NGUYỄN TẤN DŨNG LẠI HÁT CHO DÂN NGHE CHO SƯỚNG TAI CHƠI

(Thời sự) - Hôm nay (30.6), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6.2014, tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo các địa phương trên cả nước.


Phát biểu khai mạc phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho năm nay mà phải nỗ lực cao nhất để hoàn thành.
Phát biểu khai mạc phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho năm nay mà phải nỗ lực cao nhất để hoàn thành.
Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 6 tháng đầu năm 2014 và định hướng sử dụng nguồn thu từ tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp; báo cáo tình hình biển Đông và giải pháp ứng phó; báo cáo tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự và báo cáo chuyên đề khác.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết phiên họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt vì từ ngày 2.5 tới nay, Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Việc làm này của Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mà còn de dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra là vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, vừa phải bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; bằng mọi biện pháp, giải pháp, quyết tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra từ đầu năm 2014 trên tinh thần không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội được đề ra cho 2014.
Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương đề cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp các ý kiến thiết thực, cụ thể nhằm ban hành Nghị quyết của Chính phủ với các định hướng, chỉ đạo phù hợp, sát với tình hình thực tế.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2.1.2014 của Chính phủ, các nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, giá cả thị trường khá ổn định, cung-cầu hàng hóa được bảo đảm. So với tháng 12.2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 13 năm qua. GDP quý II tăng cao hơn quý I và ước 6 tháng đầu năm đạt 5,18%, tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ 2 năm trước.
Lãi suất được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến cơ bản ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu. Tiến độ thu ngân sách Nhà nước đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước; cán cân thanh toán thặng dư cao…
Phiên họp sẽ diễn ra đến hết ngày mai 1.7.2014

BUỒN ƠI, CHÀO MI !

Hạ Đình Nguyên
Tháng 5 nầy, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng lại biến thành một nổi buồn mệnh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước- đảng.

Hóa ra đều đáng hoài nghi cả.!

Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.


Từ sự lên tiếng sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hửu nghị của ông Tổng Bí Thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu, giàn khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở biển Đông, các con tàu của bọn “hửu nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô : “Phụng khuyến Việt Nam tảo nhật hồi đầu”.(khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ hóa trang !

Tiếng vọng ấy của Dương hôm nay đã đáp lại lời tiền nhân của nghìn năm trước vừa được nhắc lại, được chăng ?

Cách đây không lâu, cả nước nghe lời trọng trách đầy hào sảng : “để cho Đảng lo”. Nay cũng hùng hồn một sự phân công màu nhiệm: “để mai sau con cháu lo”, mai sau là 10 năm, 100 năm, hay cho dù cưối thế kỷ cũng chưa chắc đã “hoàn thiện”. Cái mệnh đề cho tương lai khó lòng mà thoái thác. Cái quyết tâm chống trả đó của lớp anh hùng hôm nay, nghĩ cho cùng, thật là ghê gớm ! Nó song hành với quyết tâm cũng đã từng rất lâu dài của đối phương. Con cháu đã nhận lãnh sự ủy thác thiêng liêng và vĩ đại. Người nhận vĩ đại thì người giao cũng vĩ đại vậy. Thấp thoáng ta nhớ lại hình ảnh của Nguyễn Phi Khanh ở cửa ải Nam Quang của “ngày xưa” trong ký ức, dặn Nguyễn Trải : “ Đừng bi lụy nữa, con hãy quay về mà lo trả thù cho cha, đền nợ cho nước”. Ngày nay, hẳn đã có nhiều Phi Khanh, và cũng nhiều Nguyễn Trãi ?. Nhưng cũng không tránh khỏi chút lòng ái truất cho niềm hy vọng về sự vinh quang của những đứa trẻ đang và sẽ sinh ra đời của nhiều thế hệ, ở khắp hang cùng ngỏ hẻm trên mảnh giang sơn nầy . Thế mà, sự im lặng nhịn nhục hôm nay được đội lốt là “thương dân” đấy.

Cũng không thể trách lời đối đáp ngã mạn mà thông minh của bọn Dương Khiết Trì: “đứa con đi hoang hãy quay trở về”, họ đã trải lòng ra để đón nhận, bởi vì trước đó Phùng Đại tướng đã chẳng từng nói, chuyện của hai bên là “chuyện trong một nhà”, và Tổng Bí Thư lần cuối chia tay cũng đã tha thiết bịn rịn tấm tình “hửu nghị” đó sao ? Sao lại trách người ta đã dùng những từ ngữ nặng phần thân thiết ?. Thế mới biết đối phó với bên ngoài chẳng giống cách nói chuyện bề trên kiểu ăn giổ trong làng, đánh địch không “đẹp”như đánh nông dân Đoàn Văn Vươn.

