụy vòng lao lý của bọn cường quyền đỏ 3 lần với hơn 20 năm tù ngục mà ít  được người đời biết đến. Nhân ngày đón tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, cái tết tủi nhục lần thứ 37 của nhân dân Miền Nam, Phóng viên Quỳnh Trâm đã gặp gỡ người nông dân trí thức, người cựu tù chính trị TRƯƠNG MINH NGUYỆT và thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây, chúng tôi xin gởi đến quý vị, quý thân hữu quý chiến hữu, cùng quý chiến hữu toàn bộ cuộc phỏng vấn này, để xin tỏ lòng kính ngưỡng đối với người tù bất khuất này, và cũng xin ghi thêm một tội ác của Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đối với toàn dân tộc Việt.


QUỲNH TRÂM: Kính chào chú Trương Minh Nguyệt, thưa chú, nhân dịp ghé thăm và chúc tết chú lần này, cháu xin thực hiện một cuộc phỏng vấn bỏ túi, về cuộc đời, về công cuộc đấu tranh chống bạo quyền cộng sản cũng như về những năm tháng tù đày mà chú phải trải qua, để người Việt trong và ngoài nước sẽ không quên được tội ác của cộng sản bao giờ. Trước hết, xin chú sơ lược về nhân thân.

Kỷ Yếu, Khóa 4/1970 SVSQ Thủ Đức

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, cảm ơn cô Quỳnh Trâm đã đến thăm hỏi và chúc tết. Thưa quý vị, tôi là Trương Minh Nguyệt, nguyên là kỹ sư canh nông, sinh năm 1946 tại Phú Lâm, Sàigòn, năm 1970 theo lệnh tổng động viên, tôi nhập ngũ và tham gia khóa huấn luyện sỹ quan trừ bị tại Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 4/70, ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy, số quân 66/155267. Sau 2 năm tùng sự trong quân ngũ, tôi được thăng cấp Thiếu úy vào tháng 9 năm 1972. Cùng năm đó tôi được biệt phái về làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nông Lâm Súc Tân Hiệp, Hóc Môn cho đến ngày Miền Nam bị rơi vào tay cộng sản 30 tháng 4 năm 1975.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú vậy chú bị bắt giam trong trường hợp nào và tổng cộng, chú đã phải trải qua bao nhiêu năm trong các nhà tù của cộng sản ạ?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thưa quý vị, do bọn năm vùng đã biết rằng tôi là sỹ quan biệt phái, nên không lâu sau khi cưỡng chiếm được thủ đô Sàigòn, chính quyền thành phố lúc đó đã gọi tôi ra trình diện và đưa đi cải tạo tại trại Cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh, sau 6 tháng, tôi cùng nhiều anh em sỹ quân QLVNCH tiếp tục bị đưa ra lao cải tại Phú Quốc, thời gian đó nhiều anh em sỹ quan chúng tôi đã chết rất oan nghiệt do đói khát, bệnh tật và một số khác chết do bị rắn độc cắn, cuối cùng chúng tôi bị giải về trại cải tạo Long Giao Long Khánh, trước khi được phóng thích sau thời gian 30 tháng lao cải.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú sau khi được phóng thích, chú có được trở lại làm việc ở Trường Nông Lâm Súc hay không, và lý do nào mà chú bị bắt đi cải tạo lần thứ hai và bị bắt vào năm nào, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thực ra sau khi mất nước cũng có một số anh em sỹ quan biệt phái chúng tôi được lưu dung, nhưng số đó ít lắm, chỉ có những người có thân nhân đi làm “cách mạng” mới được lưu dung thôi. Tôi bị quy vào thành phần địa chủ, và thời gian cải tạo thì tôi bị liệt vào nhóm “không bao giờ thuộc bài” thì đời nào mà chúng nó lưu dụng chúng tôi, vã lại, là một cựu sỹ quan của QLVNCH, dù với chút tư cách ít ỏi thôi, cũng chẵng ai chịu khom lưng, cúi đầu làm khuyễn mã cho cộng sản. Vì vậy, sau khi được phóng thích, tôi lại tham gia một tổ chức Phục quốc, với hoài bão lấy lại Miền nam từ tay những tên cướp nước. Lúc đó tinh thần thì ai cũng cao lắm, kể cả những thanh niên trước đó từng trốn quân dịch hay những người từng chạy chọt để được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, cũng tham gia rất hăng say, có lẽ lúc đó ai cũng thấy rõ được họa cộng sản, nhưng rất tiếc là lực bất tòng tâm, đành ngậm ngùi cho đến nay. Cùng nhiều anh em trong tổ chức, tôi bị bắt vào cuối năm 1978, ấy là năm Mậu Ngọ mà các chú nón cối gọi là năm “QUÝ NGỌ” tức là trong Nam, ngoài trung gì cũng “CÓ NGỤY”. Tôi cùng các chiến hữu bị kết tội “âm mưu lật đổ chánh quyền” và bị kêu án 15 năm và bị giam giữ nhiều tháng ở số 4 Phan Đăng Lưu, rồi sang Chí Hòa và sau khi ra tòa xong thì bị đưa ra Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước. Mà theo tôi nghĩ rằng những ai đã từng bị tù đày lao lý, bị đọa đày qua những nơi này mới thấu hiểu hết tội ác của cộng sản, chứ bình thường ai cũng nói “ác như cộng sản” những nếu như chưa bị nếm trải tù đày của chúng thì cũng chưa cảm nhận được cái độc ác cái bạo tàn của cộng sản thực tế ra nó như thế nào đâu. Trong thời gian ở trại tù A20 Xuân Phước, tôi được chung sống với nhiều Tôn Trưởng là sỹ quan cao cấp của QLVNCH, cùng nhiều chức sắc tôn giáo cũng đang chịu án tù tại đây, mà nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên mãnh đất nghèo khó đó trong cảnh tù đày đói khát nghiệt ngã lắm. Lúc đó trong biệt giam, nhiều anh em sỹ quan, nhiều linh mục, nhiều sư sãi bị đánh đập, bị tra tấn đến chết diễn ra từng ngày, nên cùng với thượng tọa Thích Thiện Minh, chúng tôi thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo nhằm có thể tương tế cho anh anh em sau khi ra tù, và tôi được Thầy Thiên Minh, lúc đó là Hội Trưởng, bổ nhiệm cho tôi chức Hội Phó. Tôi mãn hạn tù vào đầu năm 1993, trở về địa phương với hai “bàn tay rất trắng”: nhà cửa bị tịch biên, 10 hecta đất bị “cách mạng trưng thu” để thành lập nông trường Phạm Văn Hai, vợ tôi bị một “cán bộ cách mạng trưng dụng” trên tinh thần “nhà nó ta ở, vợ nó lấy, con nó ta sai”. Trong cảnh không nhà không cửa, không vợ con, tôi dành thời gian để chia sẻ với những bạn tù đồng cảnh ngộ khác. Trên cùng chuyến xe đi hành hương về Chùa Bà ở núi Sam, Châu Đốc, tôi đươc gặp nhà tôi bây giờ đây là bà Nguyên Thị Dễ, cảm thương hoàn cảnh tù đày lao lý rồi vô gia cư của tôi cô ấy đã cùng tôi gá nghĩa vợ chồng, và từ đó đến nay tôi có được một chốn để đi về, và nhờ vậy mà hoạt động của tôi trong Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam cũng được hiệu quả hơn

