PHÁO KHÔNG TIẾNG NỔ THÌ ĐỐT LÀM ĐÉO GÌ !




Tết 2014 có thể được đốt pháo không tiếng nổ


Pháo hỏa thuật giải trí - sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ đang được cơ quan chức năng xem xét cho phép người dân mua về đốt trong dịp Tết Nguyên đán 2014.

Xác pháo đỏ đường ở Hải Dương / Thủ tướng phê bình các tỉnh đốt pháo dịp Tết

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết pháo không có tiếng nổ (pháo hỏa thuật giải trí) là loại pháo do Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng) sản xuất và phân phối.

Tại buổi họp với lãnh đạo Tổng cục 7 và nhiều cơ quan chức năng mới đây, đại tá Nguyễn Khắc Hội, Giám đốc Nhà máy Z121, cho biết việc sản xuất pháo hoa và các phụ kiện nổ tại Việt Nam đã được nhà máy thực hiện từ nhiều năm nay và "độc quyền" trong lĩnh vực này. 

Pháo hỏa thuật giải trí thực chất là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo không gây độc hại, không gây cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Hiện, Nhà máy Z121 sản xuất khoảng 10 loại pháo này, qua thử nghiệm đều đạt hiệu quả cao.
Xác pháo trải đỏ trên nhiều tuyến đường ở Hải Dương sáng mùng 1 Tết. Ảnh: Báo Hải Dương.
Xác pháo trải đỏ trên nhiều tuyến đường ở Hải Dương sáng mùng 1 Tết Quý Tỵ. Ảnh:Báo Hải Dương.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. Sau khi thử nghiệm, lãnh đạo Tổng cục 7 thấy rằng đây là loại pháo thân thiện với môi trường và có thể đưa ra thị trường. Một số nước cũng sản xuất loại pháo này và gọi là pháo hoa đồ chơi.
"Họ học tập công nghệ sản xuất của Nhật Bản, qua thử nghiệm nhiều lần đều cho kết quả tốt và an toàn, không gây ra tiếng nổ, ảnh hưởng tới môi trường. Chúng tôi đã thử dùng tay chạm vào những tia lửa nhưng chẳng bị làm sao", ông Vệ nói.





Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), đã gọi là pháo thì phải có tiếng nổ. Tuy nhiên, sản phẩm của Nhà máy Z121 không gây ra tiếng nổ nên có thể sử dụng từ khác mà không có chữ "pháo" để tránh "nhạy cảm". Ông Hà cho rằng sản phẩm này được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản nên hội đồng khoa học các bộ, ngành có thể sử dụng chính các tiêu chuẩn của Nhật Bản làm cơ sở đánh giá, thẩm định trước khi cấp phép bán ra thị trường.

Còn thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nhà máy Z121 cần đăng ký chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua. 

"Khi đó, chúng tôi sẽ sửa đổi Thông tư 08 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 36) để sớm đưa sản phẩm vào cuộc sống, nhanh thì có thể ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2014", ông Vệ nói thêm.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, pháo đã gắn liền với nhiều sinh hoạt cộng đồng, truyền thống của người Việt. Dù đã cấm nhưng nó vẫn được nhiều người nhắc tới mỗi dịp Tết với câu ca: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

"Cấm đốt pháo xuất phát từ việc mất trật tự, an toàn xã hội. Nhưng bây giờ dân trí đã khá hơn nên việc kiểm soát đốt pháo cũng tốt hơn thì việc chấp thuận cho pháo trở lại với sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp lễ, Tết là điều đáng phải xem xét", ông Bình bày tỏ.


Thống kê của Tổng cục 7 cho thấy, những năm qua tình trạng mua bán pháo lậu (pháo nổ), chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày càng diễn biến phức tạp. Thay vì cuối năm mới vận chuyển hàng vào sâu trong nội địa, các đầu nậu pháo lậu đã rục rịch ém hàng ngay trong năm, chờ tới Tết mới bung ra bán. Mặc dù mỗi năm, lực lượng chức năng trên cả nước xử lý trên 200 vụ việc liên quan đến pháo, thu giữ cả trăm tấn pháo lậu các loại nhưng tình hình vẫn chưa lắng dịu.
Trước đó, Thủ tướng đã phê bình và yêu cầu chủ tịch UBND 3 tỉnh Hải Dương, Lào Cai, Hà Giang kiểm điểm, rút kinh nghiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép nhiều trong dịp Tết Nguyên đán 2013.

Theo Người Lao động
Tễu: Tiên sư mấy thằng ngu! Triết lý của PHÁO là phải NỔ, phải BANH XÁC ra mà hiến dâng cho Đời tiếng NỔ và khói pháo, và cả màu xác giấy hồng điều nữa! 

Chứ Pháo mà không có tiếng Nổ thì đốt làm đéo gì! 
Định hé ra kinh doanh độc quyền thì nói trắng ra đi!

Ý kiến của cư dân mạng đây:
Tạ Quang Hiệp Vì bất lực không cấm được pháo lậu đây, hề hề. Thằng nào cũng ăn ngập mồm thì cấm thế đếch nào được.
Trương Ba Không Ôi, ĐCM chúng mày, nói chó kg ngửi được!
Ngoc Phuong Trinh Pháo ko tiếng nổ thì thà đánh rắm còn hơn.
Nhat Tuan ĐM thằng ngu nào đề xuất chuyện này ????
Tử Long tết cứ ăn nhiều hột mít và khoai lang vào, rồi xếp hàng ngoài đường, đúng giao thừa sẽ có một dàn đồng ca
Mai Ngọc ăn nhiều hột mít vào rồi rủ nhau đến nhà quan chúc tết =))
Lang Vu ChiTết đến đi chơi tết lên cửa khẩu và sang bên kia tổ quốc là đốt pháo thoải mái trong trật tự
Linh Phan Ừ đốt làm đéo gì mà không nổ
Haiqua Muckinh Giống ... cho phép mại dâm mà hổng cho rên!?!
Quoc Le Nhớ Trạng Quỳnh cấm lính của chúa, "đại nhưng không được tiểu tiện nếu không sẽ bi cắt", khi lính theo lệnh chúa đến "đại tiện" nhà Trạng. Cheers.
Hoài Mẫn Trần Không sớm thì muộn tập tục đốt pháo ba ngày tết cũng sẽ về với dân VN.
Muối Biển Áp dụng bài của Trạng Quỳnh đây mà, thằng nào ỉa không đái tao cho, thằng nào vừa ỉa vừa đái tao xẻo chim.