Cả 4 trụ cột lương đống và 500 rui mẻ sĩ phu đã cùng đoàn kết gắn bó, quyết tâm chịu lếp một bề “không kiện”. Vì kiện là phạm điều khiêu khích bất kính, còn đâu cơ hội “tảo nhật hồi đầu”. Thằng Hoàn Cầu nói cũng đúng, gọi Dương Khiết Trì là ông thầy kiên nhẫn : “Patient Teacher” đã “Phụng khuyến” thành công.

Người dân ngẩn ngơ mà chấp nhận cái khoảnh khắc nặng nề đang lồ lộ bước đến, không thể chối từ, đành : Buồn ơi, chào mi !
HĐN

Tiết lộ chấn động: Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí bị nhiễm HIV/AIDS trong tù (Phần 1)




Truyền thông Chúa Cứu Thế – Câu chuyện của cựu TNLT Huỳnh Anh Trí (tập 1/4), ngày 30.06.2014
Trước khi vào nhà tù CS, Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí là một con người hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng khi ông Trí ra khỏi nhà tù CS, ông đã bị mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Theo bác sĩ chuẩn đoán, ông Trí bị chuyển sang gia đoạn AIDS và bị nhiễm HIV trong thời gian ông ở trong nhà tù CS.
Ông Trí cùng với các nhân chứng như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa Thượng Thích Thiện Minh, ông Nguyễn Hữu Cầu, ông Huỳnh Anh Tú, Nhà báo Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển – là những người bạn tù của ông – nêu bật những chứng cứ tố cáo các giám thị trại giam, quản giáo… – cụ thể trại giam Z30 ở Xuân Lộc – đã cố tình giết hại các tù nhân, đặc biệt các tù nhân chính trị.
Đây là một sự thật về chăm sóc y tế cho các tù nhân trong nhà tù CSVN đã được giấu kín trong suốt 40 năm qua. Các giám thị trại giam, quản giáo đã đối xử các tù nhân hình sự cũng như chính trị không giống như một con người.

TIN HOT: TRANH ẢNH ĐỂ PHỤC VỤ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TQ SẮP TỚI


Biếm họa "Hướng về biển Đông" 
- những hình ảnh biết nói 

29/06/2014 16:25 (GMT + 7) 


TTO - "Các tranh vẽ rất hay, dí dỏm và ý nghĩa. Nên được dịch ra tiếng Anh và phổ biến đến các tờ báo và bạn bè quốc tế!" - Đây là ý kiến của bạn đọc CHAU HUYNH sau khi xem triển lãm tranh biếm họa "Hướng về biển Đông".

Ngày 29-6, Tuổi Trẻ giới thiệu 8 trong tổng số 86 bức tranh biếm họa, ngay lập tức những "hình ảnh biết nói" này thu hút sự chú ý của bạn đọc. 

Cũng như bạn đọc CHAU HUYNH, bạn đọc NGUYỄN HỮU THI đề nghị: "Mong các họa sỹ tiếp tục phát hành ra công chúng thật nhiều các tranh biếm họa như vậy nữa. Qua đó, các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh dài lâu trước một Trung Quốc ngang ngược và hiếu chiến".


Tương tự, bạn đọc TRIET NGO bày tỏ: "Nếu các họa sĩ cho phép, tôi sẽ in các biếm họa này lên áo thun để phổ biến đại chúng. Tôi tin là sẽ có rất nhiều người hâm mộ và các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh với Trung Quốc."

Diễn ra từ ngày 30-6 đến 7-7 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông” thu hút được sự chú ý của dư luận bởi nó đã đưa ra góc nhìn rất thời sự khi lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

86 bức biếm họa là cách giới họa sĩ biếm họa thể hiện cái nhìn trực diện về bản chất và tham vọng xâm chiếm vùng biển Đông của nước lớn Trung Quốc.

Đáp ứng yêu cầu bạn đọc, Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu thêm một số ảnh biếm họa tại cuộc triển lãm độc đáo này. 










