Người Biểu Tình Hồng Kông Dự Trữ Nhu Yếu Phẩm Cho Một Chiến Dịch Lâu Dài


VRNs (30.09.2014)- Sài Gòn - Hãng tin Reuters cho biết, hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã mở rộng việc phong tỏa đường phố Hồng Kông vào hôm thứ Ba, dự trữ các nhu yếu phẩm và dựng các rào chắn tạm bợ trước nỗi sợ cảnh sát có thể giải tán các con đường trước ngày Quốc khánh Trung Quốc.

AP dẫn một tuyên bố của Phong trào đối lập dân sự Chiếm đóng Trung tâm Trung ương (Occupy Central) cho biết, họ đặt hạn cuối vào ngày thứ Tư để chính quyền hồi đáp các yêu cầu về nền dân chủ thực sự và lãnh đạo Hồng Kông hiện tại phải từ chức. Nếu không, họ sẽ “công bố kế hoạch bất tuân dân sự mới trong cùng một ngày.”

Hôm thứ Ba, đường phố Hồng Kông tương đối yên tĩnh tuy nhiên đám đông dự kiến ​​sẽ bùng nổ vào đêm nay trước ngày Quốc khánh Trung Quốc.

BBC cho biết thêm, những người biểu tình đã bỏ ngoài tai lời vận động trở về nhà. Thậm chí các cuộc biểu tình còn lan rộng sau khi cảnh sát cố gắng giải tán đám đông bằng cách sử dụng dùi cui và hơi cay trong những giờ đầu tiên của sáng thứ Hai. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút lui.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ, bao gồm hầu hết học sinh sinh viên và các thành viên của phong trào đối lập dân sự mang tên Chiếm đóng Trung tâm (Occupy Central), bày tỏ sự tức giận Trung Quốc trong việc hạn chế quyền bầu cử lãnh đạo Hồng Kông của họ vào năm 2017.

Theo đó, Trung Quốc nói họ sẽ cho phép người dân Hồng Kông bầu cử trực tiếp vào năm 2017, tuy nhiên các cử tri chỉ có thể lựa chọn lãnh đạo từ một danh sách các ứng cử viên được duyệt trước, mà theo Reuters các ứng cử viên này là những người ‘yêu nước’.

Các nhà tổ chức cho biết, có đến 80.000 người tụ tập trên các con đường sau khi cuộc biểu tình nổ ra vào đêm thứ Sáu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một ước tính độc lập nào khác.

Trung Quốc cảnh báo các nước khác không nên hỗ trợ cho ‘các cuộc biểu tình bất hợp pháp’. Trong khi đó, chính phủ Anh hôm thứ Hai đã kêu gọi quyền biểu tình phải được bảo vệ.

Mỹ cũng lặp lại một lời kêu gọi tương tự. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hồng Kông kiềm chế.

Ông Earnest nói với các phóng viên: “Mỹ hỗ trợ phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông vì nó phù hợp với Luật lệ Cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hồng Kông.”

Đêm thứ Hai, đám đông biểu tình lan truyền một tin đồn rằng cảnh sát đang chuẩn bị hành động lần nữa. Đặc biệt là vào đêm trước của ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 vào hôm thứ Tư.

Sui-ying Cheng, 18 tuổi, sinh viên năm nhất của một trường đại học Hồng Kông cho biết, “nhiều người có thế lực từ Trung Hoa Đại lục sẽ đến với Hồng Kông. Và chính quyền Hồng Kông không muốn họ thấy điều này, vì vậy cảnh sát phải làm điều gì đó” trong ngày nghỉ Quốc khánh.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi không sợ hãi. Chúng tôi sẽ ở lại đây đêm nay. Đêm nay là quan trọng nhất”.

Những người biểu tình tập trung ít nhất ở bốn khu vực sầm uất nhất của Hồng Kông.Những người biểu tình cũng thiết lập các trạm cung cấp với nước, bánh trái, áo mưa dùng một lần, khăn, kính bảo hộ, mặt nạ và lều, điều này cho thấy họ đang chuẩn bị cho một chiến dịch lâu dài.

Các lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng lo ngại rằng, lời kêu gọi dân chủ có thể lây lan sang đại lục. Họ đã tích cực kiểm duyệt các tin tức và phương tiện truyền thông xã hội bàn luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Pv.VRNs lược dịch

Phóng sự ngầm ở Việt Nam: Blogger chơi trò hú tim nguy hiểm khi tường thuật


Shawn W. Crispin (Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Ký giả vùng Đông Nam Á) * Hanh Tran (Danlambao) dịch - Đây là phần đầu trong loạt bốn bài nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Shawn Crispin, Đại diện của Committee to Protect Jounarlists (CPJ) ở Đông Nam Á, tìm hiểu về những rủi ro mà blogger ở Việt Nam phải chấp nhận khi họ tường thuật về các sự kiện nhạy cảm và các cuộc biểu tình. Mặc dù bị thường xuyên theo dõi và luôn đối diện với đe dọa bị bỏ tù tùy hứng, các blogger vẫn kiên trì viết lách để thể hiện ước mơ tạo dựng một nền báo chí độc lập. Trong phần hai sẽ được đăng vào thứ Sáu, Crispin sẽ nói về những thủ đoạn đàn áp mà các phóng viên của Bản tin Dòng Chúa Cứu Thế phải hứng chịu. Hai phần còn lại sẽ được đăng vào tuần tới.

Khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạm biệt gia đình ở Nha Trang để hành trình 10 tiếng đồng hồ trên chuyến xe buýt đi TP HCM, blogger nổi tiếng này đã phải cải trang để qua mặt nhân viên an ninh đang túc trực gần nhà cô để theo dõi.

Cô xuống xe ở một nơi cách bến xe khoảng 10km vì nghi là công an đang chờ cô ở đó. Một người bạn đi xe máy đón cô ở bên ngoài khu buôn bán và đưa cô về nhà một người bạn để tránh công an. Ngày hôm sau cô tham gia biểu tình và kể rằng các nhân viên an ninh có vẻ ngạc nhiên khi họ thấy mặt cô.

Đó là trò hú tim mà ‘Mẹ Nấm Gấu’ (bút danh được nhiều người biết của Quỳnh) phải chơi để liên lạc với bạn bè và để tường thuật về các sự kiện quan trọng. Mặc dù Quỳnh vẫn duy trì quan hệ khá tốt với vài nhân viên an ninh được phái đi theo dõi cô, những nhân viên khác đã vài lần áp dụng quản thúc tại gia đối với cô. Cho tới nay, Quỳnh vẫn chưa bị bỏ tù vì các bài blog của cô nhưng chính cô cũng không biết lúc nào họ sẽ ra tay.

Mới đây CPJ đã đến VN ngầm để gặp các blogger và các phóng viên để tìm hiểu về tình trạng báo chí ở đây. Trong một loạt 4 bài blog, CPJ sẽ chú tâm đến những trải nghiệm của blogger độc lập và các phóng viên mạng đã dám hoạt động công khai bất chấp sự đàn áp dồn dập của chính quyền nhằm khóa sổ các blog và các trang thông tin mạng không có phép. Loạt bài này sẽ kết thúc với một số đề xuất cho chính phủ Việt Nam cũng như cho cộng đồng quốc tế về tự do báo chí.

Theo điều nghiên của CPJ, với ít nhất 18 phóng viên còn ngồi tù, Việt Nam nay là một trong 5 nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất thế giới. Hầu như tất cả đều bị truy tố về những tội danh mù mờ liên quan đến ‘tội chống chính phủ’, kể cả Điều luật khắt khe 258 (với một cái tên như trong tiểu thuyết của George Orwell là “lợi dụng tự do dân chủ”), và Điều luật 88 cũng mơ hồ và tùy tiện không kém mang tên “tuyên truyền chống phá nhà nước”. 16 trong số 18 phóng viên vừa nói đã bị kết án về tội làm báo trên mạng.

Trong khi số người bị bắt gia tăng, mỗi lần đăng bài viết hay bình luận là các blogger và các nhà báo mạng phải chấp nhận cơ nguy bị công an bắt giam tùy tiện nếu chế độ CS cho rằng nội dung đó có hại cho họ. Trong lúc nhiều người vẫn dùng bút danh trên mạng để tránh sự trả thù của chính quyền, một số lớn đã quyết định tham gia ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ và hoạt động công khai.

Quỳnh là người tiên phong và là thành viên dày kinh nghiệm của phong trào blogger ở Việt Nam. Cô cũng là một trong những sáng lập viên của nhóm tranh đấu cho tự do báo chí. Đó là lần đầu tiên các nhà báo độc lập của Việt Nam đã tập hợp với nhau để đòi được tự do hơn kể từ khi ‘Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam’ ra đời năm 2007 - dù không được nhà nước cho đăng ký. Ba đồng sáng lập viên của tổ chức này, kể cả Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải, người được CPJ truy tặng danh hiệu ‘Báo chí Tự do Quốc tế’), đều đang ngồi tù về các tội bịa đặt là “chống phá nhà nước” sau khi họ đăng bài đả kích chính phủ.

Quỳnh bắt đầu viết blog từ năm 2008, khi chính quyền CSVN chưa nhận thức được rằng Internet có thể thử thách độc quyền về báo chí của họ. Như các blogger độc lập khác, Quỳnh tham gia viết blog vì báo chí được nhà nước chỉ đạo không hề tường thuật về nạn bất công và lạm quyền đầy dẫy ở Việt Nam.

“Những gì đang diễn ra trong xã hội này thật là xấu xa,” cô nói trong một cuộc phỏng vấn với CPJ, dẫn chứng bằng tình trạng tồi tệ của dịch vụ y tế và sự tham nhũng của quan chức trong các hoạt động thương mãi với Trung Quốc. “Blog của tôi đặt nghi vấn: tại sao chúng ta phải đồng ý với chính phủ về mọi chuyện? Tại sao chúng ta không thể có những ý kiến khác?”

Quỳnh đã bị bắt và thẩm vấn lần đầu tiên vào ngày 02/09/2008 sau khi cô blog về việc chính phủ cưỡng chiếm đất đai để trao cho một công ty của Trung Quốc khai thác bô xít trong vùng rừng núi nguyên sơ ở Trung phần Việt Nam. Trong vụ này, khoảng 15 công an vũ trang đã bố ráp nhà cô vào lúc nửa đêm và bắt cô đi trong lúc cô đang ngủ với đứa con gái 3 tuổi.

Sau hơn một tuần bị giam giữ, Quỳnh được thả mà không bị truy tố. Vụ này không làm cho cô sờn lòng. Từ quê nhà Nha Trang, cô vẫn tiếp tục viết về vấn đề nhạy cảm là cưỡng chiếm đất đai. Trong một bài viết gần đây, Quỳnh cho rằng kể từ 2008, hơn 300 dân làng đã bị buộc phải dọn đi nơi khác để lại vùng cận duyên béo bở cho các công ty bất động sản liên kết với nhà nước và các công ty khách sạn quốc tế.

Những vụ dân chúng chống nhà nước như vậy thường bị báo chí ‘lề Đảng’ làm ngơ. Sau khi đăng blog đặt vấn đề về tác động môi sinh của nhà máy chế tạo thuốc lá ở ngoại vi Nha Trang, hôm sau Quỳnh lại bị công an thẩm vấn. Họ chỉ trích là cô “không có đủ bằng chứng”. “Tôi viết bài với tên thật của tôi. Nếu tôi sai thì cứ đem tôi ra tòa mà xử,” cô thách thức công an như thế.

Các nhà báo bị truy tố về tội “chống phá nhà nước” thường không được tha bởi tòa án thông đồng với chính phủ. Trong bối cảnh chính phủ Việt Nam ngày càng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc dùng tòa án làm công cụ trong những vụ xử về quyền tự do phát biểu, chính phủ Việt Nam nay đã thay đổi chiến lược sang răn đe và đàn áp người dân trực tiếp trong cuộc sống thường ngày.

Theo Quỳnh, gần đây nhà nước dùng nhân viên an ninh chìm thay vì công an để theo dõi các nhà báo độc lập. Cô nói sự thay đổi chiến lược đó cốt là để cho dân tin rằng những vụ hành hung nhà báo là ngẫu nhiên và do côn đồ thực hiện chứ không phải vì nhà nước theo đuổi một chính sách đàn áp. Các nhân viên an ninh còn dàn dựng những tai nạn giao thông và vu cáo một số blogger to tiếng về tội ăn cắp.

“Ngày nay thật khó phân biệt ai là ai. Vài blogger bị đem về đồn công an mà họ không biết tại sao. Tôi và vài bạn từng bị như vậy. Việc nhà nước bớt dùng bắt bớ tù đày và chuyển sang giả dạng côn đồ để hành hung blogger khiến cho cộng đồng quốc tế tưởng là tình trạng nhân quyền đã được cải thiện, nhưng thật ra nó chỉ là thay đổi về chiến lược,” Quỳnh nói.

