Truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì tới Việt Nam là một thắng lợi ngoại giao và tinh thần đối với Trung Quốc.
Shannon Tiezzi | The Diplomat | 20.6.2014
Lê Anh Hùng dịch
Các cơ quan truyền thông nước ngoài (trong đó cóThe Diplomat) đã không nhìn thấy nhiều hy vọng cho một bước đột phá trong quan hệ Trung–Việt khi Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Hà Nội tuần này. “Căng thẳng Việt-Trung không giảm nhiệt”, tờ The New York Times cho hay. BBC chạy hàng tít nổi bật ““Hội đàm Việt-Trung bế tắc”, còn Reuters thì đưa tin “Trung Quốc trách mắng Việt Nam vì ‘thổi phổng’ vụ giàn khoan HD981”.
Truyền thông Trung Quốc thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác, với vẻ lạc quan lớn hơn nhiều. “Trung Quốc và Việt Nam nhất trí xử lý thoả đáng các vấn đề song phương nhạy cảm”, Tân Hoa Xã đưa tin trong ấn bản Tiếng Anh. “Bắc Kinh và Hà Nội cam kết xử lý bất đồng”, Nhân Dân Nhật Báo nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến công du của Dương Khiết Trì do CCTV thực hiện lại hướng sự chú ý vào tuyên bố của ông ta rằng ngay cả khi quan hệ Trung-Việt tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện tại thì hai bên cũng phải nghĩ cách để sớm giải quyết vấn đề. Dựa trên báo chí Trung Quốc thì các cuộc gặp gỡ của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.
Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng thoả hiệp. Trái lại, mỗi bài viết đều chứa đựng những tuyên bố quen thuộc của Trung Quốc rằng giàn khoan dầu là chuyện riêng của Trung Quốc, và Việt Nam cần chấm dứt việc quấy nhiễu bất hợp pháp hoạt động của giàn khoan. Thay vào đó, báo chí Trung Quốc lại hàm ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Khác với truyền thông Việt Nam và phương Tây, báo chí Trung Quốc không đưa tin về việc Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Thay vì thế, các bài báo của Tân Hoa Xã lại nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí “giải quyết thoả đáng các vấn đề song phương”, không quốc tế hoá tranh chấp trên Biển Đông, và không để căng thẳng trên biển ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương lớn hơn.
Dĩ nhiên, nếu Việt Nam thực sự đồng ý “xử lý thoả đáng các vấn đề song phương” theo như định nghĩa của Trung Quốc thì cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu coi như đã qua. Thay vì thế, Hà Nội lại có ý tưởng rất khác về khái niệm “xử lý thoả đáng” – theo cách hiểu của họ, Trung Quốc chính là bên đã hành xử “không thoả đáng” khi xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách phớt lờ việc đề cập đến cách hiểu chung của hai bên trong các bài viết, báo chí Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải kêu ca khi Việt Nam tiếp tục phản đối giàn khoan.
Báo chí Trung Quốc còn mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì không chỉ là một thắng lợi về mặt ngoại giao mà cả về mặt tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Hà Nội bản thân nó đã là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Theo Tân Hoa Xã, chuyến thăm của Dương Khiết Trì là một bằng chứng về “sự chân thành muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại cũng như sự cao thượng vĩ đại” của Trung Quốc. CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đến Hà Nội để giúp “đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn”.
Giọng điệu của những bài viết trên báo chí Trung Quốc mô tả Dương Khiết Trì như thể một thầy giáo kiên nhẫn được phái đến để xử lý một sinh viên đặc biệt ngang bướng. Thái độ này thể hiện rõ nhất ở Hoàn Cầu, một tờ báo mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của Dương Khiết Trì như một món quà từ Trung Quốc, đem tới cho Việt Nam thêm một cơ hội nữa để “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”. Chức trách của Dương Khiết Trì ở Hà Nội là nhằm “làm rõ vấn đề mấu chốt và những quan điểm khác nhau” về tình hình. Khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn Cầu viết, Trung Quốc đã “thúc giục ‘đứa con chơi hoang trở về nhà’”. Theo lối diễn giải này thì dường như Dương Khiết Trì không phải đến Hà Nội để thực sự đối thoại, mà chỉ đơn giản là thuyết giảng.
Các bài viết trên báo chí Trung Quốc, bất chấp tính tích cực của chúng, nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng tiếp tục diễn ra âm ỷ. Mỗi câu chuyện đều nhấn mạnh việc Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan của Trung Quốc, cũng như thái độ kiên nhẫn và đại lượng của Trung Quốc trong việc xử lý những hành động khiêu khích đó bằng cách cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam để hội đàm. Các bài viết còn nhấn mạnh sự đồng thuận mà hai bên đạt được trong các cuộc gặp; những lời lẽ này sẽ được sử dụng để nhằm vào Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay. Truyền thông Trung Quốc đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng giờ đây trách nhiệm của Việt Nam là phản ứng đúng đắn trước màn dạo đầu của Trung Quốc, bằng cách chấm dứt những hành động can thiệp và phản đối giàn khoan của Trung Quốc. Chẳng hạn, bài viết trên tờ Hoàn Cầu kết thúc với lời cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan sát xem liệu Việt Nam có “nói đi đôi với làm” sau cuộc gặp với Dương Khiết Trì hay không.