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, vậy lần thứ 3 chú bị bắt đi tù là vào ngày tháng năm nào, và chú bị kết tội gì, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Vì hoạt động trong hội Ái Hữu vì thường xuyên liên lạc thăm hỏi các anh em cựu tù mà tôi bị bắt lại vào ngày 04 tháng 6 năm 2007, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống lại “nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam” tôi bị đưa ra tòa và kết án 4 năm tù Z30 Xuân Lộc Đồng Nai, do tuổi cao sức yếu lại phải lao cải nhọc nhằn, tôi lâm bệnh thập tử nhất sinh, sau hơn ba năm tù đày, nên tôi được đưa về quê nhà để chờ chết vào ngày 30 tháng 8 năm 2010. Cũng may mắn được ơn trên thương xót, được bà vợ già hết lòng thương yêu chăm sóc, tôi dần dần được hồi phục cho đến nay. Cuộc sống hiện như cô thấy đó, rất đơn sơ và đạm bạc, nhưng cũng có cơ hội đi lại thăm viếng các anh em bạn cựu tù thì trong tuổi xế chiều già bạc này tôi cũng chẵng dám mong gì hơn.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, cháu xin hỏi một câu hỏi hơi tế nhị là trong thời gian vừa qua, có một số các chú các anh chị cựu tù chính trị và tôn giáo đã đào thoát khỏi nhà tù lớn Việt nam sang tỵ nạn chính trị tại Cambodge và Thái lan, một số không ít trong đó đã được tái định cư ở một đệ tam quốc gia nào đó rồi. Sau ngần ấy năm tù đày lao lý, chú có dự định đi tìm tự do không, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Tôi xin nói KHÔNG với việc bỏ cuộc chơi này. Thứ nhất là lão lai, tài tận rồi, tôi biết dẫu có được đi đến Pháp đến Mỹ rồi tôi cũng sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chưa nói đến chuyện là với tuổi của tôi đi qua đó để làm gì. Liệu có tự làm việc được để đủ nuôi sống bản thân không chứ nói chi đến việc lo cho đại cuộc. Thứ hai nữa là, như cô thấy đó, ở Việt nam hiện nay cũng còn khá nhiều anh chị em cựu tù cũng đang sống âm thầm trong khó nghèo trong cơ lại, không tuổi không tên như tôi, chứ có phải riêng mình tôi đâu, chắc cô có biết những cựu tù không tên tuổi khác như anh Phạm Văn Quyết, anh tử tù Trần Nam Phương, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Bảo (Cao Đài), Cựu Tù, Cựu Trung Úy Thiết Giáp Huỳnh Bửu Châu, Trần Văn Đức, Trần Thiện Quang và còn nhiều, nhiều nữa những người cựu tù chưa ai từng nhắc đến tên tuổi, nhưng họ vẫn âm thầm sống, âm thầm đấu tranh cho một nước Việt nam tự do, dẫu biết rằng chúng tôi sức đã tàn lực đã cạn, nhưng trong chiều hướng này thà cứ cùng nhau thắp lên những ngọn nến leo lét, còn hơn là để vậy mà nguyền rủa bóng tối, phải không thưa cô?

QUỲNH TRÂM: Dạ, vâng thưa chú, nhân ngày cuối năm Tân Mão, đồng bào cả nước đang chuẩn bị đón năm mới Nhâm Thìn 2012, cũng là cái tết thứ 37 đồng bào miền Nam phải chịu ách thống trị bạo tàn của CSVN, với tinh thần “ôn cố tri tân” chú cảm nhận thế nào về sự sụp đổ hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam Cộng Hòa, cũng như sự cưỡng chiếm miền Nam một cách quá dễ dàng của cộng quân Bắc Việt. Có phải lúc đó cộng sản quá mạnh còn Việt Nam Cộng Hòa thì quá suy yếu do thiếu sự viện trợ của Đồng Minh không, Thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Đây là một vấn đề lớn, mang tính chiến lược toàn cầu, nên không thể trả lời cô trong phạm vị một buổi gặp gỡ ngắn ngũi như thế này, hơn nữa cổ nhân há chẵng đã nói rằng “Thắng làm vua, thua làm giặc” đó sao? Vã lại đây không phải là lúc để ngồi luận anh hùng. Tôi chỉ xin nói với cô ngắn gọn như thế này, nếu không hiểu được ngay, cô cứ tiếp tục mà suy gẫm rồi sẽ có ngày cô hiểu ra, đó là:
“Thời lai Đồ điếu thành công dị
Vận khứ, anh hùng ẩm hận đa”
Và nếu có thời gian xin cô tìm đọc bài thơ CẢM HOÀI của Đặng Dung, ắt cô sẽ dễ chiêm nghiệm về thế cuộc hơn:
Cảm hoài
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Dịch thơ:

1.
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng Nguyệt biết bao rày.
 2.
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
3.
Tuổi về già, phải thời bối rối,
Cả đất trời một hội mê say,
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới Nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
4.
Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
Đất trời thu lại hát say thôi,
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.  
5.
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say,
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới Nguyệt mài gươm đã bấy chầy. 
6.
Tuổi già lận đận nỗi tình đời,
Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
Vác non phò chúa trên vai nặng,
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi. 
7.
Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già,
Đất trời thu lại chỉ say ca,
Gặp thời đồ điếu thành công dễ
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
Giúp chúa những mong nâng địa trục,
Rửa binh không lối kéo thiên hà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.  
8.
Việc lớn chưa xong tuổi đã già.
Đất trời thu gọn, tiệc ngâm nga
Gặp thời, bần tiện thành công dễ
Lỡ vận, anh hùng dạ xót xa
Giúp chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo thiên hà
Quốc thù chưa trả đầu đã bạc
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.   
9.
Việc dở dang, há vội già!
Mênh mang trời đất ta bà khúc say.
Ðược thời, hèn mọn có ngày,
Vận thua, hào kiệt đắng cay nỗi lòng.
Những toan giúp chúa trùng hưng,
Hận sao chẳng sức níu sông Ngân Hà .
Hai vai nợ nước thù nhà,
Tóc sương mấy độ trăng tà mài gươm!
QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, cháu xin chân thành cảm ơn chú đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn này. Xin kính chúc chú một năm mới Nhâm Thìn 2012 luôn mạnh khỏe và may mắn trong mọi công việc.
Kính thưa quý vị, trước khi chia tay với người nông dân trí thức, cựu tù chính trị Trương Minh Nguyệt, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh ngôi nhà của ông, một “mái ấm gia đình” của một nông dân trí thức trong thiên đường XHCN Việt Nam.
Mọi liên hệ thăm hỏi xin quý vị liên hệ về bà NGUYỄN THỊ DỄ, số 311 - Ấp 4 A
Xã Tân Trạch, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An – 
Điện Thoại Chú Trương Minh Nguyệt:  (+84) 937098365 
Tân Trụ Long An, Việt nam ngày 21 tháng 01 năm 2012 và ngày 2 tháng Tư năm 2012
Giấy ra trại lần thứ 01, 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 12 năm 1977 (sĩ quan tập trung)
Giấy Ra Tù Lần 02, năm 1978 đến năm 1993 (âm mưu lật đổ chính quyền)

Giấy ra trại lần 03, 04 tháng 6 năm 2007 đến 30 tháng 8 năm 2010 (tù lợi dụng quyền tự do dân chủ)

                       Ngôi nhà của Kỹ sư Trương Minh Nguyệt sau khi ra tù lần thứ 02

Ngôi nhà của Cựu Tù chính trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt đã được trùng tu trong lúc ông Nguyệt đi tù lần 3 năm 2007

VIETNAM DISSIDENT BEATEN AHEAD OF DIPLOMAT MEETING


HANOI, Vietnam (AP) — A Vietnamese dissident said Wednesday that suspected government agents assaulted him and his wife this week as they were heading to a meeting with an Australian diplomat to talk about the human rights situation in the country. 

While harassment and intimidation of activists are common in Vietnam, the fact that Nguyen Bac Truyen and his wife were targeted on their way to meet with a diplomat angered Western embassies and represents an escalation in the campaign to silence critics. 

The Australian Embassy said in a statement that it was very concerned about the incident and would discuss it with Vietnam's government. 

Truyen said four men on motorbikes with no licenses plates dragged him and his wife from a taxi on Monday and punched them. He proceeded to meet with the diplomat, who took him to a hospital for treatment for facial injuries. 

He said he had been followed by the men since his arrival at Hanoi's airport on Sunday and alleged that the men were connected to government security forces. 

"They probably beat me to stop me from talking to embassy officials about human rights in Vietnam," Truyen said. 

The Vietnamese government did not immediately respond to a request for comment. 

Vietnam's government is under international pressure to respect basic human rights such as free speech and political assembly, but still maintains a tight grip on its citizens. Activists are regularly arrested for peaceful opposition to Communist rule. 

Truyen, 46, was released from prison in May 2010 after serving 3 1/2 years for spreading anti-state propaganda. He came to Hanoi this week from his home in the south of the country to meet with Western diplomats to talk about his experiences. 

Several Western nations have diplomats assigned to monitor Vietnam's human rights situation. To do their job, they must talk with dissidents, who often play a cat-and-mouse game with authorities to get to the meetings.


CHẾ ĐỘ NÀY LẮM KẺ VIỆT GIAN

Việt gian cướp xé băng-rôn phúng điếu tại lễ tang cụ bà Nguyễn Thị Lợi

Hôm 28/2/2014, CA Hải Phòng đã kéo đến quấy phá lễ tang cụ bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên. Rất nhiều thủ đoạn đã được nhà cầm quyền CSVN mang ra sử dụng để ngăn chặn người dân đến viếng tang lễ, trong đó đê tiện và bỉ ổi nhất là hành vi cho côn an cướp xé băng tang trên vòng hoa phúng điếu dành cho người quá cố.

Facebook của blogger JB Nguyễn Hữu Vinh ghi lại cận cảnh một tên côn an thường phục cướp xé băng tang phúng điếu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam với dòng chữ "MLBVN thành kính phân ưu".











TOÀN CẢNH CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT CỦA NHÂN DÂN

Dân oan Thủ Thiêm bao vây công ty Hàn Quốc vì tiếp tay cho bọn cướp đất




Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Trong hai ngày, 24 và 25 tháng 2 năm 2014, hàng trăm dân oan Thủ Thiêm đã bao vây công trình của công ty G&S Hàn Quốc; yêu cầu dừng thi công và xuất trình giấy phép đầu tư và xây dựng. Nhưng không một quan chức nào dám lộ diện.

Ngay sau đó, chính quyền đã cho côn an và côn đồ đuổi đánh, trấn áp nhân dân. Cao điểm là trưa ngày 25/2, côn đồ dùng xe đặc chủng của côn an bắt ông Hoàng, 1 người con trai và 10 đứa cháu của ông đưa về giam giữ tại trụ sở côn an phường An Khánh. Chúng tra tấn, bức cung bắt ký biên bản phạm tội chống người thi hành công vụ và tội gây rối an ninh trật tự. Trước sức ép của dân oan, tụ tập đông đảo trước nơi giam giữ, nên chúng xử phạt mỗi người 3 triệu và phải thả ra khoảng 23 giờ.


Dân oan Thủ Thiêm quận 2 thuộc Hiệp Hội dân oan Việt nam kêu gọi toàn thể nhân dân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, tiếp tay với dân oan Thủ Thiêm vạch mặt, chỉ tên bọn cướp đất của nhân dân tại TP HCM ra Tòa án Quốc Tế, vì Tòa án các câp tại TP HCM chỉ là tay sai của bọn cướp đất. Truy tố bọn cướp đất ra Tòa án Quốc Tế do vi phạm quyền con người. Quyền con người cơ bản nhất: Quyền có nhà ở, nhưng vẫn bị cưỡng chiếm! Khiếu nại thì bị cho là chống đối, phản động, bị bắt đi tù…

Xin trợ giúp dân oan Thủ Thiêm khởi kiện Công ty G&S Hàn Quốc ra Tòa án Quốc Tế về tội tiếp tay cho bọn cướp đất, tiêu thụ hàng ăn cướp.

Lợi dụng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh để cướp 40.222m2, bán cho công ty G&S Hàn Quốc vào năm 2007 với giá 100 triệu USD. Tương đương 50 triệu VNĐ/1m2. Trong đó có diện tích đất của ông Vũ Huy Hoàng là 2.223m2; chỉ được đền bù 200.000 VNĐ/1m2.

Địa chỉ Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Sài Gòn, nơi đã tiếp tay cho bọn cướp đất là: 301, Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2. Điện thoại : 84 8 3519 2031. Tổng Giám đốc tên là Pak Bong Seo, Hàn quốc

Dân oan bị cướp đất: VŨ HUY HOÀNG, năm sinh: 1952. Là cựu chiến binh, tham gia quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1970. CMND số: 022618715. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.223m2, tại mặt tiền đường Lương Định Của, ngay ngã tư, với đường nối cầu Thủ Thiêm và đại lộ Đông Tây.

Về việc khiếu nại của ông Hoàng, Thanh tra Chính phủ 4 lần kết luận nêu rõ trong việc thu hồi đất của ông Hoàng, UBND TP HCM đã không thực hiện đúng trình tự theo quy định của Pháp luật. Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 văn bản và Bộ Tài chính đều nhất trí với Thanh tra Chính phủ. Văn phòng Chính phủ 4 lần báo cáo lên Thủ tướng chính Phủ, 1 lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, 2 lần Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, 1 lần Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phúc tra lại, giao Thanh tra Chính phủ làm việc với UBND TP HCM. Nhưng UBND TP HCM vẫn không giải quyết cho ông Hoàng và đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng xem xét lại, nhưng những kiến nghị của thành phố là không xác đáng.

Theo quy định của Luật thanh tra, Kết luận số : 2574/BC-TTCP ngày 20/10/2009 là Kết luận cuối cùng, UBND TP HCM phải nghiêm túc chấp hành, vì đã được Tổ Liên ngành khẳng định là đúng pháp luật.

Thế nhưng UBND TP HCM không những không tôn trọng luật pháp, tự mình đẻ ra các quy định trái luật và nghiêm trọng hơn là cố tình không thực hiện sự chỉ đạo và kết luận của tổ liên ngành.


Kết luận thanh tra



1- Theo kết luận thanh tra thành phố số: 445/KL-TTTP-KLI ngày 01/10/2008:


Mục III Kết luận 1/3: Không tổ chức phổ biến công khai ranh qui hoạch đến các đơn vị và cá nhân cư trú trong phạm vi qui hoạch là chưa thực hiện Điều 3 của quyết định 13585/KTST-QH.