HÀ HƯƠNG

THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1049/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

Ảnh minh họa
Theo đó, cả nước có 3.815 xã thuộc 420 huyện của 53 tỉnh thuộc vùng khó khăn. Trong đó nhiều nhất là các tỉnh: Thanh Hóa có 220 xã thuộc vùng khó khăn; Nghệ An 174 xã; Hà Giang 172 xã; Cao Bằng 164 xã; Lạng Sơn 161 xã; Sơn La 157 xã;…
Việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2014 – 2015 để  làm căn cứ thực hiện chế độ, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Quyết định 1049/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và các Quyết định liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn.
(Theo Chính Phủ)

NGƯỜI CỘNG SẢN HÀ NỘI CÓ THẬT SỰ LO ÂU!!!

"CHÚNG TA ĐANG Ở TRONG MỘT THỜI KỲ CỰC KỲ NGUY HIỂM"


bac-Truc-3610-1403929961.jpg
Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng Trung Quốc 
đang thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược mềm, Việt Nam cần phải khởi động bộ máy tập hợp trí thức, đoàn kết trí tuệ để đấu tranh. Ảnh: NH.
 .
Ông Trần Công Trục: 
"Trung Quốc đang triển khai mọi lực lượng để xâm lăng"

"Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời VnExpress. 

- Trung Quốc ngày càng hung hăng khi sử dụng cùng lúc nhiều tàu đâm húc vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về những hành động trên?

- Từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc duy trì hàng trăm tàu, máy bay trong đó có cả tàu và máy bay quân sự hộ tống. Họ liên tục đâm va, phun vòi rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Gần đây, những hành động của Trung Quốc càng trở nên ngang ngược, hung hãn, đặc biệt là sau chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam.

Điều này chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm triển khai cuộc xâm lăng kiểu mới. Họ không thể biện hộ cho việc này bởi mọi hành vi đều thể hiện đó là một cuộc xâm lược mềm. Trung Quốc dùng mọi biện pháp buộc Việt Nam phải đối phó trên nhiều mặt trận. Họ hạ đặt giàn khoan trái phép, xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, điều giàn khoan Nam Hải 09 đến cửa vịnh Bắc Bộ, tăng cường hoạt động ngăn cản gây thiệt hại lớn cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam...

Quyết tâm của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi. Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng tình thế quốc tế và khu vực, những khó khăn của Việt Nam để đạt được ý muốn hợp thức hóa yêu sách vô lý của họ trên Biển Đông.

- Giàn khoan Nam Hải 09 đã được Trung Quốc điều đến vùng cửa vịnh Bắc Bộ - vùng biển chưa phân định, hành động này làm gia tăng căng thẳng như thế nào thưa ông?

- Một giàn khoan Hải Dương 981 đã gây nhiều phản ứng của Việt Nam, quốc tế và khu vực, giờ Trung Quốc lại đưa thêm giàn khoan vào vùng chồng lấn, nơi hai bên đang thỏa thuận, có cơ chế đàm phán để giải quyết vấn đề. Đó là hành vi coi thường luật pháp quốc tế bởi theo công ước Luật biển 1982, ở vùng chồng lấn hai bên phải ngồi lại đàm phán với nhau, trong quá trình đó, không bên nào được làm tổn hại đến lợi ích của bên đang đàm phán với mình.

Hành động này của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông mà còn thể hiện sự bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những thỏa thuận đã đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

- Gần đây Trung Quốc đã phát hành hàng loạt bản đồ trong đó thể hiện đường lưỡi bò bao trùm lên Biển Đông trong đó Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng được họ đưa vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới. Vậy giá trị pháp lý của những bản đồ này như thế nào?

- Việc đưa đường lưỡi bò vào bản đồ không phải bây giờ Trung Quốc mới làm mà họ đã đưa vào nhiều bản đồ, từ sơ đồ đơn giản nhất đến những bản đồ chuyên ngành như hành chính, địa hình, địa vật, tự nhiên... Trước đây, họ làm bản đồ chiều ngang thì có dùng phụ đồ để vẽ đường lưỡi bò. Nhưng gần đây họ thể hiện bản đồ theo chiều dọc để thể hiện luôn đường lưỡi bò gắn liền mà không cần chia tách.

Trong những bản đồ mới phát hành, có một điểm không thay đổi so với trước là đường lưỡi bò. Khi mới ra đời, bản đồ đường lưỡi bò có 11 đoạn, sau đó bỏ đi 2 còn 9 đoạn và bây giờ là 10 đoạn. Bản đồ này không có giá trị pháp lý nào vì đường lưỡi bò không căn cứ vào bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế đặc biệt là công ước Luật biển 1982 mà họ là thành viên. 

Việc liên tục xuất bản bản đồ là một trong những biện pháp để Trung Quốc tạo ra nhận thức đặc biệt đối với người dân của họ. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn làm điều này để người dân trong nước tin rằng họ có quyền ở vùng biển mà họ gọi là Nam Hải, rằng việc Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan tác nghiệp là việc hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ như bản đồ đã vẽ. Đó chính là biện pháp tuyên truyền nhồi sọ mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều năm qua. Trong lịch sử nhân loại, các thế lực cường quyền gây ra cuộc chiến tranh đã từng sử dụng biện pháp này.

Nhiều học giả thế giới cho rằng đây là kiểu chiến tranh xâm lược bằng bản đồ của Trung Quốc. Họ vẽ ra bản đồ một cách tùy tiện, liên tục, tự xác định lãnh thổ với tư duy áp đặt, phi khoa học, bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã phản đối rằng nếu việc vẽ bản đồ một cách tùy tiện thế này thì bất cứ một nước nào cũng có thể đưa những vùng họ thấy có lợi vào bản đồ nước mình. 

Bản đồ mới của Trung Quốc đã có Mỹ phản đối. Việt Nam cũng cần có tiếng nói để thế giới biết rằng Trung Quốc đang sử dụng thủ thuật bản đồ để xâm lấn lãnh thổ và bảo vệ cho yêu sách phi lý của mình.

hd981-8849-1403932148.jpg
Tàu Trung Quốc liên tục chủ động đâm va, ngăn cản tàu thực thi pháp luật của Việt Nam gần khu vực họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Thanh Tùng.

- Bất chấp luật pháp Quốc tế là cụm từ được lặp lại khá nhiều về nhiều hành động của Trung Quốc thời gian này. Theo ông, Trung Quốc sẽ đối mặt vấn đề này như thế nào?

- Bất kể nước nào khi bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp thỏa thuận với các quốc gia thì sẽ bị cô lập. Trên thực tế, Trung Quốc đã bị cô lập rồi. Riêng chuyện đường lưỡi bò, trên bất kỳ diễn đàn nào Trung Quốc cũng đều bị chất vấn và họ rất lúng túng. Thậm chí ngay trong những văn bản luật pháp của Trung Quốc có những lập luận rất kỳ quặc như đây là con đường ra đời trước công ước Luật biển nên không bị chi phối. Đây là điều vô cùng sai trái, thế giới sẽ bóc trần tất cả những thủ đoạn của Trung Quốc.


Trong bản Tuyên bố thứ hai ra ngày 27/6, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế phù hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Liên đoàn cho rằng "thắng lợi của vụ kiện này là tất yếu" và cam kết tập hợp lực lượng luật sư Việt Nam, vận động tối đa sự ủng hộ quốc tế để đóng góp cho cuộc đấu tranh này. Việc giới luật sư quốc tế, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam cũng chính là bảo vệ pháp luật và công lý quốc tế trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố DOC nhằm giữ gìn hòa bình ổn định và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông và Châu Á – Thái Bình Dương.
Bảo Hà
 .
- Với những gì đang diễn ra, ông dự đoán thế nào về diễn biến trên thực địa trong những ngày tới?

- Trung Quốc đang tính toán đến bước đi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược mềm thì không bao giờ dừng lại. Chúng ta phải ngăn chặn bước đi này và không mắc mưu Trung Quốc - đó là những cái bẫy về mặt pháp lý, chính trị ngoại giao, kinh tế, hành động trên thực địa.

Trung Quốc đã mưu toan tính toán mọi thứ. Đây là chiến dịch xâm lăng kiểu mới, không chỉ ở giàn khoan 981 mà còn mũi tiến công nguy hiểm hơn là sân bay Gạc Ma, giàn khoan Nam Hải 09. Lúc đầu còn có nhiều băn khoăn, phải chăng Trung Quốc có động thái như vậy là để thăm dò, nhằm mục đích quân sự chính trị? Thế nhưng Trung Quốc ngày càng chứng tỏ hành động này còn nhằm vào mục tiêu kinh tế, khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên dầu khí trên Biển Đông.

Họ nhắm vào những nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines... đang khai thác dầu khí, tạo ra sự tranh chấp, để các quốc gia nếu phản ứng yếu ớt, không giải quyết tận gốc thì họ sẽ cùng khai thác.

Đối với Việt Nam, hành vi của Trung Quốc nhằm gây khó khăn trong nước: Thị trường chứng khoán, tiền vàng bất ổn, trong nước xáo trộn, chủ đầu tư khó khăn, việc đánh cá của ngư dân bị ảnh hưởng, đồng thời hạn chế thông thương hàng hải quốc tế. Trung Quốc đang đe doạ ngăn chặn tàu của Việt Nam ở phạm vi 10 hải lý quanh giàn khoan - đó là hành động đe dọa nền an ninh an toàn hàng hải quốc tế. Cuộc xâm lăng này không có tiếng súng nhưng họ đang áp dụng mọi lực lượng vũ trang để triển khai chiến dịch.

- Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì lúc này?

- Chúng ta đã và đang đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, không chỉ dừng ở công hàm gửi cho Trung Quốc mà còn gửi lên Liên Hợp Quốc. Hiện nay, sự việc đã không chỉ còn là hai nước mà đã liên quan đến cả thế giới, vì vậy Việt Nam cần tăng cường nhờ tới Liên Hợp Quốc.

Để người dân nhận thức rõ bước đi, hành động của Trung Quốc, truyền thông cần phải tuyên truyền mạnh mẽ; chỉ đạo phải thống nhất, không để các lực lượng khác lợi dụng, kích động, tạo báo động không cần thiết làm giảm uy tín và hiệu suất của cuộc đấu tranh. Cần làm cho nhân dân Việt Nam nhận thức được chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý.

Việt Nam cũng nên nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế trong những nội dung có thể thực hiện đơn phương, không nên kéo dài hơn nữa vì càng để lâu Trung Quốc càng có thời gian thực hiện mưu đồ. Và khi câu chuyện đến mức khó có thể đẩy lùi được thì rất nguy hiểm. Việc này cần phải tính toán nhưng không cần thiết phải tính toán quá lâu, để sự việc đi quá xa. Lúc đó chúng ta phải bị động, chạy theo thì rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, mỗi người dân phải ý thức rằng chúng ta đang trong thời kỳ nguy hiểm, vận mệnh, lợi ích quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần phải có tiếng nói thống nhất. Việt Nam cần huy động sức mạnh đoàn kết, không chỉ là cơ bắp mà còn là trí tuệ. Chúng ta đấu lý nên cần lập tức chuyển động bộ máy thu hút các học giả, trí thức trong và ngoài nước để tập hợp sức mạnh trí tuệ, lí lẽ. Quan trọng nhất là đoàn kết dân tộc vì lợi ích chung của quốc gia trước nguy cơ, hiện hữu về sự xâm phạm đến lợi ích sống còn của đất nước.

Hoàng Thùy thực hiện
Theo VnExpress  
_____________

"Việt Nam cần phải khởi động bộ máy tập hợp trí thức, đoàn kết trí tuệ để đấu tranh".

Vâng, thưa ông, giới trí thức trong và ngoài nước cũng đang chờ đợi sự thành lập một Phong trào liên minh cứu nước, bảo vệ chủ quyền. Không thể trông chờ đảng và nhà nước được nữa!

CHỈ THỊ CỦA BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG ĐÔNG, TRUNG QUỐC GỬI BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM


“Hữu nghị viển vông” hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông ?


Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.

28-06-2014


Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.


H6 

Công văn nay được gửi cho : một là, “Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“.

Đính kèm công văn (1 trang) này là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014)


H7


Dưới đây là toàn văn bản công văn : 


Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).


Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông.


Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.”


Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 “công việc phải làm” (xem hình kèm theo)


H8 


H9


Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai “công việc phải làm” số 1 và số 2 :


“1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.


“2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.


Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra : đây là công văn của “Bộ ngoại giao Việt Nam” hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông ?


B.T.

 

Người Con Gái Kiên Cường Và Người Mẹ Can Đảm.

Đỗ Thị Minh Hạnh
Nguyễn Tường Thụy: Chiều nay, 27/6/2014, thông tin về Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù trước thời hạn làm náo nức những người yêu nước. Trên mạng xã hội facebook, mọi người hân hoan chia sẻ niềm vui này. Niềm hân hoan chẳng khác nào khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù ở Long An. Nhà báo Phạm Chí Dũng gọi Hạnh là “cánh chim báo bão” (“Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do” http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/canh-chim-bao-bao-sai-canh-tu-do.html).

Cách đây vài tuần cũng có thông tin là Hạnh được trả tự do nhưng chưa phải. Những người tiếp nhận thông tin này thể hiện thái độ dè dặt. Thông tin đưa ra hơi sớm nhưng có cơ sở. Có lẽ vì thế, cho đến cuối ngày hôm nay, vẫn còn có người dè dặt.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng.