Nguồn: The Diplomat
Nguồn: Blog Lê Anh Hùng
Truyền thông Trung Quốc thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác, với vẻ lạc quan lớn hơn nhiều. “Trung Quốc và Việt Nam nhất trí xử lý thoả đáng các vấn đề song phương nhạy cảm”, Tân Hoa Xã đưa tin trong ấn bản Tiếng Anh. “Bắc Kinh và Hà Nội cam kết xử lý bất đồng”, Nhân Dân Nhật Báo nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến công du của Dương Khiết Trì do CCTV thực hiện lại hướng sự chú ý vào tuyên bố của ông ta rằng ngay cả khi quan hệ Trung-Việt tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện tại thì hai bên cũng phải nghĩ cách để sớm giải quyết vấn đề. Dựa trên báo chí Trung Quốc thì các cuộc gặp gỡ của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.
Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng thoả hiệp. Trái lại, mỗi bài viết đều chứa đựng những tuyên bố quen thuộc của Trung Quốc rằng giàn khoan dầu là chuyện riêng của Trung Quốc, và Việt Nam cần chấm dứt việc quấy nhiễu bất hợp pháp hoạt động của giàn khoan. Thay vào đó, báo chí Trung Quốc lại hàm ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Khác với truyền thông Việt Nam và phương Tây, báo chí Trung Quốc không đưa tin về việc Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Thay vì thế, các bài báo của Tân Hoa Xã lại nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí “giải quyết thoả đáng các vấn đề song phương”, không quốc tế hoá tranh chấp trên Biển Đông, và không để căng thẳng trên biển ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương lớn hơn.
Dĩ nhiên, nếu Việt Nam thực sự đồng ý “xử lý thoả đáng các vấn đề song phương” theo như định nghĩa của Trung Quốc thì cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu coi như đã qua. Thay vì thế, Hà Nội lại có ý tưởng rất khác về khái niệm “xử lý thoả đáng” – theo cách hiểu của họ, Trung Quốc chính là bên đã hành xử “không thoả đáng” khi xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách phớt lờ việc đề cập đến cách hiểu chung của hai bên trong các bài viết, báo chí Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải kêu ca khi Việt Nam tiếp tục phản đối giàn khoan.
Báo chí Trung Quốc còn mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì không chỉ là một thắng lợi về mặt ngoại giao mà cả về mặt tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Hà Nội bản thân nó đã là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Theo Tân Hoa Xã, chuyến thăm của Dương Khiết Trì là một bằng chứng về “sự chân thành muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại cũng như sự cao thượng vĩ đại” của Trung Quốc. CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đến Hà Nội để giúp “đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn”.
Giọng điệu của những bài viết trên báo chí Trung Quốc mô tả Dương Khiết Trì như thể một thầy giáo kiên nhẫn được phái đến để xử lý một sinh viên đặc biệt ngang bướng. Thái độ này thể hiện rõ nhất ở Hoàn Cầu, một tờ báo mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của Dương Khiết Trì như một món quà từ Trung Quốc, đem tới cho Việt Nam thêm một cơ hội nữa để “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”. Chức trách của Dương Khiết Trì ở Hà Nội là nhằm “làm rõ vấn đề mấu chốt và những quan điểm khác nhau” về tình hình. Khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn Cầu viết, Trung Quốc đã “thúc giục ‘đứa con chơi hoang trở về nhà’”. Theo lối diễn giải này thì dường như Dương Khiết Trì không phải đến Hà Nội để thực sự đối thoại, mà chỉ đơn giản là thuyết giảng.
Các bài viết trên báo chí Trung Quốc, bất chấp tính tích cực của chúng, nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng tiếp tục diễn ra âm ỷ. Mỗi câu chuyện đều nhấn mạnh việc Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan của Trung Quốc, cũng như thái độ kiên nhẫn và đại lượng của Trung Quốc trong việc xử lý những hành động khiêu khích đó bằng cách cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam để hội đàm. Các bài viết còn nhấn mạnh sự đồng thuận mà hai bên đạt được trong các cuộc gặp; những lời lẽ này sẽ được sử dụng để nhằm vào Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay. Truyền thông Trung Quốc đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng giờ đây trách nhiệm của Việt Nam là phản ứng đúng đắn trước màn dạo đầu của Trung Quốc, bằng cách chấm dứt những hành động can thiệp và phản đối giàn khoan của Trung Quốc. Chẳng hạn, bài viết trên tờ Hoàn Cầu kết thúc với lời cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan sát xem liệu Việt Nam có “nói đi đôi với làm” sau cuộc gặp với Dương Khiết Trì hay không.
Nguồn: The Diplomat
Nguồn: Blog Lê Anh Hùng