Kết luận 7 và 8: Hiện nay đã thu hồi tràn lan tới 8 phường (An Phú, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi) nhưng chỉ mới thu 621,4328 ha theo QĐ 1997. Theo Quyết định 367 và Công Văn 190/CP-NN ngày 22/02/2002 cho phép thu hồi 770 ha đô thị mới và 160 ha tái định cư, thuộc các phường An Lợi Đông, Thủ Thiêm, An Khánh, một phần phường Bình An và Bình Khánh. Thành phố đã làm biến mất 160 ha tái định cư tại 5 phường, để chia cho 64 dự án phân lô bán nền, nên không có đất tái định cư cho dân.

Kết luận 9: Hội Đồng bồi thường quận 2 không lập phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho KĐTMTT là chưa thực hiện đúng Điều 32, Nghị Định số 22/1998/NĐ-CP.

Sau khi có kết luận Thanh Tra; UBND TP HCM đã chỉ đạo: Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Tài nguyên & Môi trường, Trưởng Ban QLDA ĐTXD KĐTMTT, Chủ tịch UBND quận 2 phải nghiêm túc kiểm điểm và sửa sai, nhưng vẫn cố tình không chấp hành!

2 - Tổng Thanh tra Chính phủ có 2 Kết luận số: 2908/TTCP-CIII ngày 25/12/2008 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào ký, Kết luận số: 2574/BC-TTCP ngày 20/10/2009 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh và mới nhất là Công Văn 813/TTCP-VP ngày 15/04/2011 xác định: Chính sách bồi thường Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm của UBND Quận 2 có nhiều sai phạm do cố tình Vi phạm:

1/ Vi phạm Điều 21 Luật Đất Đai năm 1993: “Việc giao đất đang có người sử dụng cho người khác, chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.

2/ Vi phạm Điều 28 Luật Đất Đai năm 1993: Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại. Tuy nhiên UBND Quận 2 đã không làm đúng trình tự, thủ tục theo qui định của Pháp Luật!

3/ Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án KĐTM Thủ Thiêm lại căn cứ vào các qui định của Thành phố, các qui định này căn cứ vào luật đất đai 1993, Nghị định 22/1998/NĐ-CP và Nghị định 87/CP ngày 17/08/1994 đã hết hiệu lực là hoàn toàn sai phạm.

4/ Trình tự thủ tục thu hồi đất, không phương án đền bù giải phóng mặt bằng không thực hiện đúng qui định Điều 28 Luật Đất Đai 1993 và Điều 32 Nghị Định 22/1998/NĐ-CP! Những tồn tại về kiểm kê, chiết tính đền bù thiếu công khai minh bạch, tuỳ tiện muốn đền bù cho ai bao nhiêu là do cảm tính! Cùng diện tích, nguồn gốc mà chênh lệch hàng chục lần, đã gây bức xúc cho người dân, dẫn đến khiếu nại gay gắt!

5/ Nhưng ngay cả Luật Đất Đai 1993 và Nghị Định 22/CP cũng bị vi phạm:

Thành phố HCM cho rằng: KĐTM Thủ Thiêm có tính đặc thù, vì: Diện tích đất bị thu hồi lớn, qui mô giải tỏa di dời hơn 12.000 hộ, chưa có khu tái định cư cho người dân, và việc bồi thường kéo dài nhiều năm… Tất cả những điều này cho thấy năng lực quản lý yếu kém của chính quyền! Tại sao việc không đủ khả năng thực hiện dự án của chính quyền lại bắt người dân phải gánh chịu!? 160 ha tái định cư của dân chia cho 64 dự án (theo Kết luận của thanh tra thành phố) rồi báo cáo là không có đất tái định cư! Dự án lớn, nhưng lại lấy thêm hàng trăm ha tại An Phú, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi… Cố tình vi phạm Quyết Định 367/TTg.

“Dự án chỉ mới triển khai thu hồi đất, chưa có kế hoạch đầu tư tổng thể các hạng mục công trình theo qui hoạch của dự án, nên không lập phương án chi tiết cho từng dự án thành phần. Đồng thời, do tính đặc thù của dự án, nên không thể điều tra hiện trạng, xác minh nguồn gốc pháp lý nh đất và tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho toàn bộ số hộ bị ảnh hưởng để xác lập dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, xây dựng và trình duyệt phương án bồi thướng, hỗ trợ theo trình tự thủ tục của Nghị Định 22/1998/NĐ-CP đươc!” Nguyên văn kiến nghị số: 6087/UBND-PCNC ngày 23/11/2009 (trang 5) của UBND thành phố HCM, do Phó Chủ Tịch thường trực Nguyễn Thành Tài ký là bản kiểm điểm, là lời thú tội và là bằng chứng cho thấy chính quyền cố tình vi phạm Pháp luật! Cố tình có chủ đích; không áp dụng và vi phạm luôn cả Nghị Định 22/1998/NĐ-CP.

6/ UBND TP HCM: Luật đất đai 1993, sửa đổi bồ sung năm 1998 và 2001; không có điều khoản nào qui định phải thu hồi đất từng hộ. Như vậy là cố tình vi phạm Luật Pháp CÁCH NGHIÊM TRỌNG !

7/ Đền bù theo Nghị Định 22/CP/1998 đã hết hiệu lực thi hành! Theo đoạn 1, khoản 2 Điều 50 Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ.

8/ UBND TP HCM thừa nhận vi phạm Nghị Định 22/CP/1998 và Luật Đất Đai năm 1993 qua Báo Cáo với Thủ Tướng số: 6087/UBND-PCNC ngày 23/11/2009 (trang 5) của UBND thành phố HCM .

Sau Nghị Định 22/1998/NĐ-CP, đã có :

Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ.

Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007.

Nghị Định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009

Tại sao lại vẫn sử dụng Nghị Định 22/1998/NĐ-CP? Và chính UBND thành phố HCM thừa nhận: Vẫn không thể thực hiện Nghị Định 22/1998/NĐ-CP! Mà thực hiện theo luật rừng!

Như vậy UBND TP HCM cố tình không tuân thủ luật pháp và coi thường chỉ đạo của Thủ Tướng và Kết Luận của Thanh tra Chính phủ.

(blog Dân Làm Báo)
Reply With Quote
  #2  
Cũ hôm nay, 02:39 AM
M&M M&M is offline
Tướng 4 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 1,077
Thanks: 88
Được cảm ơn 814 lần trong 457 bài
Default

Dân oan Bắc Giang dùng bom xăng dàn trận chống cướp đất


Bắc Giang: Dùng “bom xăng” chống lại đoàn cưỡng chế thu hồi đất

Tiến Nguyên (Dân trí) - Phản đối chính quyền thu hồi phần đất của nhà mình, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều chai thủy tinh chứa xăng (miệng chai quấn miếng vải) buộc chặt với bình gas mini để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế.



“Tiếp” chính quyền bằng “bom xăng”


Ngày 27/2, Công an huyện huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết đang tạm giữ 2 đối tượng để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Hai đối tượng bị tạm giữ là hai anh em ruột, gồm: Vi Văn Tùng (SN 1972) và Vi Văn Thế (SN 1984), cùng trú tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang.


Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Đỗ Gia Hảo - Phó trưởng Công an huyện, kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CAH Lục Ngạn - cho hay, 2 đối tượng trên đã có hành vi cản trở đoàn cưỡng chế của huyện Lục Ngạn thực thi nhiệm vụ sáng ngày 24/2, tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ.



Những "quả bom" xăng - gas thu được tại hiện trường vụ cưỡng chế.


Theo Thượng tá Hảo, sáng ngày 24/2, Công an huyện Lục Ngạn nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn cưỡng chế gồm 137 người thuộc các ban ngành của huyện Lục Ngạn, tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân thuộc khu Lê Duẩn, trong đó có gia đình Tùng và Thế.


Do không đồng tình với phương án bồi thường thu hồi đất, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều “bom” xăng - gas tự chế để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế. Tùng ngồi trên nóc nhà mình, còn Thế ngồi vắt vẻo trên một cây vải lâu năm trong khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi, cầm sẵn những “quả bom” xăng - gas.


“Suốt từ 7h đến hơn 9h sáng, một mặt chúng tôi vận động, thuyết phục Tùng, Thế và người nhà không được cản trở đoàn công tác, một mặt các cảnh sát áp sát những đối tượng có khả năng manh động. Khi đối tượng Thế cầm “bom” xăng - gas châm lửa ném xuống, các chiến sỹ đã nhanh chóng dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ; đồng thời khống chế đối tượng này ngay lập tức.” - Thượng tá Hảo cho biết.


Cùng lúc đó, các cảnh sát khác cũng nhanh chóng áp sát, khống chế đối tượng Tùng trên nóc nhà. Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ 11 bình gas mini buộc với vỏ chai bia Hà Nội, bên trong vỏ chai có chứa xăng và có miếng vải ở miệng chai; 2 bình gas to loại 13kg, 1 can nhựa bên trong còn 16 lít xăng…



Cách "bày trận" của anh em Vi Văn Thế.