Hạnh bị truy tố bởi tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự. Trong phiên tòa ngày 27/10/2010, cô bị đưa ra xử cùng với Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Cả ba nhà hoạt động còn rất trẻ này đều bị kết án nặng nề: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.

Hạnh từ chối luật sư. Cô xác nhận tất cả hành vi mình làm nhưng không cho đó là tội.

“Tội” của Hạnh là tổ chức cho hơn 1000 công công ty TNHH giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh đình công. Điều cần lưu ý là công ty này lại là công ty của Trung Quốc.

Hạnh bị đánh đập nhiều lần nhưng không bao giờ nhận tội. Quản giáo trại giam nói với gia đình Hạnh, con này nó bướng lắm, nó không chấp hành nội qui của trại.

Cô bị chuyển qua nhiều trại giam, cuối cùng, ngày 2/10/2013, cô bị chuyển ra trại giam Thanh Xuân (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Do những cống hiến của mình, Đỗ Thị Minh Hạnh đã được giải Quốc tế Nhân quyền năm 2011 cùng với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Như vậy, Hạnh đã bị giam 4 năm, 4 tháng, ra tù trước hạn 2 năm 8 tháng. Việc Hạnh ra tù là vô điều kiện và chắc hẳn không phải do “chính sách nhân đạo” của nhà nước cộng sản Việt nam.

Đây là kết quả vận động quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức, chính giới các nước đặc biệt là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà đã vượt biên giới đi khắp nơi kêu cứu cho con khi mọi cố gắng trong nước không đạt kết quả. Bà có mặt ở Đức, Áo, Mỹ, Canada, Austrlia.

Ngày 16/1/2014, Bà tham gia buổi điều trần về tù nhân lương tâm trên thế giới diễn ra trước Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức tại phòng HVC 210 trong Trung tâm tiếp khách của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Bà Trần Thị Ngọc Minh điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ

Trong quá trình vận động quốc tế, Bà Trần Thị Ngọc Minh không chỉ kêu cứu cho con bà. Bà nói:

“Tôi đến đây, đề nghị với các chính giới và quốc hội Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho con tôi. Không những trả tự do cho con tôi mà còn phải trả tư do cho tất cả tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam bởi vì họ là những người yêu nước, những người không có tội với tổ quốc, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam và hành hạ, đánh đập con tôi ở trong tù rất tàn nhẫn. Tôi xin đến đây mong quí vị ở chính giới Hoa Kỳ cứu giúp con tôi cùng hai người bạn là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, cùng hoạt động giúp đỡ những người dân oan, những người công nhân bị áp bức, bị bóc lột. Đáng lý ra nhà nước cộng sản phải trân trọng thì lại bắt ba bạn trẻ này, đánh đập, bỏ tù và hành hạ trong nhà tù.”

Tại Đức, Bà Trần Thị Ngọc Minh đã có cuộc gặp với Ủy Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức vào ngày 8.4.2014. Ngày hôm sau, Bà đến gặp Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức. Trong dịp này bà đã đến trao đổi với văn phòng nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler là người đỡ đầu cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Tại Canada, ngày 3/5/2014, bà Minh đã có buổi nói chuyện với 200 đồng hương tại thành phố Toronto. Buổi nói chuyện vô cùng cảm động. Bà nghẹn ngào, nước mắt giàn giụa. Những người tham dự xúc động mạnh mẽ, cũng không cầm nổi những giọt nước mắt lã chã, xa xót cho những đứa con ưu tú của dân tộc vì đấu tranh mà bị cầm tù, đày ải.

Clip bà Minh nói chuyện tại Toronto Mời xem tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=HX8V4JYZwB8

Và tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=DeGHV9PwXwI

Tại Úc, Bà Minh đã tiếp xúc với đồng bào gốc Việt tại 5 thành phố Brisbane, Sydney, Melbourne, Adlaide và Perth. Đặc biệt tại Sydney và Melbourne bà được phát biểu trước hàng ngàn đồng bào.

Một cuộc Hội thảo tại Quốc Hội Liên Bang - Canberra với sự hiện diện của 14 dân biểu nghị sĩ liên bang đã được tổ chức. Chính giới Úc vận động Bộ Ngọai Giao quan tâm đến trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Một cuộc Thảo luận khác về Nhân Quyền cũng được tổ chức tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria - Melbourne với 7 dân biểu tiểu bang tham dự. Các dân biểu này đã phổ biến một lá thư kêu gọi nhà cầm quyền VN trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Sự cố gắng không mệt mỏi của Bà Trần Thị Ngọc Minh đã thu hút được chú ý, quan tâm của công luận, của nhiều tổ chức, chính giới các nước. Tại hội nghị Asean ở Brunei, Ngoại trưởng Úc Bob Carr đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ông nói: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn.”, “Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả những người này”.

