BBC: Bắc Kinh đưa thêm ba giàn khoan vào Biển Đông, trong lúc Hà Nội giải tán biểu tình phản đối Trung Quốc.
Hãng thông tấn Reuters ngày 20/6 dẫn tọa độ được đăng tải trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết các giàn khoan Nam Hải số 2 và Nam Hải số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Trước đó, cơ quan này cũng đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần bờ biển Việt Nam hơn.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, được báo trong nước dẫn lời nói hôm 19/6 rằng tọa độ mới của Nam Hải số 9 "nằm sâu trong thềm lục địa Trung Quốc".
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng thông báo đang có 4 dự án sắp đưa vào sử dụng ở phía đông và tây Biển Đông vào sau giữa năm 2014, theo Reuters.
Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan này có phải là những dự án nói trên hay không.
Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.
Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”.
Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chiều tối ngày 19/6 đã bị giải tán nhanh chóng
'Giải tán nhanh chóng'
Trong một diễn biến khác, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/6 đã nhanh chóng bị giải tán.
Một nhà hoạt động trong nước nói với BBC nhiều người tham gia biểu tình đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục bắt giữ.
BBC đã liên lạc với công an phường Lý Thái Tổ, Hà Nội, và được cho biết tất cả những người này đã được trả tự do trong ngày 19/6.
Trả lời BBC ngày 20/6, blogger Lê Thiện Nhân cho biết chiều 19/6, hơn 20 người đã tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ, hô lớn khẩu hiệu chống Trung Quốc.
"Chi tiết về cuộc biểu tình đã được thông báo trước đó trên Facebook của Câu lạc bộ No-U Hà Nội," ông nói.
"Chỉ 5 phút sau đó, công an xông vào cướp băng rôn và bắt giữ tổng cộng chín người".
"Blogger Anh Chí trong nhóm chúng tôi hô lên 'công an đánh người' thì bị kẹp cổ và bịt miệng lôi đi'.
"Họ tách chúng tôi ra thành các nhóm nhỏ và đẩy lên xe đưa về các đồn công an phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ."
"Khi vào đến đồn họ chia từng người ra mỗi phòng và cho nhân viên ra làm việc. Họ nói chúng tôi vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, phải bị phạt hành chính."
"Tôi từ chối toàn bộ nội dung họ đưa ra, yêu cầu họ lập biên bản ghi đúng là họ giật băng rôn, bắt tôi về đồn khi tôi đang biểu tình chống trung quốc xâm lược."
Ông Nhân cho biết những người bị bắt giữ đã trở về nhà trong tối 19/6.
Báo Trung Quốc nói chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là cơ hội cho Hà Nội "kiềm chế trước khi quá trễ"
'Đứa con hoang đàng'
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.
Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã.
Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Ngày 19/6, Bấmphiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".
Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".
Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.
Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã.
Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Ngày 19/6, Bấmphiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".
Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".
Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
--------------------------------
Trung Quốc dùng nhiều giàn khoan để lấn những bước dài
Việc Trung Quốc đưa nhiều giàn khoan ra khu vực Biển Đông được các chuyên gia nước này tô vẽ là một "bước đi chiến lược" nhằm gây sức ép tinh thần và thách thức các nước láng giềng.
Trung Quốc đưa thêm giàn khoan dầu ra Biển Đông
"Sự gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ đánh mạnh vào tinh thần của Việt Nam và Philippines", Global Times dẫn lời Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói. Ông ta gọi việc điều động giàn khoan của Trung Quốc là một "bước đi chiến lược".
Nhận định của ông Zhuang được đưa ra sau khi Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo di chuyển giàn khoan Nam Hải 9, trên Biển Đông từ ngày 18 đến 20/6. Nam Hải 9 là chiếc lớn thứ hai trong số các giàn khoan của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Vị trí mới của Nam Hải 9 nằm trên thềm lục địa Trung Quốc, phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Tọa độ này gợi ý rằng vị trí cuối cùng sẽ nằm gần hoặc ngay trên đường cách đều giữa Việt Nam và đảo Hải Nam", New York Times dẫn lời bà Holly Morrow, nhà nghiên cứu chương trình địa chính trị vì năng lượng thuộc Đại học Harvard, nói. Theo bà Morrow, bằng việc đưa thêm giàn khoan, có thể Trung Quốc muốn nhấn mạnh quan điểm tất cả các hoạt động khoan dầu đều là bình thường.
Theo Diplomat, giàn khoan Nam Hải 9 sẽ không khiêu khích Việt Nam với quy mô như Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, thời điểm Trung Quốc thông báo về hoạt động này khá là bất thường, khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa ở Hà Nội để thảo luận về vấn đề với các quan chức Việt Nam, nhằm đưa quan hệ song phương trở lại bình thường.