Theo quan sát của chúng tôi, các “quả bom” xăng - gas được chế bằng cách buộc chặt các bình gas mini với vỏ chai bia Hà Nội chứa xăng, quấn vải ở miệng. Một điều tra viên kể lại, đối tượng Thế ngồi trên cây vải, trải sẵn một tấm bạt dưới đất; trên tấm bạt có các túi ni-lông chứa xăng. Khi Thế châm lửa, ném “quả bom” xăng - gas xuống tấm bạt, cảnh sát đã kịp thời dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ.


Qua xác minh, Công an huyện Lục Ngạn còn làm rõ, Vi Văn Thế từng có thời gian trong quân ngũ. Tại địa phương, Thế không có nghề nghiệp ổn định. Gia đình Thế có 5 anh em thì có 2 người sa vào con đường nghiện ngập. Thượng tá Đỗ Gia Hảo cho biết, Cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Vi Văn Thế về tội “Chống người thi hành công vụ”.


Tiền hậu bất nhất


Theo tìm hiểu của PV Dân trí, năm 2007, chính quyền huyện Lục Ngạn có chủ trương thu đất để thực hiện dự án xây dựng công trình “Đường nội thị thị trấn Chũ, tuyến Khí tượng - Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn” với chiều dài 1,7 km. Chủ trương này được toàn thể bà con khu vực đồng tình vì thu hồi đất để làm đường phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, điều khiến nhiều hộ ngỡ ngàng là con đường mới không hề đi qua phần đất của gia đình họ nhưng họ lại nhận được thông báo phần đất của gia đình họ cũng sẽ bị thu hồi để “làm đường”.


Năm 2013, đường mới được hoàn thiện. Lúc này, 17 hộ dân thuộc khu Lê Duẩn liên tục nhận được những thông báo của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình họ dù những phần đất này cách xa con đường mới.



Văn bản năm 2008 (trên) không có những chữ "lạ" như ở văn bản năm 2014 (dưới).


Chỉ vào đống gạch vữa, cây cối ngổn ngang, ông Đào Công Lý (SN 1939, ở khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ), một trong những hộ mới bị cưỡng chế, bức xúc: “Từ mép đường đến khu đất nhà tôi còn cách xa đến hơn 5m, thế mà họ thu hồi gần như toàn bộ khu nhà tôi, sát tận vào bên trong.”


Một số hộ dân khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự với ông Lý, mỗi hộ bị thu hồi hàng trăm mét vuông. Bức xúc hơn, các hộ dân ở đây cho hay, chính quyền huyện Lục Ngạn thu hồi những phần đất không “dính” vào dự án làm đường để… phân lô bán nền với giá cao hơn nhiều so với giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân (?!)


“Chúng tôi sẵng sàng hiến đất để chính quyền làm đường, nhưng nếu thu hồi để phân lô bán thì ít nhất phải thỏa thuận với chúng tôi chứ.” - bà Hoàng Thị Tân (SN 1944, ở khu Lê Duẩn) nói.


Căn nguyên của những bức xúc trên xuất phát từ những lập lờ trong các Quyết định, Thông báo của chính quyền huyện Lục Ngạn. Theo đó, toàn bộ các Quyết định, Thông báo và các văn bản liên quan của UBND huyện Lục Ngạn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 gửi các hộ dân đều ghi rõ, việc thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ”. Tuy nhiên, đến thông báo ngày 31/12/2013, các thông báo thu hồi đất lại được “bổ sung” thêm mục đích thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ và Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư”.


Bất ngờ trước những ngôn từ “lạ” trên, người dân đặt nghi vấn chính quyền huyện Lục Ngạn đang dùng chiêu bài “lập lờ đánh lận con đen”!


Tiến Nguyên

http://dantri.com.vn/xa-hoi/dung-bom-xang-chong-lai-doan-cuong-che-thu-hoi-dat-843672.htm

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?



Nguyễn Hữu Quý

1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản


Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. 


Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…


Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?


a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị


Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết: 


“Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1).
 

Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.


b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh


Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...).


Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.


Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.


Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là: 


“… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.


Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ:


“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.


Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau:


“Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3.


Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.


Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4).


Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.


Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!


2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt


clip_image002
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.


Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.


Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.


(Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).


3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”


clip_image003
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)


Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).


Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉvới điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).


Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể. 


4. Vài lời kết


1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.


2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.


Ngày 15 và 16/02/2014