Được biết, Bà Minh được chính phủ Ba Lan cấp Visa tị nạn chính trị tạm thời 2 năm. Nói chuyện với Bà qua skype, tôi hỏi: “Chị có tính đến khi trở về VN, chị sẽ gặp rắc rối thậm chí nguy hiểm không? Bà bảo có chứ, nhưng nhất định tôi sẽ về.

Sự cố gắng không mệt mỏi xuất phát từ tình mẫu tử của Bà Trần Thị Ngọc Minh đã không uổng phí. Sứ mạng của Bà trong chuyến đi vận động quốc tế này về cơ bản đã hoàn thành. Nhưng còn biết bao tù nhân lương tâm hiện nay đang bị tù đày ở các trại giam trong điều kiện rất khắc nghiệt.

Không chỉ Đỗ Thị Minh Hạnh mà tất cả tù nhân lương tâm khác phải được trả tự do. Cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ, nhân quyền, vì tương lai tươi sáng của Đất nước, Dân tộc còn nhiều gian nan lắm.

27/6/2014

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

NGƯỜI YÊU NƯỚC ĐƯỢC TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN

Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù và đôi lời cảm tạ của Lao Động Việt

Lao Động Việt - Sau 4 năm 4 tháng bị hành hạ, cuối cùng cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã tự do, sau khi mấy tuần nay nhà cầm quyền đòi cô ký giấy nhưng cô cương quyết không ký. Trong khi đó, anh Đoàn Huy Chương, và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - người chia sẻ lý tưởng cũng như tình yêu với Hạnh - thì còn trong ngục tù với án 7 năm và 9 năm.



Hèn với giặc, ác với dân


Và vừa hèn vừa ác, suốt hơn 4 năm nay nhà cầm quyền CSVN cùng với tổ chức lao động, báo chí, quan tòa, công an, cai tù, và lực lượng côn đồ của họ, dùng bạo lực để đánh đập và bôi nhọ Chương-Hùng-Hạnh - như họ ác hại mọi người yêu nước khác.

Không những ác, không những hèn, nhà cầm quyền còn tưởng che mắt thế giới được bằng cách bắt người này thả người kia. Ngày nào những người yêu nước còn bị tù đày hoặc mất tích (như anh Lê Trí Tuệ), ngày đó còn tranh đấu. Ngày nào người lao động còn bị tước đoạt quyền nghiệp đoàn, ngày đó còn đấu tranh.

Lời cảm tạ của Lao Động Việt

Ngày 28-30/1/2010, 10.000 công nhân công ty giày Mỹ Phong đình công để chống bóc lột và phản đối đốc công người Hoa lăng mạ các nữ công nhân Việt là "đ…". Tháng 2/2010, Chương-Hùng-Hạnh bị bắt. Từ đó đến nay, rất nhiều người nhiều nhóm đã giúp đỡ, lên tiếng, tranh đấu - trong đó có nhiều ngàn đồng bào ngoài và trong nước, hơn 4 ngàn thành viên nghiệp đoàn khắp thế giới, và hàng chục cơ quan truyền thông và mạng xã hội.

Kính thưa quý vị nói trên mà Lao Động Việt chưa được biết tên, và những ai chúng tôi biết tên & liệt kê dưới đây theo thứ tự từng năm - Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành, và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việt tranh đấu cho Chương, Hùng, mọi tù nhân lương tâm, và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt:

NĂM 2010

Chỉ trong vòng vài ngày sau khi Chương-Hùng-Hạnh bị bắt, các ông Tony Sheldon, Paul Howes, và Barry Tubner huy động các nghiệp đoàn của họ ở Úc (vận tải TWU, xưởng máy AWU, may mặc TCFUA) cũng như vận động với các liên đoàn thế giới ITF, IMF, v.v.. Từ đó đến nay, họ tiếp tục giúp đỡ các nhóm thành viên trong Lao Động Việtđể tranh đấu cho Chương-Hùng-Hạnh. Họ cũng hỗ trợ LĐV để một số công nhân VN tại Mã Lai thành lập được vài nghiệp đoàn hoặc gia nhập nghiệp đoàn của Mã Lai - đó chính là một hoài bão của Hạnh khi cô ghé Mã Lai năm 2009

