SỰ TRÁO TRỞ CỦA CỘNG SẢN

Thông tin từ Hà Nội: 7h25′ - Quanh khu vực Bờ Hồ và khuôn viên Sứ quán Trung Quốc rất yên bình, không một bóng công an, chỉ có những người dân đi bộ, tập thể thao …
8h10′: trước Nhà hát lớn, đội mô tô HN, toàn trai tài gái sắc. Chắc không phải chuẩn bị diễu hành tưởng nhớ … ?
9h30′ – Tại Sài Gòn, khoảng 30 vị nhân sĩ, trí thức, trong đó có GS Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Chu Hảo … đã tới Tượng Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Lực lượng an ninh không ngăn cản, nhưng có hành động gỡ bỏ một số băng rôn. Có phóng viên của trang BoxitVietnam đi cùng, chắc sẽ có tin bài sau.
10h30′ – CTV từ Sài Gòn đã gửi hình ảnh ra:
1
11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Hình ảnh, video và chi tiết diễn biến chúng tôi sẽ xin được bổ sung tiếp …
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.
.
17-2
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ.
Mời độc giả đón đọc tường thuật chi tiết sẽ có trên blog Tễu.
——
Đôi lời: Cách nay đúng 34 năm, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới Việt – Trung để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến đó đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính Việt, vừa là lính vừa là thường dân, biến nhiều khu vực ở biên giới phía Bắc thành bình địa. Thay vì “dạy”, Trung Quốc nhận thêm được một bài học nữa mà người Việt hồi đó, noi gương tiền nhân, tiếp tục dạy kẻ là láng giềng ở phía Bắc của mình: “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư. Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Chỉ có một điều đáng để ý, vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam là sau đó, những người lính, người dân Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới Việt – Trung, đã cố tình bị vùi chôn vào quên lãng do Đảng CSVN muốn thực thi “tinh thần 4 tốt”, đề cao “16 chữ vàng”.
Lúc này, có lẽ chỉ có một điều cần nhắc nhau, đó là bạn có muốn quên lịch sử, quên công lao tiền nhân, quên cuộc chiến đã từng xảy ra ở biên giới phía Bắc, quên cả hiện tại đầy bất trắc cho tiền đồ tổ quốc, vận mệnh dân tộc và bạn có muốn mọi người Việt đừng quên tất cả như vậy hay không? Có nhiều người vừa không muốn quên, vừa muốn nhắc người khác và cả họ lẫn gia đình của họ đang phải trả một giá rất đắt.
Xin hãy nhớ, hãy nhìn, hãy ngẫm nghĩ. Cả bạn và tôi, đâu có ai muốn trở thành bạc bẽo, phải không?
——
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Tổ quốc, yêu đến đau thương (PLTP).
- Hoan hô báo Thanh Niên, là báo “lề phải” đầu tiên đã có bài viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979. Hôm qua cũng đã có bài: Đội du kích ba lần đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc. Ngoài ra, một nhà báo còn gửi tới chúng tôi bản ảnh của báo Thanh niên số Xuân, có bài “Lệnh hành quân”, và ảnh bài mà Tuổi trẻ đã phải rút xuống (chúng tôi đã bình hai ngày qua). Nhà báo này có lời bình như sau: Chúc mừng BS điểm và bình bài này, làm BBT Tuổi Trẻ có lẽ thấy nhục, phải bóc onlines (nhưng báo in thì làm sao bóc?). Phạm Đức Hải một phen mất mặt. Chắc sẽ phải biên tập lại các bài tiếp theo của loạt bài này. Nội bộ Tuổi Trẻ có lẽ đang cắn cấu nhau (sợ nhất mất độc giả, sẽ giảm doanh thu, kép theo lương, thưởng, nhuận bút… Thanh Niên luôn là đối thủ đáng gờm, nhăm nhăm giành giật thị phần của TT). Ha ha !!!  TB: Tổng Thư ký tòa soạn  Lê Xuân Trung được bố trí đi học ngoại ngữ dài hạn tuốt Hải Phòng (trong tòa soạn TT râm ran: tống đi cho bớt kẻ cứng đầu cứng cổ).” Mời xem bản chụp các bài báo này: Báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ nhân ngày 17-2-2013 (Ba Sàm).