Chính phủ Việt Nam đã từ chối lời mời của CPJ để phỏng vấn về chiến lược đàn áp như người ta tố giác và về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam.

Trong lúc chính phủ Việt Nam gần đây cho rằng họ đã đạt được tiến bộ trong lãnh vực quyền phụ nữ và trẻ con – như họ tuyên bố trước LHQ hồi tháng 6 trong Báo cáo Phổ cập Định kỳ, theo Quỳnh tình trạng tự do báo chí vẫn tồi tệ như bao giờ. Thí dụ hôm 04/09, trong khi Quỳnh đang dắt đứa con nhỏ đi dạo trên đường phố Nha Trang thì bị nhân viên an ninh chìm bắt và thoạt đầu họ không cho cô biết lý do. Sau đó cô bị đưa về đồn công an và bị thẩm vấn về một bài viết của cô trên Facebook. Tối hôm đó cô được thả về nhưng họ ra lệnh là cô phải trở lui ngày mai để họ tiếp tục thẩm vấn.

‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ chống lại những hành vi đe dọa như vậy. Họ kêu gọi cải cách luật pháp cũng như đòi hỏi các viên chức công an đàn áp các nhà báo phải có trách nhiệm giải trình. Năm ngoái hơn 130 blogger ký một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam bải bỏ Điều 258 – là điều luật về tội “chống phá nhà nước” mà chính phủ đang dùng ngày càng nhiều để bỏ tù các blogger độc lập. Hàng chục blogger lần đầu tiên đã lộ diện và ký vào bản kiến nghị này. Tính cho đến tháng 05/2014 ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ đã có hơn 300 thành viên, nhưng Quỳnh cho hay các thành viên mới chọn tham gia nặc danh.

Nhà nước đã bắt đầu đàn áp những blogger hoạt động công khai. Hồi tháng 12/2013, công an đã tịch thu passport của vài thành viên của ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’, kể cả Quỳnh. Ngày 10/12/2013 công an phá hủy một đồ chơi nhồi bông của con Quỳnh vì họ nghi cô đã giấu camera trong nó. Công an đã tịch thu đồ chơi đó khi họ bố ráp một quán cà phê ở TP HCM nơi ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ đang họp để bàn về nhân quyền.

Trong khi các blogger khác viết bài đả kích hành động quá tay đó của công an, Quỳnh cho hay là cô chưa hề viết về những hành vi quấy nhiễu và theo dõi cá nhân cô để tránh chạm trán không cần thiết với nhân viên an ninh. “Tôi cho là chuyện bình thường khi tôi bày tỏ ý kiến của tôi, và tôi có quyền viết. Tôi không đả kích cá nhân. Tôi chỉ nói là tôi không đồng ý với ĐCS. Nếu họ muốn bắt tôi thì cứ bắt,” Quỳnh khẳng định.



Bản tiếng Việt:


TNLT Dương Âu bị côn an mật vụ tỉnh Lâm Đồng xông vào nhà đánh vỡ đầu!


Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 16h15 phút chiều ngày 30/09/2014, tù nhân lương tâm Dương Âu - thành viên Đảng Vì Dân, đã bị côn an mật vụ tên Vinh (cấp bậc thượng úy) xông vào nhà đánh vỡ đầu.

Theo lời kể chị Phạm Thị Loan, vợ anh Dương Âu, tên Vinh là một trong sáu tên thường xuyên gác trước nhà anh Âu. Chiều hôm nay, tên Vinh lại xông vào, đòi canh giữ anh Dương Âu ngay trong nhà. Thấy hành động vô lý của tên côn an này đã xâm phạm đến đời sống riêng tư của gia đình, anh Dương Âu yêu cầu anh ta muốn canh gác thì ở phía ngoài, chứ không được quyền vào nhà.

Trong lúc lời qua tiếng lại, tên Vinh dùng tay đánh vào người anh Âu, sau đó, tên Vinh không dừng lại tính côn đồ của mình, còn tiếp tục chạy ra nhặt một cục gạch xây nhà đập vào đầu anh Âu gây thương tích, chảy nhiều máu.

Sau khi sụ việc xảy ra, gia đình đòi đi cấp cứu nhưng côn an địa phương không cho...!