Trung Quốc di chuyển thêm ba giàn khoan
MSA còn thông báo đang di chuyển thêm ba giàn khoan dầu trên Biển Đông. Trong đó, giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được điều động tới khu vực nằm giữa miền nam Trung Quốc và chuỗi đảo có tên quốc tế là Pratas, Trung Quốc gọi là Đông Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng. Giàn khoan Nam Hải 4 được kéo về gần bờ biển Trung Quốc, Reuters cho hay.
MSA không cung cấp tên đơn vị chủ sở hữu ba giàn khoan và nói rằng chúng sẽ tới vị trí vào ngày 12/8.
CNOOC thông báo công ty có 4 dự án mới dự kiến triển khai tại vùng biển phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa cuối năm 2014.
Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan trên có nằm trong những dự án này hay không. Phát ngôn viên CNOOC từ chối bình luận nhưng cho biết rằng công ty này từ lâu đã muốn thúc đẩy sản xuất, thăm dò ở những vùng nước sâu ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC tuyên bố sẽ tăng một phần ba ngân sách thường niên cho năm 2014, lên gần 20 tỷ USD.
Trung Quốc đưa thêm giàn khoan dầu ra Biển Đông
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
"Sự gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ đánh mạnh vào tinh thần của Việt Nam và Philippines", Global Times dẫn lời Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói. Ông ta gọi việc điều động giàn khoan của Trung Quốc là một "bước đi chiến lược".
Nhận định của ông Zhuang được đưa ra sau khi Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo di chuyển giàn khoan Nam Hải 9, trên Biển Đông từ ngày 18 đến 20/6. Nam Hải 9 là chiếc lớn thứ hai trong số các giàn khoan của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Vị trí mới của Nam Hải 9 nằm trên thềm lục địa Trung Quốc, phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Tọa độ này gợi ý rằng vị trí cuối cùng sẽ nằm gần hoặc ngay trên đường cách đều giữa Việt Nam và đảo Hải Nam", New York Times dẫn lời bà Holly Morrow, nhà nghiên cứu chương trình địa chính trị vì năng lượng thuộc Đại học Harvard, nói. Theo bà Morrow, bằng việc đưa thêm giàn khoan, có thể Trung Quốc muốn nhấn mạnh quan điểm tất cả các hoạt động khoan dầu đều là bình thường.
Theo Diplomat, giàn khoan Nam Hải 9 sẽ không khiêu khích Việt Nam với quy mô như Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, thời điểm Trung Quốc thông báo về hoạt động này khá là bất thường, khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa ở Hà Nội để thảo luận về vấn đề với các quan chức Việt Nam, nhằm đưa quan hệ song phương trở lại bình thường.
Trung Quốc di chuyển thêm ba giàn khoan
MSA còn thông báo đang di chuyển thêm ba giàn khoan dầu trên Biển Đông. Trong đó, giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được điều động tới khu vực nằm giữa miền nam Trung Quốc và chuỗi đảo có tên quốc tế là Pratas, Trung Quốc gọi là Đông Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng. Giàn khoan Nam Hải 4 được kéo về gần bờ biển Trung Quốc, Reuters cho hay.
MSA không cung cấp tên đơn vị chủ sở hữu ba giàn khoan và nói rằng chúng sẽ tới vị trí vào ngày 12/8.
CNOOC thông báo công ty có 4 dự án mới dự kiến triển khai tại vùng biển phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa cuối năm 2014.
Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan trên có nằm trong những dự án này hay không. Phát ngôn viên CNOOC từ chối bình luận nhưng cho biết rằng công ty này từ lâu đã muốn thúc đẩy sản xuất, thăm dò ở những vùng nước sâu ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC tuyên bố sẽ tăng một phần ba ngân sách thường niên cho năm 2014, lên gần 20 tỷ USD.
Giàn khoan dầu Nam Hải 2 đang được điều động trên Biển Đông. Ảnh: Huanqiu
CNOOC hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò. Trung Quốc luôn duy trì hàng trăm tàu, máy bay, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự, tàu cá vỏ sắt hộ tống giàn khoan, cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam làm nhiệm vụ. Các lực lượng của Trung Quốc còn hung hăng, đâm va, phun vòi rồng... làm hư hỏng nhiều tàu và làm bị thương nhiều kiểm ngư viên của Việt Nam.
Việc làm của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tới quyền chủ quyền của Việt Nam. Hà Nội đã ba lần gửi công hàm thông báo rõ tình hình tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, đại diện các nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và các kênh khác nhau, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho đối thoại. Trung Quốc không những không đáp ứng tích cực yêu cầu của Việt Nam cũng như kêu gọi của cộng đồng quốc tế, mà còn tiếp tục những hành vi sai trái.
Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách đường 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn với 4 quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Căng thẳng trên Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây khi Bắc Kinh có những động thái ngày càng mạnh nhằm khẳng định chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích vùng biển này.
Như Tâm - Trọng Giáp