TQ đưa giàn khoan thứ hai 'gần VN hơn'
Cập nhật: 10:41 GMT - thứ năm, 19 tháng 6, 2014
Trung Quốc thông báo đang di chuyển giàn khoan thứ hai về hướng gần bờ biển của Việt Nam. Động thái trên diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước trong ngày 18/6 về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 19/6 đã có một số dao động trước thông tin trên, tuy nhiên sau đó đã nhanh chóng phục hồi trở lại.
Hãng thông tấn AP ngày 19/6 dẫn thông báo trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Nam Hải số 9 đang di chuyển khỏi vị trí hiện nay ở phía nam đảo Hải Nam và dự kiến sẽ đến vị trí mới vào ngày 20/6.
Theo nhận định của AP, phía Việt Nam sẽ không phản ứng gay gắt trước việc di chuyển giàn khoan thứ hai vì vị trí của nó nằm cách vùng biển nơi đang xảy ra va chạm khá xa về phía bắc.
Bản tin của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Nam Hải số 9 đang được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông đến tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ kinh Đông.
Báo trong nước trong cùng ngày 19/6 dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, cho biết tọa độ mới của giàn khoan này "nằm bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và là nơi hai bên đang bàn vòng 5 để phân định."
"Giàn khoan mới này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50-60 hải lý," ông nói.
Ông Đạm cũng cho hay tọa độ này cách đảo Lý Sơn 140 hải lý và cách đây 5-6 năm, Trung Quốc cũng đã đặt một số giàn khoan và đã tiến hành khoan dầu khí trong khu vực này.
"Việc Trung Quốc kéo thêm giàn khoan tới đây cũng bình thường" ông Đạm nói thêm.
Hãng tin AP cũng dẫn lời một quan chức ẩn danh của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói lập trường của Hà Nội là không nước nào nên có hành động đơn phương trong vùng biển tranh chấp, tuy nhiên Trung Quốc đã từng có hoạt động thăm dò trong khu vực này mà không gây ảnh hưởng gì đến quan hệ hai nước.
Trong chuyến thăm ngày 18/6, ông Dương đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.
Ông Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."
Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."
Nguồn: BBC.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 19/6 đã có một số dao động trước thông tin trên, tuy nhiên sau đó đã nhanh chóng phục hồi trở lại.
Hãng thông tấn AP ngày 19/6 dẫn thông báo trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Nam Hải số 9 đang di chuyển khỏi vị trí hiện nay ở phía nam đảo Hải Nam và dự kiến sẽ đến vị trí mới vào ngày 20/6.
Theo nhận định của AP, phía Việt Nam sẽ không phản ứng gay gắt trước việc di chuyển giàn khoan thứ hai vì vị trí của nó nằm cách vùng biển nơi đang xảy ra va chạm khá xa về phía bắc.
Bản tin của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Nam Hải số 9 đang được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông đến tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ kinh Đông.
Báo trong nước trong cùng ngày 19/6 dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, cho biết tọa độ mới của giàn khoan này "nằm bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và là nơi hai bên đang bàn vòng 5 để phân định."
"Giàn khoan mới này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50-60 hải lý," ông nói.
Ông Đạm cũng cho hay tọa độ này cách đảo Lý Sơn 140 hải lý và cách đây 5-6 năm, Trung Quốc cũng đã đặt một số giàn khoan và đã tiến hành khoan dầu khí trong khu vực này.
"Việc Trung Quốc kéo thêm giàn khoan tới đây cũng bình thường" ông Đạm nói thêm.
Hãng tin AP cũng dẫn lời một quan chức ẩn danh của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói lập trường của Hà Nội là không nước nào nên có hành động đơn phương trong vùng biển tranh chấp, tuy nhiên Trung Quốc đã từng có hoạt động thăm dò trong khu vực này mà không gây ảnh hưởng gì đến quan hệ hai nước.
'Thị trường dần thích nghi'
Thị trường chứng khoán của Việt Nam sáng 19/6 đã có một số dao động dường như sau khi tin trên được báo trong nước loan tải.
Chỉ số VN Index giảm 0,58% trong phiên sáng, xuống mức thấp nhất trong 10 ngày qua, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết sự phục hồi nhanh chóng sau đó cho thấy thị trường đang dần thích nghi với những tin tiêu cực liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lời BBC ngày 19/6, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó phòng phân tích Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định:
"Theo diễn biến của phiên hôm nay thì có thể thấy thị trường đang ngày quen dần với những thông tin dạng như thế này."
"Lần trước thì thị trường sụt giảm rất mạnh, nhiều phiên liên tiếp. Lần này thì thị trường đã phục hồi khá là sớm trở lại."
"Tất nhiên phản ứng phục hồi này chỉ mang tính thời điểm, nhưng nó cũng cho thấy nhà đầu tư cũng không bị tác động quá mạnh bởi thông tin này."
"Ngày hôm nay một yếu tố thứ 2 là việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, giảm giá VNĐ 1%. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố chi phối chính."
"Biến động tỷ giá đôla trong hệ thống ngân hàng đã xuất hiện từ cách đây một hai tuần và đã phần nào được phản ánh trước đó qua diễn biến giá cổ phiếu."
'Xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền'
Thông báo về việc dịch chuyển giàn khoan thứ hai được phía Trung Quốc đưa ra cùng ngày với chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tới Hà Nội.Trong chuyến thăm ngày 18/6, ông Dương đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.
Ông Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."
Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."
Nguồn: BBC.