Anh Dương Âu là một cựu tù nhân lương tâm vừa mới trở về đoàn tụ cùng gia đình sau năm năm tù đày, và kèm theo đó là 5 năm quản chế ở nhà tù lớn... Nhưng cuộc sống hiện nay của anh luôn gặp khó khăn trong việc đi lại làm ăn, kèm theo đó là sự khủng bố tinh thần, sách nhiễu, bị đánh đập dã man... Đây là chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử với những người có tiếng nói bất đồng chính kiến, và những tù nhân lương tâm.

Số điện thoại của chị Phạm Thị Loan, vợ anh Dương Âu : +84 168 798 4274

 
Âm thanh phỏng vấn chị Phạm Thị Loan, vợ anh Dương Âu


HONGKONG GÂY CẢM HỨNG CHO DÂN CHỦ VIỆT NAM


112

Cuộc cách mạng đòi dân chủ đang sôi sục ở Hong Kong nhanh chóng truyền cảm hứng cho giới hoạt động ở Việt Nam. Các nhà dân chủ Việt Nam nhận thấy nhiều bài học có thể rút ra từ cuộc cách mạng này. Họ cũng đồng ý rằng thời cơ ở Việt Nam chưa đến để có một cuộc cách mạng tương tự.
Hàng chục nghìn thanh niên đặc khu này đổ xuống đường hôm qua, tham gia cuộc tuần hành có tên Occupy Central, đòi dân chủ lại cho Hong Kong.
Ở Việt Nam, giới hoạt động dân chủ cũng cảm thấy được truyền cảm hứng từ Occupy Central ở Hong Kong. Blogger Mẹ Nấm liên tục chia sẻ lại các hình ảnh từ Facebook của chính tổ chức lãnh đạo tuần hành. Những nhà hoạt động khác thì thay ảnh trên trang Facebook là chiếc nơ vàng của phong trào hoặc ảnh của thủ lĩnh phong trào Joshua Wong nhằm tỏ ra sự ủng hộ.
Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hongkong-protest-inspirate-vn-09292014123754.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Trực tiếp: HONGKONG RẤT CĂNG THẲNG


Lâm Khang và Đình Phúc thực hiện
Tường thuật theo giờ địa phương, Liên tục bấm F5 để cập nhật tin mới


Cục Giáo dục tuyên bố ngày mai tất cả các trường ở khu vực Wan Chai và Trung Tây tiếp tục nghỉ học. 


HK 22:13 người biểu tình phong tỏa khu vực Causeway Bay.

 HK 21:53 Biển người biểu tình ở khu vực Admiralty




"Bệnh của HongKong, để HongKong tự cứu chữa"



HK 20:16 Người biểu tỉnh giơ cao "thủ cấp" Lương Chấn Anh, diễu hành về phía khu vực Wan Chai, vừa đi vừa hô lớn đòi Lương Chấn Anh từ chức.
 
HK 20:15 Buổi tối nay mấy vạn người HK dồn dập kéo đến khu vực Admiralty (phía Đông Trung Hoàn) dể tiếp tục chiến dịch chiếm giữ trung tâm.

 
Người biểu tình giơ biểu ngữ: Kiên trì sẽ thằng lợi!

HK 19:34 Người biểu tình cùng bật đèn flash, cùng hô lớn "Lương Chấn Anh từ chức" và vùng hát bài "Hải khoát thiên không" (海闊天空)(Biển rộng trời cao).
HK 19:27 Khu vực Mong Kok có thị dân đến hiện trường ủng hộ, hôm nay muốn những công chức cũng đến để ủng hộ:"chỉ cần 15 phút cũng được, cùng đến ủng hộ học sinh"  
Hình ảnh HongKong lúc 19h00, tức là 18h00 giờ Hà Nội, từ FB của Jonathan London. 
Bản tường thuật này dùng theo giờ địa phương (HongKong).



HongKong chưa bật đèn đường. Người biểu tình nhất loạt dùng điện thoại di động để lấy ánh sáng chiếu lẫn nhau và hô to đòi Lương Chấn Anh từ chức. 
Lâm Khang và Đình Phúc thực hiện

Nỗi lòng


Thơ: Nguyên Thạch, Nhạc: Như Ngọc Hoa, Trình bày: Tâm Thư, Hòa âm: Đặng Vương Quân.

40 năm!
Dòng trôi, trôi mãi
40 tóc bạc... hóa già
Đường xa tít thác ngàn quan ải
Hỏi bao giờ, nối lại tình ta?.


Có một người tù như thế



Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang. Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.

Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Chi Tôn, tỉnh An Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và “Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).

Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”.

Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15 năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ, tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người.

Giang mười chín tuổi nhưng dứt khoát không phải phút ngẫu hứng nhất thời hay phút nông nổi của tuổi trẻ. Ngay từ những ngày đầu khi bước chân vào tù cho đến ngày hết án gần 15 năm sau đó, người tù ấy vẫn mang trong lồng ngực trái tim nóng hổi và khí phách ngang tàng thuở nào. Cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, một người gần gũi với Giang kể rằng: Giang đã chống đối lao động để phản đối thói hách dịch và những luật lệ vô lối do cai tù đặt ra: “Muốn cùm thì cùm, muốn giết thì giết. Tùy” là câu trả lời của Trần Hoàng Giang trước đông đảo những tên cai tù kéo đến uy hiếp tinh thần anh. Khi đó anh mới 24 tuổi và 4 năm tù.

Cũng theo lời kể của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, vào tháng 6 năm 2006, Trần Hoàng Giang đã bị đưa đi “cùm nóng” sau khi hô “Đả đảo cộng sản!” chỉ vì phản đối những chính sách hà khắc trong trại giam. Trần Hoàng Giang đã bị cùm suốt hai năm trong phòng biệt giam kỷ luật với chiếc cùm “chữ V”. Theo mô tả của những người đã từng nếm mùi cùm chữ V, thì đây là loại cùm đáng sợ nhất trong số những loại cùm trong nhà tù cộng sản. Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất nhẹ. Cai tù thường trả thù những tù nhân chính trị bằng cách cùm chân họ bằng loại cùm chữ V, nhất là sau khi đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn dính máu và thịt người. Huỳnh Anh Trí có lẽ là một trong những người bị cùm chân nhiều nhất và hậu quả là anh đã bị nhiễm HIV rồi qua đời vài tháng sau khi ra tù.

“Đả đảo cộng sản!” là khẩu hiệu người ta chỉ dám hô trên các phương tiện Internet, hay nói thầm rỉ tai nhau vào những khi phẫn uất nhất, tức đã đảm bảo được yếu tố an toàn. Năm 2007, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã hiên ngang hô bốn chữ “Đả đảo cộng sản” trong phiên tòa man rợ kết tội ông. Hành động dũng cảm hiếm có này đã khiến toàn bộ những kẻ có mặt trong khán phòng khi đó đang đại diện cho sức mạnh của tà quyền phải bối rối và run sợ. Tên công an Nguyễn Minh Tân hoảng hốt lao tới bịt miệng cha Lý. Hình ảnh này đã được ghi lại và đã trở thành “bức hình biết thét”, nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới vì lột tả được thực trạng nhân quyền ở Việt Nam mà không cần một lời bình luận.

Trần Hoàng Giang hô “đả đảo cộng sản” khi anh mới hai mươi sáu tuổi, ngay giữa ngục tù. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những hình phạt, những đòn thù nặng nề nhất từ phía trại giam. Cai tù ra giá: “Chỉ cần anh rút lại lời nói đó sẽ được tha” nhưng Giang kiên quyết từ chối.

Khi được hỏi suy nghĩ của mình về việc ra tù trước thời hạn 5 tháng, Trần Hoàng Giang nói vẻn vẹn ba chữ “đặc xá đểu” để nói về bản chất giả dối, đểu cáng và lươn lẹo của Nhà nước này.

Có một sự nhầm lẫn rất thú vị, nhưng cũng thương lắm. Khi nói chuyện điện thoại với tôi, Giang tưởng tôi là “đàn ông” nên luôn miệng gọi tôi là “anh”. Vì không muốn làm gián đoạn câu chuyện Giang kể nên tôi không đính chính. Kết thúc câu chuyện, Giang luôn miệng xin lỗi và giải thích: “Tại tôi ở tù lâu quá rồi, mười lăm năm chỉ toàn tiếp xúc với đàn ông nên giờ nghe giọng phụ nữ, tôi cũng không phát hiện được. Chị bỏ quá cho tôi nhé?”.

Tôi cúp máy, thấy cổ mình nghèn nghẹn.