Sự kiện Mỹ Yên lại tiếp tục những xung đột giữa nhà cầm quyền Việt Nam và cộng đồng Công giáo.
Sự kiện Mỹ Yên lại tiếp tục những xung đột giữa nhà cầm quyền Việt Nam và cộng đồng Công giáo.
Chính quyền mồi lửa xung đột?
Những xung đột giữa chính quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo với cộng đồng Công giáo Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí trên hệ thống thông tin chính thống của nhà nước. Vụ đầu tiên được mọi người biết đến một cách rộng rãi sau năm 1975 là vụ tranh chấp khu đất Tòa Khâm mạng Giáo Hoàng tại Hà Nội từ năm 2008.
Năm năm đã trôi qua và hầu như Việt Nam chứng kiến liên tục những xung đột giữa chính quyền và cộng đồng Công giáo. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 lại đến vụ Thái Hà, nơi giáo dân muốn đòi lại một khu đất đang bị đưa vào xây cất. Vụ này kéo dài sang đến cả năm 2011 với nhiều người bị bắt bớ.
Trong năm 2010 vụ Cồn dầu bắt đầu. Trong vụ này cả một ngôi làng Công giáo lâu đời bị xóa sổ nhường bước cho một dự án du lịch sinh thái. Nhiều giáo dân Cồn dầu đã sang lánh nạn ở Thái Lan và xa hơn nữa là Úc và Hoa Kỳ.
Năm 2012 lại đến phiên các thanh niên Công giáo bị bắt và vụ việc vẫn còn dai dẵng cho đến nay. Trong cùng năm 2012 lại xảy ra vụ Con Cuông, nơi nhà nguyện của giáo dân bị phá hủy, một hành động được cho là nhằm xóa sổ tôn giáo để giữ vững danh hiệu anh hùng của huyện Con Cuông.
Cụm từ “hiệp thông cầu nguyện” thường xuyên được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông không do nhà nước kiểm soát. Và từ vài tháng nay lại xảy ra vụ Mỹ Yên, nơi máu đã đổ và thương tích chưa lành trong mấy ngày qua.
Chính quyền Việt Nam luôn tuyên bố rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, và bất cứ khi nào xảy ra một xung đột gì đó với các nhóm tôn giáo khác nhau thì những cụm từ như: “các thế lực thù địch,” “chia rẽ khối đoàn kết dân tộc”… lại được báo chí chính thống sử dụng.
Hình ảnh căng thẳng, bạo lực của vụ Mỹ Yên do chính truyền thông nhà nước ghi lại, với hàng đoàn cảnh sát có trang bị khiên chống đạn, đám đông hỗn loạn với gạch đá bay tới tấp làm liên tưởng tới một vụ nổi dậy và đàn áp, một vụ xung đột tôn giáo ở nơi nào đó, Myanmar hay Thái Lan, Ai Cập hay Sri Lanka chứ không phải Việt Nam.
Nhưng không đúng! Xung đột tôn giáo đã từng xảy ra trên mảnh đất hình chữ S này. Lật lại lịch sử mới cách đây chưa đầy 200 năm, chính sách bức hại Thiên chúa giáo của triều đình Tự Đức đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền độc lập Việt Nam và dẫn đến nhiều hệ lụy khác nữa mà hàng chục thế hệ sau chưa giải quyết xong. Chính sách này của Tự Đức còn dẫn đến một chủ trương ghê gớm của những người Việt ái quốc là Bình tây sát Tả, tức là diệt giặc Pháp đồng thời với thảm sát người Công giáo. Kết quả ra sao thì ai cũng rõ, độc lập dân tộc bị mất đi và đồng thời xuất hiện sự rạn nứt giữa hai cộng đồng dân chúng.
Lịch sử hiện đại còn chưa ráo mực cũng ghi lại sự vụng về của Dụ số 10 đã góp phần làm bùng cháy những ngọn lửa Phật tử, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
Những người cộng sản Việt Nam đang thực sự nghĩ gì khi càng ngày càng có nhiều bằng chứng là chính nhà cầm quyền đã hành động như những mồi lửa trong những cuộc xung đột vừa qua?
Ông Nguyễn Quang Thạch, người thực hiện chương trình sách hóa nông thôn ở Việt Nam và không phải là người Công giáo, trả lời phỏng vấn của chúng tôi về việc các giáo xứ Thiên chúa giáo giúp đỡ ông như thế nào trong việc truyền bá kiến thức đến nông thôn Việt Nam:
“Các giáo xứ là một cơ sở xã hội dân sự rất hoàn hảo.”
Và theo ông Thạch thì xã hội dân sự chính là chìa khóa cho sự phát triển tương lai của Việt Nam.
Trong khi đó vào tháng tám năm ngoái, một bài báo được đăng trên trang nhà của đảng cộng sản Việt Nam mang tựa đề, Xã hội dân sự, một thủ đoạn của diễn biến hòa bình. Trong bài báo này tác giả phê bình việc phát triển các tổ chức dân sự, trong đó có Công giáo, là một âm mưu thiết lập xã hội dân sự theo quan điểm phương tây lên nước Việt Nam, mặc dù không nói đến một xã hội dân sự không phải phương Tây là như thế nào.
Những xung đột giữa chính quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo với cộng đồng Công giáo Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí trên hệ thống thông tin chính thống của nhà nước. Vụ đầu tiên được mọi người biết đến một cách rộng rãi sau năm 1975 là vụ tranh chấp khu đất Tòa Khâm mạng Giáo Hoàng tại Hà Nội từ năm 2008.
Năm năm đã trôi qua và hầu như Việt Nam chứng kiến liên tục những xung đột giữa chính quyền và cộng đồng Công giáo. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 lại đến vụ Thái Hà, nơi giáo dân muốn đòi lại một khu đất đang bị đưa vào xây cất. Vụ này kéo dài sang đến cả năm 2011 với nhiều người bị bắt bớ.
Trong năm 2010 vụ Cồn dầu bắt đầu. Trong vụ này cả một ngôi làng Công giáo lâu đời bị xóa sổ nhường bước cho một dự án du lịch sinh thái. Nhiều giáo dân Cồn dầu đã sang lánh nạn ở Thái Lan và xa hơn nữa là Úc và Hoa Kỳ.
Năm 2012 lại đến phiên các thanh niên Công giáo bị bắt và vụ việc vẫn còn dai dẵng cho đến nay. Trong cùng năm 2012 lại xảy ra vụ Con Cuông, nơi nhà nguyện của giáo dân bị phá hủy, một hành động được cho là nhằm xóa sổ tôn giáo để giữ vững danh hiệu anh hùng của huyện Con Cuông.
Cụm từ “hiệp thông cầu nguyện” thường xuyên được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông không do nhà nước kiểm soát. Và từ vài tháng nay lại xảy ra vụ Mỹ Yên, nơi máu đã đổ và thương tích chưa lành trong mấy ngày qua.
Chính quyền Việt Nam luôn tuyên bố rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, và bất cứ khi nào xảy ra một xung đột gì đó với các nhóm tôn giáo khác nhau thì những cụm từ như: “các thế lực thù địch,” “chia rẽ khối đoàn kết dân tộc”… lại được báo chí chính thống sử dụng.
Hình ảnh căng thẳng, bạo lực của vụ Mỹ Yên do chính truyền thông nhà nước ghi lại, với hàng đoàn cảnh sát có trang bị khiên chống đạn, đám đông hỗn loạn với gạch đá bay tới tấp làm liên tưởng tới một vụ nổi dậy và đàn áp, một vụ xung đột tôn giáo ở nơi nào đó, Myanmar hay Thái Lan, Ai Cập hay Sri Lanka chứ không phải Việt Nam.
Nhưng không đúng! Xung đột tôn giáo đã từng xảy ra trên mảnh đất hình chữ S này. Lật lại lịch sử mới cách đây chưa đầy 200 năm, chính sách bức hại Thiên chúa giáo của triều đình Tự Đức đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền độc lập Việt Nam và dẫn đến nhiều hệ lụy khác nữa mà hàng chục thế hệ sau chưa giải quyết xong. Chính sách này của Tự Đức còn dẫn đến một chủ trương ghê gớm của những người Việt ái quốc là Bình tây sát Tả, tức là diệt giặc Pháp đồng thời với thảm sát người Công giáo. Kết quả ra sao thì ai cũng rõ, độc lập dân tộc bị mất đi và đồng thời xuất hiện sự rạn nứt giữa hai cộng đồng dân chúng.
Lịch sử hiện đại còn chưa ráo mực cũng ghi lại sự vụng về của Dụ số 10 đã góp phần làm bùng cháy những ngọn lửa Phật tử, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
Những người cộng sản Việt Nam đang thực sự nghĩ gì khi càng ngày càng có nhiều bằng chứng là chính nhà cầm quyền đã hành động như những mồi lửa trong những cuộc xung đột vừa qua?
Ông Nguyễn Quang Thạch, người thực hiện chương trình sách hóa nông thôn ở Việt Nam và không phải là người Công giáo, trả lời phỏng vấn của chúng tôi về việc các giáo xứ Thiên chúa giáo giúp đỡ ông như thế nào trong việc truyền bá kiến thức đến nông thôn Việt Nam:
“Các giáo xứ là một cơ sở xã hội dân sự rất hoàn hảo.”
Và theo ông Thạch thì xã hội dân sự chính là chìa khóa cho sự phát triển tương lai của Việt Nam.
Trong khi đó vào tháng tám năm ngoái, một bài báo được đăng trên trang nhà của đảng cộng sản Việt Nam mang tựa đề, Xã hội dân sự, một thủ đoạn của diễn biến hòa bình. Trong bài báo này tác giả phê bình việc phát triển các tổ chức dân sự, trong đó có Công giáo, là một âm mưu thiết lập xã hội dân sự theo quan điểm phương tây lên nước Việt Nam, mặc dù không nói đến một xã hội dân sự không phải phương Tây là như thế nào.
Chủ trương vô thần?
Có phải là cộng đồng Công giáo với tư cách một tổ chức xã hội hoàn hảo như lời ông Nguyễn Quang Thạch, đã thách thức đến quyền lực toàn trị của những người cộng sản chủ trương vô thần?
Hai người công giáo được ông Thạch đề cập đến như là những người góp phần đắc lực cho kế hoạch phát triển sách ở nông thôn của ông là luật sư Lê Quốc Quân và Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh. Luật sư Quân hiện đang bị cầm tù, còn đức Giám mục Hợp hiện đang bị công kích bởi các phương tiện truyền thông của nhà nước sau sự kiện Mỹ Yên.
Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp là một khuôn mặt rất ôn hòa, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm của đài RFA ông nói về một số vấn đề của đối ngoại của đất nước hiện nay là xung đột biển Đông và gia nhập tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương như sau:
“Điều quan trọng là phải chấm dứt đối thoại song phương để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Chúng ta cũng như các nước khác lấy luật biển năm 1982 coi như một cơ sở…
Với tư cách một công dân, một trí thức và một linh mục Công giáo có quan tâm đến vạn mạng nước nhà, chứ không phải là nhà chính trị, tôi thấy đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là một hướng đi quan trọng đối với Việt Nam hôm nay. Nhất là Việt Nam trong bối cảnh bị Trung Quốc lấn lướt thì đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp cho Việt Nam mở rộng con đường khác và sẽ giúp cho Việt Nam tìm được một cơ hội.”
Nếu so sánh hai quan điểm đối ngoại này với những gì truyền thông nhà nước Việt Nam hay loan tin về chính sách đối ngoại của mình thì thấy không có gì khác nhau.
Quyền lợi của cộng đồng công giáo và của nước Việt Nam như vậy không có gì khác nhau.
Nhưng hiện các bài phóng sự, trên báo lẫn truyền hình đang gây một nỗi hoài nghi nơi dân chúng Việt Nam về những người anh em Công giáo chiếm đến 10% dân số.
Phải chăng những người cầm quyền ở Việt Nam nên suy nghĩ cặn kẽ hơn những điều này, và nên nhớ lại những trang sử do vua Tự Đức viết năm xưa mà trong đó có câu khẩu hiệu rùng rợn Bình Tây sát Tả.
Có phải là cộng đồng Công giáo với tư cách một tổ chức xã hội hoàn hảo như lời ông Nguyễn Quang Thạch, đã thách thức đến quyền lực toàn trị của những người cộng sản chủ trương vô thần?
Hai người công giáo được ông Thạch đề cập đến như là những người góp phần đắc lực cho kế hoạch phát triển sách ở nông thôn của ông là luật sư Lê Quốc Quân và Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh. Luật sư Quân hiện đang bị cầm tù, còn đức Giám mục Hợp hiện đang bị công kích bởi các phương tiện truyền thông của nhà nước sau sự kiện Mỹ Yên.
Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp là một khuôn mặt rất ôn hòa, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm của đài RFA ông nói về một số vấn đề của đối ngoại của đất nước hiện nay là xung đột biển Đông và gia nhập tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương như sau:
“Điều quan trọng là phải chấm dứt đối thoại song phương để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Chúng ta cũng như các nước khác lấy luật biển năm 1982 coi như một cơ sở…
Với tư cách một công dân, một trí thức và một linh mục Công giáo có quan tâm đến vạn mạng nước nhà, chứ không phải là nhà chính trị, tôi thấy đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là một hướng đi quan trọng đối với Việt Nam hôm nay. Nhất là Việt Nam trong bối cảnh bị Trung Quốc lấn lướt thì đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp cho Việt Nam mở rộng con đường khác và sẽ giúp cho Việt Nam tìm được một cơ hội.”
Nếu so sánh hai quan điểm đối ngoại này với những gì truyền thông nhà nước Việt Nam hay loan tin về chính sách đối ngoại của mình thì thấy không có gì khác nhau.
Quyền lợi của cộng đồng công giáo và của nước Việt Nam như vậy không có gì khác nhau.
Nhưng hiện các bài phóng sự, trên báo lẫn truyền hình đang gây một nỗi hoài nghi nơi dân chúng Việt Nam về những người anh em Công giáo chiếm đến 10% dân số.
Phải chăng những người cầm quyền ở Việt Nam nên suy nghĩ cặn kẽ hơn những điều này, và nên nhớ lại những trang sử do vua Tự Đức viết năm xưa mà trong đó có câu khẩu hiệu rùng rợn Bình Tây sát Tả.