"Nó cướp Hoàng Sa mở tour du lịch còn Ta cho ra Trường Sa sợ nóng".



(Toquoc)-China Daily ngày 24/5 đưa tin, các tour du lịch (phi pháp) đến quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) đã bắt đầu được bán tại các hãng du lịch lớn sau khi các nhà chức trách Trung Quốc đánh giá họ đã có cái gọi là “một chuyến thử nghiệm thành công” hồi tháng trước.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng ý nghĩa chính trị của các chuyến du lịch này lớn hơn nhiều những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho các nhà tổ chức du lịch.
Ngày 24/5 có 150 khách du lịch Trung Quốc đi tour này. He Yong, lãnh đạo phòng kinh doanh du lịch của hãng Ctrip, cho biết tour du lịch 5 ngày tới Hoàng Sa của hãng này có giá từ 7.000 NDT (1.140 USD) đến 9.000 NDT (1.465 USD), mỗi tháng sẽ có từ 1-2 tour.
Trong khi đó, Peng Yueting, phụ trách tour đến Hoàng Sa của hãng Hainan Ananda International Travel Service, nói rằng một số du khách đi chuyến đầu tiên đã phàn nàn về những hạn chế của tour du lịch này như không có bất kỳ khách sạn nào trên đảo, du khách phải ăn ngủ trên tàu chứ không được nghỉ ở trên đảo. Theo bà này, một vấn đề khác là họ không thể nói với khách là còn bao nhiêu chỗ vì tàu Coconut Princess (Gia Hương công chúa) không phải là tàu du lịch giải trí hoàn toàn. Tàu này còn phải chở cả công nhân tới Hoàng Sa và chính quyền địa phương có thể yêu cầu các hãng du lịch rút bớt du khách vào phút chót nếu có nhiều công nhân cần phải đến quần đảo này. Ngoài ra, còn có thêm một số yêu cầu đặc biệt khác đối với tour này như chỉ du khách Đại lục tuổi từ 18-60, trong tình trạng sức khoẻ tốt, cân nặng bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao. Người nước ngoài không được phép lên tàu. 
Tàu Gia Hương công chúa

Yang Yanfeng, nhà nghiên cứu thuộc China Tourism Academy, cho rằng “một sản phẩm như vậy không thích hợp để một công ty du lịch thúc đẩy. Đi Hoàng Sa có chút gì đó giống như đến thăm Đài Loan. Nó liên quan đến tình cảm dân tộc và quan trọng hơn nó giúp Trung Quốc khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ”.
Hôm 28/4, Tàu Gia Hương công chúa đã chở hơn 200 người Trung Quốc du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo chí Trung Quốc dẫn lời các nhà chức trách nước này cho biết, nếu chuyến đi đầu tiên này thành công, nhà đương cục Trung Quốc sẽ tổ chức các tour du lịch tới Hoàng Sa với tần suất 1-2 lần/tháng.
Tuy nhiên, tờ Shanghai Morning Post đã “vạch trần” những điểm bất thường trong chuyến du lịch phi pháp đầu tiên ra Hoàng Sa (của Việt Nam).
Tờ báo này tiết lộ chỉ 100 trong số 240 người tham gia chuyến đi kéo dài 4 ngày này là dân thường, còn lại là những cán bộ công chức thuộc các cơ quan chính quyền ở tỉnh Hải Nam.
Những hành khách là dân thường phải trả chi phí từ 7.000 NDT (1.135 USD) tới 9.000 NDT (khoảng 1.460 USD) nhưng phải ở trong những cabin hạng hai, thậm chí thấp hơn. Trong khi đó, các cán bộ công chức được tự do chọn lựa cabin hạng sang nhưng lại trả ít tiền hơn.
Theo bảng giá mà tờ báo thu thập được, hành khách dân thường phải trả cao hơn 3.250 nhân dân tệ (khoảng 10,9 triệu đồng) so với các công chức cho mỗi suất ở cùng cabin tương tự.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao đa số “khách du lịch” lại là các quan chức? Tại sao lại có sự chênh lệch lớn giữa mức phí mà người dân thường và quan chức Trung Quốc phải trả để du lịch (phi pháp) đến Hoàng Sa? Phải chăng việc triển khai tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là một giai đoạn mới nhất trong kế hoạch tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc?
Hơn nữa, con tàu được gọi là “tàu du lịch này” thực hiện chuyến đi và có sự hộ tống bởi những tàu thuộc lực lượng bán quân sự của Trung Quốc.
Phản ứng về kế hoahcj du lịch Hoàng Sa phi pháp của Trung Quốc, Đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch trên”. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch tổ chức cho du khách tới tham quan quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta gìn giữ, quản lý. Năm 1974, Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực. Hoàng Sa thời điểm đó đang do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn trước đây) quản lý. Hành động chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực đó đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.
Võ Vân
*****
Ta mở tuor du lịch ra Trường Sa sợ mất lòng đồng chí xem ở Đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào Bạn ghé chơi nhà lão!
Đây là Tàng thư các, hổng phải Thánh đường, đơn giản như đang giỡn, nơi à uôm thế sự, không phân biệt đồng chí hay đồng rận. 
Để đảm bảo không gian dăng quá, theo Da quy: Mọi ý kiến ý cò đều bình đẳng, quan nghinh. Bạn có quyền phê phán bài đăng kể cả chủ nhà, vui lòng không chửi sảng, xả rác đái khai.
Lừa quốc thiên đàng có nhiều chuyện bức xúc, mong rằng giận thời giận nhưng nhớ thương cái kho - cháy nhà là ra ruộng, bạn ui