Chiều 19/9, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn chìm trong nước lũ, hàng nghìn hộ dân bị cô lập. Tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam nơi lũ quét qua là cảnh hoang tàn, con đường dẫn vào trung tâm huyện vẫn chìm trong nước chảy xiết.
11 người mất tích sau bão
Mưa lũ miền Trung gây chia cắt nhiều nơi
Mưa lớn kéo dài trong 3 ngày qua (từ ngày 17 đến 19/9) đã khiến nước sông trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) dâng cao, gây ra tình trạng úng ngập và cô lập tại một số xã, thị trấn Lao Bảo. Giao thông trên Quốc lộ 9 nhiều đoạn bị tắc nghẽn, các phương tiện không thể lưu thông.
Có nơi nước ngập đến mái nhà. Tính đến 12h trưa ngày 19/8, 32 thôn bản trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn nằm trong vùng ngập lụt trong đó có 2.500 hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn. Cơn bão số 8 cũng đã gây thiệt hại trên 50 ha hoa màu, nhiều công trình thủy lợi hư hỏng, nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện bị sạt lở.Thị trấn Lao Bảo và các xã vùng Lìa là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện tại vùng Lìa đang hoàn toàn bị cô lập do nước sông, suối dâng cao, nơi sâu nhất lên đến hơn 3 m. Tại xã Tân Long, 8/10 thôn bản bị ngập nước, Xã Thuận có 5 bản cũng bị nước lũ bao vây.Theo báo cáo nhanh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo thì tại thị trấn Lao Bảo có 616 hộ - 3204 nhân khẩu; xã Tân Thành có 130 hộ - 500 nhân khẩu bị ngập nặng. Chính quyền địa phương di dời 1016 hộ dân thuộc 2 địa bàn trên đến nơi an toàn. Người dân vẫn phải dùng thuyền để đi lại...Thậm chí là đóng bè chuối. Lãnh đạo huyện Hướng Hóa cho biết công tác di dân tại các vùng bị cô lập vẫn đang được triển khai, đồng thời đảm bảo về lương thực cho người dân vùng lũ.Sáng 19/9, Đồn Biên phòng Cử khẩu Quốc tế Lao Bảo đã cử 2 tổ công tác với 35 cán bộ đi cano đến tận nơi để hỗ trợ về lương thực, thuốc men, nước uống cho những hộ gia đình này. Bà con phải trèo lên nóc nhà để nhận cứu trợ.
Còn tại thôn Đại Mỹ, xã Đại Hưng (Đại Lộc, Quảng Nam), cơn lũ quét vào đêm 18/9 đã vùi lấp hàng chục ha hoa màu, đường xá ngập trong bùn, có nơi sâu đến gần 2 m. Lũ quét đã làm 15 ngôi nhà bị lún sụt, 12 ngôi nhà xiêu vẹo.Nhiều hoa màu của bà con cũng bị hư hại. Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão huyện Đại Lộc, toàn huyện có đến 300 ha diện tích lúa gieo, 120 ha khoai lang, 50 ha ngô... Lũ lụt cũng làm bà Nguyễn Thị Bé ở xã Đại Đồng bị té ngã, gãy tay khi dọn nhà vào chiều 18/9. Thống kê thiệt hại tài sản của UBND huyện Đại Lộc là hơn 50 tỷ đồng, trong đó về dân sinh gần 31 tỷ đồng.Trên vách tường của ngôi nhà này còn vương lại rác sau khi nước rút. Huyện cũng cho biết có 1.500 ngôi nhà trên địa bàn bị ngập nước.Tranh thủ nước rút, người dân đứng trên nền nhà ngập sình lầy để dọn dẹp. Trước thông tin việc dự báo bão số 8 đổ bộ vào đất liền nhanh hơn dự đoán gây khó khăn trong việc đối phó, trao đổi với VnExpress.net chiều 19/9, ông Trần Văn Nguyên, Phó trưởng Phòng dự báo khí tượng, Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ (Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia), cho biết, theo quá trình quan trắc, bản tin cuối phát thông báo bão chạm đất liền vào khoảng từ 0h30 đến 1h sáng nay, với tâm là vùng nam Đà Nẵng và bắc Quảng Nam.
Khi gần vào bờ, bão thay đổi vận tốc quá nhanh. Theo các bản tin đưa vào sáng 18/9, bão có tốc độ từ 5 - 10km/h, gây mưa lớn cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, dự kiến đổ bộ vào bờ khoảng 7 đến 8h sáng 19/9. Căn cứ vào lượng mưa và hướng đi của bão, nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học. Tuy nhiên ở bản tin lúc 19h cùng ngày, trung tâm khi tượng đã dự báo trong 12h tới bão đã tăng tốc lên từ 10 đến 15km/h.
Đến 22h tối qua, bão đã suy yếu thành áp thấp, gió cao nhất là cấp 7. Mưa cũng đi theo bão, bão vào sớm nên mưa cũng kết thúc. Dự báo thời tiết phát lúc 5h30 sáng 19/9 với nội dung các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế có mưa rải rác, các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ngày giảm mây, trời nắng, trên biển có gió mạnh cấp 5 là chính xác.
Nguyễn Đông - Minh Anh