Ông Joe De Bruyn, TTK, huy động nghiệp đoàn SDA ở Úc của ông, vận động với liên đoàn thế giới ngành bán lẻ UNI, và lên tiếng với Ngoại Trưởng Úc

Đức Tổng Giám Mục George Pell ở Sydney lên tiếng với ngoại trưởng Úc sau khi ngài được thông báo bởi ông Paul Howes và ông Andrew Casey, viên chức AWU

Nhóm LabourStart tung ra chiến dịch online năm 2010, và trong đại hội ở Sydney của họ năm 2012 cũng nung lại trường hợp Chương-Hùng-Hạnh

Hưởng ứng chiến dịch online của LabourStart, 4.189 người ký tên trong thư chung, và 2.533 người ghi danh trên Facebook Cause của LS. Họ là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn khắp thế giới (New Zealand, Do Thái, Hong Kong, v.v.)

Human Rights Watch và Amnesty International, mỗi tổ chức lên tiếng mấy lần bằng thông cáo, bản tường trình, hoặc khi vận động với QH

Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc chính thức ra Nghị Quyết, vận động với chính quyền Úc, với ITUC, hỗ trợ chiến dịch của LS, và muốn gởi phái đoàn ACTU đến VN để thăm 3 gia đình, nhưng Hà Nội không cấp chiếu khán

Chính quyền Úc bắt đầu lên tiếng với Hà Nội. Năm 2013, sau khi đích thân lên tiếng trong cuộc họp riêng với CSVN, Ngoại Trưởng Bob Carr viết tweet trên Twitter để lên tiếng trên công luận, việc này rất hiếm khi xảy ra

NĂM 2011

Liên đoàn thế giới ngành vận tải (ITF), ngành xưởng máy (IMF), và tổng liên đoàn thế giới ITUC lên tiếng, qua các bản báo 2010 và 2011 của ITUC, qua thư gởi Hà Nội, hoặc trong các bản tin nội bộ

Nghiệp đoàn xưởng máy của Nhật, IMF-JC, một thành viên của liên nghiệp đoàn IMF, gởi viên chức Shinya Iwai đến VN thăm 3 gia đình. Sau khi về Nhật, ông báo cáo trong tờ báo nội bộ của IMF-JC

NĂM 2012

Nhóm Freedom Now nộp hồ sơ đến WGAD (Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Đặc Trách về Giam Vô Cớ của LHQ), FN cũng ráo riết vận động với Quốc Hội và hành pháp Hoa Kỳ.

Khối 1706 và đài Việt Nam Sydney Radio cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình ngay khi biết tin phái đoàn CSVN đến xin ACTU viện trợ, trưng hình của 3 người này, và qua đó đã thông tin cho nhiều viên chức nghiệp đoàn ở Sydney về Chương-Hùng-Hạnh

NĂM 2013

Dân Biểu Chris Hayes ở Úc lên tiếng, và từ đó đến nay không ngừng nghỉ

Trả lời đơn của Freedom Now, đầu năm 2013 WGAD ra bản Tuyên Bố bác bỏ lời bào chữa của Hà Nội, đòi trả tự do vô điều kiện, và đòi bồi thường

Chủ Tịch Thượng viện Borusiewic của Ba Lan đòi trả tự do cho họ khi một phái đoàn CSVN viếng thăm - theo ký giả Aleksandra Szyłło trên báo Gazeta Wyborcza, tờ báo lớn nhất của Ba Lan

NĂM 2014

11 DB Mỹ - Frank Wolf, James McGovern, Michael Honda, Randall Hultgren, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Christopher Smith, Sheila Jackson Lee, Chris Van Hollen, Alan Lowenthal, George Miller - ký thư chung. Bản tin của Freedom Now nói 11 DB đã nêu đích danh Chương-Hùng-Hạnh, đòi CSVN trả tự do

BPSOS vận động với lập pháp và hành pháp Mỹ, tạo ra nhiều kết quả, trong đó có DB Chris Van Hollen đã đỡ đầu cho Hạnh

Khối 8406 ở Úc tổ chức chuyến đi vòng quanh luc địa Úc cho bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh. Cả ngàn đồng hương đã tham dự và hỗ trợ

Dân Biểu Luke Donnellan cùng 6 DB khảc thuộc Nghị Viện Victoria của Úc viết thư chung đến Hà Nội

VP Melbourne của Ân Xá Quốc Tế cho hay rằng VP trung ương tại Luân Đôn đang chuẩn bị để tung ra chiến dịch tranh đấu

Lao Động Việt
GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.