Phúc trình về blogger và công dân mạng bị giam cầm
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2013-02-14
Một bản phúc trình mới có tên “Những bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” vừa được ra đời hôm 13 tháng 2 tại Paris nói về tình trạng đàn áp mà chính quyền Việt Nam áp dụng lên giới blogger, công dân mạng.Quyền tự do ngôn luận bị bóp nghẹt
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi – Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam soạn thảo một phúc trình để nói lên hiện trạng mà pháp luật Việt Nam đang đàn áp những blogger và công dân mạng. Họ bị kết án rất nặng từ những phiên tòa như những bản án 6 năm hay 12 năm … Trong khi đó họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet và những bài viết hoàn toàn ôn hòa để đòi hỏi cho nhân quyền, dân chủ. Chúng tôi làm một bản phúc trình 42 trang để nói lên tình trạng đó. Chúng tôi cũng đưa ra một danh sách trên 100 người hiện đang bị cầm tù vì lý do tự do ngôn luận.
Chúng tôi cũng đưa ra hình ảnh của những blogger đã bị kết án quá nặng nề bằng một điều gọi là “an ninh quốc gia”. Trong khi đó những blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần chỉ muốn nói lên những ý kiến đòi hỏi
nhân quyền và dân chủ đa nguyên tại Việt Nam hoặc những ý kiến chống tham nhũng. Đó là những ý kiến rất bình thường trong các nước dân chủ nhưng tại Việt Nam nếu nói lên các điều đó thì bị những điều như 79, 88, 259 BLHSVN kết án rất nặng nề từ 2 đến 20 năm. Chúng tôi muốn cho công luận quốc tế thấy rõ tình trạng đàn áp blogger và công nhân mạng tại Việt Nam.
Pháp luật VN đang đàn áp những blogger và công dân mạng. Họ bị kết án rất nặng từ 6 năm hay 12 năm. Trong khi đó họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet và những bài viết hoàn toàn ôn hòa để đòi hỏi cho nhân quyền, dân chủ.Quỳnh Chi: Ông có đề cập đến các số liệu được đính kèm trong bản phúc trình của mình. Xin hỏi các thông tin đó được dựa vào đâu?
Ông Võ Văn Ái
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi đưa ra tên tuổi rõ ràng của 32 blogger và công dân mạng đã bị cầm tù hay sắp được mang ra xét xử. Trước nhất chúng tôi đọc thông tin đó từ báo chí Nhà nước thông qua các phiên xử, những cuộc bắt bớ và tố cáo. Đồng thời chúng tôi cũng một mạng lưới bạn bè hiện đang hoạt động tại Việt Nam cho vấn đề nhân quyền, dân chủ đa nguyên. Mạng lưới này cũng cung cấp cho chúng tôi những tin tức mà chúng tôi không tìm thấy được trên báo chí chính thống. Tuy nhiên, khi những nguồn tin ấy đến được với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam thì được kiểm soát rất kỹ càng. Tất cả những cái đó là sự thật của thực tại Việt Nam ngày hôm nay.
Luật để bảo vệ dân hay để trói buộc và bắt bớ?
Quỳnh Chi: Theo ông, nội dung bản phúc trình có điều gì đáng chú ý nhất?
Ông Võ Văn Ái: Điểm đáng chú ý là chúng tôi đưa ra những chứng liệu và đặc biệt là chúng tôi nói rất rõ ràng và mạnh mẽ trong vấn đề pháp lý tại Việt Nam. Ví dụ có những chương về an ninh Việt Nam mà chúng tôi cho là rất mơ hồ, nó không phân biệt được giữa những người khủng bố, dùng bạo động với những người chỉ nói lên tiếng nói ôn hòa của tự do ngôn luận – được bảo đảm trong HP Việt Nam 1992 và Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự Chính trị mà Việt Nam là thành viên từ năm 1982.
Các bộ luật là để bảo vệ công dân nhưng trái lại các bộ luật tại Việt Nam được đưa ra để đàn áp, bắt bớ, khủng bố người dân. Cho nên trong bản phúc trình 42 trang này chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề đàn áp những blogger và các công dân mạng.
Các bộ luật là để bảo vệ công dân nhưng trái lại các bộ luật tại Việt Nam được đưa ra để đàn áp, bắt bớ, khủng bố người dân. Cho nên trong bản phúc trình chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề đàn áp những blogger và các công dân mạngQuỳnh Chi: Theo ông, những blogger và các công dân mạng đóng một vai trò như thế nào trong việc nói lên các sự kiện tại Việt Nam cũng như trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam?
Ông Võ Văn Ái
Ông Võ Văn Ái: Tôi thấy rất quan trọng. Trong 2, 3 năm vừa qua có sự bùng nổ của các blogger, các trang mạng… chưa hề có tại Việt Nam trước đây. Thông qua những bài viết, những sự rộ nở của hàng nghìn blogger như thế cho thấy một nền văn hóa phản kháng đã hình thành và nổi bật tại Việt Nam. Nhờ Internet mà văn hóa phản kháng xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam mà chúng ta chưa hề thấy 10 hay 20 năm trước. Chúng tôi cũng nghĩ rằng chính quyền Việt Nam đã sai khi tố cáo những blogger, công dân mạng là các thế lực thù địch muốn lật đổ chính quyền bởi những bài viết hay sự lên tiếng của họ chỉ đòi hỏi một cách ôn hòa. Không thể nào dập tắt được cao trào Internet, blogger, công dân mạng… bằng cách đưa họ vào sau chấn song nhà tù.
Quỳnh Chi:
Ông Võ Văn Ái: Tuyệt đối không có tiến triển mà chỉ có độc tài toàn trị và đàn áp khóc liệt. Vừa qua, blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần. Do áp lực quốc tế mà ông được về nhà sau 12 ngày. Còn rất nhiều những trường hợp khác như trường hợp của nhà dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh hiện nay đã bị đưa vào BV tâm thần ở Hà Nội. Pháp lệnh 44 đã được sử dụng để xử phạt hình chính tất cả những ai nói lên tiếng nói đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối cùng thưa ông. Ông nói rằng một trong những mục đích chính của bản phúc trình này là nhằm lên tiếng cho thế giới biết về tình hình tại Việt Nam. Thưa, ông đã gởi bản phúc trình này đến những cơ quan nào?
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi gởi đến tất cả các cơ quan, chính quyền dân chủ trên thế giới và các cơ quan truyền thông. Trong khóa họp tới vào tháng 3 về Nhân quyền LHQ ở Geneva chúng tôi sẽ công bố và đưa phúc trình này lên LHQ. Các cơ quan báo chí lớn từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á… đều có bài viết rất trang trọng đối với phúc trình này. Ví dụ sáng hôm nay, thứ Tư, tôi đã đọc được một bài rất dài và đầy đủ trong tờ LA Times nói về bản phúc trình của chúng tôi.
Quỳnh Chi: Cám ơn ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam.