ĐIỂM TIN BA SÀM

Tin thứ Năm, 10-07-2014

Tin được đưa lên mạng lúc 2h sáng và cập nhật liên tục tới 8h sáng. Tin trưa được cập nhật lúc 13-14h.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
BAO GIỜ SÁU NGƯ DÂN ĐƯỢC TRỞ VỀ ĐẤT MẸ? (Fishermen Stories). “Các lãnh đạo Việt Nam, những người có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, tối nay khi các vị trở về nhà, nhìn những đứa con trai, con gái của mình trên bàn ăn, hãy thử một lần tưởng tượng: Sẽ thế nào nếu con của các vị là những người ngư dân không may kia, là gia đình của những người ngư dân không may kia, những nạn nhân bất đắc dĩ trong cuộc chiến của lòng tham con người, những con tốt trên bàn cờ Biển Đông?” – NGƯ DÂN VIỆT NAM – NHỮNG TÙ NHÂN CHIẾN TRANH THỰC SỰ (FB Câu chuyện Ngư dân).
Kể từ khi 6 ngư dân bị TQ bắt giữ sáng 3-7, người dân không có bất kỳ thông tin gì về số phận của họ. Ngoài Hội Nghề cá Việt Nam có công văn phản đối vụ bắt giữ này hôm 8/7, hai ngày trước đó, Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội và “đề nghị” phía Trung Quốc thông báo cho Việt Nam biết vị trí tọa độ và lý do Trung Quốc bắt giữ tàu cá cùng 6 ngư dân này. Đến nay, gần 4 ngày trôi qua, người dân vẫn chưa có thông tin phía TQ có trả lời “đề nghị” này hay không, và nếu có thì họ đã trả lời như thế nào?
Các tổ chức, cá nhân Hỗ trợ gia đình các ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ, trong khi các cơ quan nhà nước vẫn tiếp tục kêu gọi Tập trung hỗ trợ ngư dân kiên cường bám biển. Dẫu họ biết rõ Cách hành xử vô nhân đạo của Trung Quốc là “mạn tính”, nhưng họ sẵn sàng đẩy ngư dân lên tuyến đầu chống giặc, không ngại đưa ngư dân đi vào chỗ chết. Rõ ràng là ngư dân đã bị mang ra làm những con tốt thí! Sinh mạng của mỗi ngư dân chỉ đáng giá vài triệu thôi sao?
Tiếp cận bằng giải pháp thương lượng có nguyên tắc (TTCT). “Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các quốc gia đã có tranh chấp với Trung Quốc (Philippines, Nhật Bản), các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển có thể sẽ rơi vào tranh chấp tương tự (Brunei, Malaysia và Đài Loan) và những nước có lợi ích kinh tế tại biển Đông (Ấn Độ, Úc và Mỹ) sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát biển Đông“.
Lá thư của đại sứ VN tại LHQ gửi ông tổng thư kí LHQ (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người gửi (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người gửi.  Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không ‘Excellency’. Đó là cách xưng vô lễ“.
Trung Quốc điều ba tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông (VNE). “Trung Quốc vừa triển khai ba tàu ngầm hạt nhân có khả năng mang tên lửa đạn đạo đến căn cứ ở Biển Đông, nhằm tăng cường sức mạnh ở khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều quốc gia“.   – Trung Quốc đã điều 3 chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân đến biển Đông (ANTĐ).   – Mỹ – Trung cùng lúc điều 6 tàu tên lửa, khu trục ra Biển Đông (TG). – Trung Quốc và Mỹ đưa tàu ngầm, tàu chiến vào Biển Đông (SM).
- Nhà thơ Trần Tiến Dũng: Nếu Đảng Cộng sản TQ không còn? (BBC). “Nếu chính thể Hà Nội hôm nay không có những quyết sách mạnh mẽ trước cận cảnh sụp đổ của Trung Quốc, thì chính sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh sẽ biến thể chế Hà Nội thành bạn đồng hành“.
Trung Quốc đã “tẩy não” người dân về Biển Đông ra sao? (PT). “Từ việc đưa các nội dung (sai lệch) về Biển Đông vào chương trình giảng dạy từ nhiều năm trước, đến việc lưu hành bản đồ khổ dọc, chính quyền Bắc Kinh rõ ràng đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho chiến dịch tuyên truyền, nhồi nhét vào tâm trí người dân nước này những quan niệm sai lầm về chủ quyền của Trung Quốc“.
Giống như TQ, Phía VN cũng đã “tẩy não” người dân. Đảng và nhà nước đã không dám nhận ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của VN’ bao nhiêu năm qua, khi người dân có những hoạt động liên quan đến việc khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thì bị bắt bớ, sách nhiễu, bị bắt bỏ tù. Cô Phạm Thanh Nghiên đã phải nhận bản án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế chỉ vì lý do ngồi nhà tọa kháng cùng biểu ngữ có dòng chữ: “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng”.
Cảm ơn Formosa Hà Tĩnh! (TT). “‘Sốc!’. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành thép, đã thốt lên như vậy khi nhìn vào nội dung các ưu đãi của dự án Formosa Hà Tĩnh“. – Biệt đãi Formosa: Việt Nam muốn được gì? (ĐV). Muốn được… sớm giao đất cho bọn “lạ”! “Với Formosa, các mục tiêu của một dự án FDI (hút công nghệ, vốn, lao động…) dường như đều đi ngược lại nhất là với cách ưu đãi đặc biệt cho dự án này”. – Không thành lập Khu Kinh tế đặc thù cho Dự án Formosa (TP). Đưa ý kiến thành lập đặc khu kinh tế để xem dư luận phản ứng ra sao, họ phản đối dữ quá, thôi thì ta… tạm ngưng.
Vô lý ầm ầm! (TT). “Thật khó hình dung khi UBND tỉnh này lấy lý do ‘không tuyển được lao động Việt Nam’, để cho Công ty China Chengda Engineering tuyển lao động Trung Quốc. Một quốc gia như Việt Nam có trên 90 triệu dân, hiện có tới trên 72.000 cử nhân và trình độ trên cử nhân đang lao đao tìm việc, khó có lý nào không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của China Chengda Engineering“.
Bài 19: Vì sao Trung Quốc “bơm” tiền vào các dự án nhiệt điện VN?    —   Bài 20: EVN “phớt lờ” chiến lược phát triển ngành điện?   –   Bài 21: “Khúc hòa tấu” cho vở kịch… “chỉ định thầu”?! (ĐSPL). “Câu hỏi đặt ra là vì sao các nhà thầu Trung Quốc luôn nắm trong tay các dự án nhiệt điện do EVN làm chủ đầu tư? Phải chăng việc chọn lựa này đã được ‘ngầm’ trao tay cho kẻ thắng? Và phải chăng, giá cả chỉ là ‘khúc hòa tấu’ cuối cùng cho màn kịch hoàn hảo?
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế và Quyền lợi Quốc gia (RFA). “Ngày nay, khi Bắc Kinh hiện nguyên hình đế quốc và trực tiếp uy hiếp Việt Nam thì nhà cầm quyền Hà Nội vẫn còn nói đến chuyện ‘bốn tốt và 16 chữ vàng’ vì lầm tưởng rằng quyền lợi của đảng là quyền lợi của quốc gia! Sự thật thì quyền lợi của đảng là quyền lợi của Trung Quốc. Bắc Kinh dùng đảng Cộng sản tại Hà Nội làm công cụ thôn tính Việt Nam“.
Xót xa những hình ảnh cuối của các nạn nhân máy bay rơi (ĐSPL).  – Chuyện những người nằm xuống (FB LS Lê Đức Minh). “Máy bay rơi trong phạm vi phi trường. Khi huấn luyện như thế thì chắc bộ phận cứu nạn cũng đã phải sẳn sàng. Thế mà tại hiện trường với hai sĩ quan trong tình trạng dỡ sống dõ chết không còn một mãnh áo quần trên thân thể, chỉ có hai ông trong quân phục không quân…đứng nhìn với một túi dung cụ y tế đơn sơ nằm trên mặt đất?
H1Điều tra lại vụ 5 công an đánh chết người (VNE). –Hủy bản án, điều tra lại vụ 5 công an dùng nhục hình(TT). – Vụ 5 công an đánh chết người: hủy án sơ thẩm điều tra lại (RFA). LS Võ An Đôn: “Tôi đưa ra 6 vấn đề nhưng điều bất thường nhất của phiên tòa là chủ tọa phiên tòa thường xuyên khủng bố luật sư và bên bị hại. Họ nói nếu  luật sư của bên bị hại mà nói những vấn đề gì nhạy cảm hoặc đi sâu vào vụ án thì chủ tọa hăm sẽ cho lực lượng công an bắt giữ hoặc đuổi ra tòa. Thường khi nói những chuyện nhạy cảm thì bị tắt micro không lên loa được“. =>
- Phú Yên: Gia đình nạn nhân tố cáo Phó trưởng công TP Tuy Hòa “đút lót” 20 triệu đồng (DT). “Bất ngờ đã xảy ra khi bà Ngô Thị Tuyết (chị gái nạn nhân Kiều) cho hay, trước phiên tòa xét xử phúc thẩm, đích thân ông Lê Đức Hoàn đã đến nhà bà đưa 20 triệu đồng rồi xin lỗi, mong gia đình bỏ qua. Tuy nhiên, gia đình bà không chấp nhận nhưng ông Hoàn vẫn cố tình để tiền lại“. Cần truy tố thêm tội hối lộ.
Lập 4 đoàn giám sát việc điều tra tham nhũng (VNN). Cần lập thêm vài đoàn giám sát, để giám sát 4 đoàn giám sát này. – Duy trì ”áp lực” phát hiện, điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng (LĐ).
1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: Truy cứu trách nhiệm thế nào? (ĐSPL).  “1.000 tỷ đồng để sửa vỉa hè là chuyện vô lý! Năm trước vừa làm xong, năm sau đã đào lên, vậy phải truy trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào?” - 1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: “Có tìm ra ông nào sai phạm không?” (Infonet). Anh Thăng, anh Thăng, anh đâu rồi?
Ảnh hàng trăm người vây cảnh sát giao thông gây xôn xao (VNE). – Côn đồ Kon Tum dàn cảnh gây hấn với CSGT (TT). Côn đồ là bạn của công an mà, bạn bè lại dàn cảnh gân hấn nhau?
Đại sứ TQ: ‘biểu tình chỉ gây loạn’ (BBC). Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh: “Tôi làm việc nhiều năm ở cả Anh Quốc và Hoa Kỳ nhưng theo tôi biết thì không có thủ tướng Anh hay tổng thống Mỹ nào được chọn ra từ cơ chế người dân đề cử”.
KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh: DN không “ngại” khi quan hệ thương mại với Trung Quốc xấu đi (LĐ). “Kim ngạch xuất khẩu của DN TP vào Trung Quốc đạt 1,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ… Kim ngạch nhập khẩu từ DN TP từ Trung Quốc đạt 3,04 USD, tăng 16% so với cùng kỳ“. Chỉ quyết tâm bằng miệng chẳng giải quyết được gì. Vấn đề là tìm phương cách để giảm nhập siêu từ TQ và tăng xuất siêu sang TQ.
VĂN HÓA-THỂ THAO
Vài tương đồng chính trong Văn học Việt Nam qua hai cuộc lánh nạn Cộng sản – Nhà văn Miền Nam và Mặc Đỗ trong Văn học Miền Nam Biển ngoài (Da Màu). “Năm 1975, khi người cộng sản chiếm nốt Miền Nam, một phần văn học Miền Nam sẽ di tản theo những tác giả của nó. Kẻ trước rồi người sau sẽ lại cùng nhau họp mặt trong một nền văn học khác, Văn học Biển- ngoài. Cả hai nền văn học này chỉ có thể tồn tại ngoài Cộng sản. Thế nên, một nền văn học Miền Nam mới đã xuất hiện ngoài Việt Nam“. Mời xem lại: II-VĂN HỌC VIỆT NAM BIỂN NGOÀI -Cuộc di tản ra khỏi Việt Nam, tháng 4. 1975/ Sống và viết trên một quê hương mới (Da Màu). II-Mặc Đỗ trăm năm: VĂN HỌC VIỆT NAM BIỂN NGOÀI -Cuộc di tản ra khỏi Việt Nam, tháng 4. 1975
LÃO GÙ Ở NGÃ BA SÔNG (Nguyễn Đình Bổn).
NGƯỜI LÀ HOA CỦA ĐẤT (Nguyễn Quang Vinh).
Tạp nhạp thi (Da Màu).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đề Sử: Hội tụ đủ hai yếu tố hay và lạ! (Infonet). – Chút tiếc nuối khi đọc đề Sử (LĐ). “Nhìn đến con số hàng nghìn lần mà báo chí thế giới nhắc đến sự kiện bãi Gạc Ma chỉ trong vòng hơn một tháng, chợt thấy có chút gì tiếc nuối khi đề Sử chưa kịp nhắc đến sự kiện ấy.  Đó là biểu hiện của một sự thiếu vắng lớn hơn. Và sự thiếu vắng ấy là một vấn đề đã được nhận thức“. – Môn Sử: Nhiều thí sinh “lệch tủ”, “cau mày” vì quá khó (Yeah).  – Đáp án đề thi đại học môn sử khối C năm 2014 (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Có cần lo ngại về bất bình đẳng tại Việt Nam? (LĐ). “Khảo sát về nhận thức của chúng tôi cho thấy bất bình đẳng về cơ hội được coi là hình thức bất bình đẳng đáng lo ngại nhất tại Việt Nam, đặc biệt ở nông thôn và người nghèo. Việt Nam nên nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ người Việt Nam phải có cơ hội như nhau trong cuộc sống, bất kể hoàn cảnh sinh ra chúng là gì“.
QUỐC TẾ
* RFA: + Sáng ; + Tối
* RFI:
* Video RFA: