Bất chấp lời kêu gọi giải tán của chính quyền, sinh viên và dân chúng Hồng Kông đấu tranh dân chủ đã tiếp tục biểu tình quyết liệt sáng hôm nay, 1-10, ngày Quốc khánh của Trung Quốc. Hàng chục nghìn người đã có mặt trên các ngã đường của thành phố Hồng Kông ngày hôm nay để tiếp tục đòi Trung Quốc rút kế hoạch bầu chọn ứng viên cho chức Hành chính Trưởng quan của đặc khu Hồng Kông vào năm 2017.
Trong lúc các nhà hoạt động đe dọa mở rộng chiến dịch bất tuân dân sự, Đặc khu trưởng Hồng Kông hiện tại, ông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh), trong ngày hôm qua 30-9 đã lên tiếng nói ông không từ chức theo như đòi hỏi của người biểu tình và kêu gọi chấm dứt ngay lnhững cuộc biểu tình; cùng lúc ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hồng Kông.
Cũng trong ngày hôm qua, phòng ngừa có cuộc trấn áp mạnh mẽ của Bắc Kinh trong những ngày sắp tới, những người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông đã chuẩn bị tăng cường đồ tiếp liệu và dựng lên thêm các rào cản. Sinh viên khẳng định với truyền thông tối qua rằng “Chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ ở lại đây suốt đêm, đêm nay sẽ rất quan trọng”.
Trong khi những người biểu tình tiếp tục áp lực, cắm trại qua đêm ngay trên đường phố quanh khu tài chánh, người ta đã không còn thấy bóng dáng cảnh sát chống bạo động tại các khu vực bị chiếm cứ. Chỉ thấy có các nhân viên cảnh sát dựng rào cản và canh chừng, nhưng không bắn hơi cay vào đám đông như những ngày cuối tuần vừa qua.
Phong trào Chiếm Trung (Chiếm cứ khu Trung Hoàn - Occupy Central) đã ấn định ngày hôm nay, thứ Tư là thời hạn chót để ông Leung đáp ứng những đòi hỏi của họ. Nếu không tổ chức này sẽ loan báo giai đoạn bất tuân dân sự kế tiếp, trong khi các lãnh tụ sinh viên cho biết sẽ leo thang hành động, đẩy mạnh phong trào bất tuân dân sự trong những ngày sắp tới, nhằm chiếm thêm nhiều trụ sở và nhiều con đường nếu ông Leung không tiếp xúc giải quyết các yêu sách đưa ra.
Sáng nay, trước khi lễ Quốc Khánh diễn ra, nhiều người biểu tình đã đổ ra khu trung tâm của Hong Kong, gần nơi các cuộc lễ lạc dự định tiến hành trong ngày Quốc Khánh.
Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông một số cũng đã tập trung về quảng trường Bauhinia, nơi diễn ra lễ thượng cờ mừng ngày Quốc khánh TQ, 1-10. Đặc khu trưởng Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) cũng đã có mặt tại đây.
Tin ghi nhận cho biết Lễ thượng cờ mừng Quốc khánh đã diễn ra suôn sẻ trong hòa bình. Thủ lĩnh nhóm Scholarism Joshua Wong cũng đã đến đây và cùng các sinh viên vào được quảng trường. Các sinh viên và người biểu tình đứng quan sát và quay lưng lại, hai tay bắt chéo thành hình chữ X ngang đầu, trong khi lá cờ Trung quốc được kéo lên sáng nay. Khi Đặc khu trưởng Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) bước vào, các người biểu tình đã hô to khẩu hiệu kêu gọi "từ chức" nhắm vào ông với khẩu hiệu "689 từ chức đi!". Được biết 689 là số phiếu ông Leung giành được từ số phiếu hội đồng gồm 1.200 người có quyền bầu Trưởng đặc khu Hồng Kông. Vài ngày trước, chính quyền Hong Kong đã phải thông báo hủy bỏ lễ bắn pháo hoa mừng Quốc khánh vào buổi tối nay.
Tưởng cũng cần nhắc lại, Anh quốc đã chuyển giao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997, được xem như Đặc khu với mô hình xã hội bảo đảm các quyền tự do khác với ở đại lục, như quyền tự do ngôn luận và biểu tình.
Giới quan sát cho rằng các cuộc biểu tình hiện nay được xem như thách thức trực tiếp cho sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với nền chính trị của Hồng Kông. Theo các nhà quan sát, lãnh đạo Đảng CSTQ lo ngại rằng lời kêu gọi dân chủ có thể lan rộng ra các nơi trong Hoa lục. Một số người lo ngại rằng biểu tình sẽ ảnh hưởng quan hệ với Bắc Kinh và gây xáo trộn thiệt hại cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Hồng Kông ngày hôm nay sụt giảm đáng kể. Những cuộc biểu tình cũng làm các nhà đầu tư lo ngại. Nhiều cửa hàng dọc theo các trạm xe điện ngầm và trạm xe buýt vẫn còn đóng cửa vì những cuộc biểu tình.
Tin tức về đợt biểu tình này bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc, trong khi báo chí nhà nước Trung quốc luôn cáo buộc nói là có bàn tay của "lực lượng đối lập cực đoan" trong vụ này.
Cuộc biểu tình đòi tự do dân của của dân Hồng Kông, đặc biệt với Phong trào bất tuân dân sự hiện nay được coi là chiến dịch đòi dân chủ rầm rộ nhất ở Hong Kong trong nhiều năm qua. Nó được nhiều giới trong quần chúng ở Việt Nam, quan tâm theo dõi trong suốt hơn tuần qua. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cũng đang là một đề tài được các cư dân mạng ở Việt Nam, nhất là những người hoạt động dân chủ có tiếng nói trái chiều với chính phủ, so sánh bình luận nhiều.
Riêng những người Việt sinh sống và làm việc ở Hồng Kông cũng bày tỏ sự "ủng hộ" các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và cho biết họ quan tâm theo dõi sát các cuộc xuống đường của hàng nghìn người dân địa phương tại đây.
Nói chuyện trên đài VOA hôm nay, Chị Hằng, một công nhân làm việc ở Hong Kong 8 năm qua, kể: “…Bên này người ta biểu tình hòa bình, chứ không có đánh lộn nhau, không có cướp của, trộm cắp của nhau như ở Việt Nam mình. Không có vấn đề gì phải lo bởi vì con người ta văn minh, không phải như Việt Nam. Người ta cũng có một tấm lòng là muốn đòi lại quyền tự do thôi, chứ không phải muốn đánh nhau. Họ yêu cầu về độc lập dân chủ, đòi quyền tự do để cho người ta được bầu cử thoải mái”. Chị còn cho biết "… Bây giờ cả đất nước đều thảo luận về vấn đề này mà. Không biết là có mang lại thay đổi hay không, nhưng quyền lợi của con người thì mình cũng phải làm. Nếu như mình không đòi quyền lợi, thì sau này đời con, đời cháu mình sẽ không có quyền tự do được phép chọn lựa nữa.”
Chị Thủy, một công nhân Việt cùng làm việc tại Hồng Kông thì cho biết: "… Bọn em cũng nói chuyện, mình phải đấu tranh vì quyền lợi của mình. Mình sống ở đây cho nên mình cũng phải quan tâm”.
Tinh thần và lý tưởng của các học sinh và sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua đã tác động phần nào tới giới trẻ ở Việt Nam, dù chưa bộc lộ rõ.
Trong lúc các nhà hoạt động đe dọa mở rộng chiến dịch bất tuân dân sự, Đặc khu trưởng Hồng Kông hiện tại, ông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh), trong ngày hôm qua 30-9 đã lên tiếng nói ông không từ chức theo như đòi hỏi của người biểu tình và kêu gọi chấm dứt ngay lnhững cuộc biểu tình; cùng lúc ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hồng Kông.
Cũng trong ngày hôm qua, phòng ngừa có cuộc trấn áp mạnh mẽ của Bắc Kinh trong những ngày sắp tới, những người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông đã chuẩn bị tăng cường đồ tiếp liệu và dựng lên thêm các rào cản. Sinh viên khẳng định với truyền thông tối qua rằng “Chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ ở lại đây suốt đêm, đêm nay sẽ rất quan trọng”.
Trong khi những người biểu tình tiếp tục áp lực, cắm trại qua đêm ngay trên đường phố quanh khu tài chánh, người ta đã không còn thấy bóng dáng cảnh sát chống bạo động tại các khu vực bị chiếm cứ. Chỉ thấy có các nhân viên cảnh sát dựng rào cản và canh chừng, nhưng không bắn hơi cay vào đám đông như những ngày cuối tuần vừa qua.
Phong trào Chiếm Trung (Chiếm cứ khu Trung Hoàn - Occupy Central) đã ấn định ngày hôm nay, thứ Tư là thời hạn chót để ông Leung đáp ứng những đòi hỏi của họ. Nếu không tổ chức này sẽ loan báo giai đoạn bất tuân dân sự kế tiếp, trong khi các lãnh tụ sinh viên cho biết sẽ leo thang hành động, đẩy mạnh phong trào bất tuân dân sự trong những ngày sắp tới, nhằm chiếm thêm nhiều trụ sở và nhiều con đường nếu ông Leung không tiếp xúc giải quyết các yêu sách đưa ra.
Sáng nay, trước khi lễ Quốc Khánh diễn ra, nhiều người biểu tình đã đổ ra khu trung tâm của Hong Kong, gần nơi các cuộc lễ lạc dự định tiến hành trong ngày Quốc Khánh.
Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông một số cũng đã tập trung về quảng trường Bauhinia, nơi diễn ra lễ thượng cờ mừng ngày Quốc khánh TQ, 1-10. Đặc khu trưởng Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) cũng đã có mặt tại đây.
Tin ghi nhận cho biết Lễ thượng cờ mừng Quốc khánh đã diễn ra suôn sẻ trong hòa bình. Thủ lĩnh nhóm Scholarism Joshua Wong cũng đã đến đây và cùng các sinh viên vào được quảng trường. Các sinh viên và người biểu tình đứng quan sát và quay lưng lại, hai tay bắt chéo thành hình chữ X ngang đầu, trong khi lá cờ Trung quốc được kéo lên sáng nay. Khi Đặc khu trưởng Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) bước vào, các người biểu tình đã hô to khẩu hiệu kêu gọi "từ chức" nhắm vào ông với khẩu hiệu "689 từ chức đi!". Được biết 689 là số phiếu ông Leung giành được từ số phiếu hội đồng gồm 1.200 người có quyền bầu Trưởng đặc khu Hồng Kông. Vài ngày trước, chính quyền Hong Kong đã phải thông báo hủy bỏ lễ bắn pháo hoa mừng Quốc khánh vào buổi tối nay.
Tưởng cũng cần nhắc lại, Anh quốc đã chuyển giao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997, được xem như Đặc khu với mô hình xã hội bảo đảm các quyền tự do khác với ở đại lục, như quyền tự do ngôn luận và biểu tình.
Giới quan sát cho rằng các cuộc biểu tình hiện nay được xem như thách thức trực tiếp cho sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với nền chính trị của Hồng Kông. Theo các nhà quan sát, lãnh đạo Đảng CSTQ lo ngại rằng lời kêu gọi dân chủ có thể lan rộng ra các nơi trong Hoa lục. Một số người lo ngại rằng biểu tình sẽ ảnh hưởng quan hệ với Bắc Kinh và gây xáo trộn thiệt hại cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Hồng Kông ngày hôm nay sụt giảm đáng kể. Những cuộc biểu tình cũng làm các nhà đầu tư lo ngại. Nhiều cửa hàng dọc theo các trạm xe điện ngầm và trạm xe buýt vẫn còn đóng cửa vì những cuộc biểu tình.
Tin tức về đợt biểu tình này bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc, trong khi báo chí nhà nước Trung quốc luôn cáo buộc nói là có bàn tay của "lực lượng đối lập cực đoan" trong vụ này.
Cuộc biểu tình đòi tự do dân của của dân Hồng Kông, đặc biệt với Phong trào bất tuân dân sự hiện nay được coi là chiến dịch đòi dân chủ rầm rộ nhất ở Hong Kong trong nhiều năm qua. Nó được nhiều giới trong quần chúng ở Việt Nam, quan tâm theo dõi trong suốt hơn tuần qua. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cũng đang là một đề tài được các cư dân mạng ở Việt Nam, nhất là những người hoạt động dân chủ có tiếng nói trái chiều với chính phủ, so sánh bình luận nhiều.
Riêng những người Việt sinh sống và làm việc ở Hồng Kông cũng bày tỏ sự "ủng hộ" các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và cho biết họ quan tâm theo dõi sát các cuộc xuống đường của hàng nghìn người dân địa phương tại đây.
Nói chuyện trên đài VOA hôm nay, Chị Hằng, một công nhân làm việc ở Hong Kong 8 năm qua, kể: “…Bên này người ta biểu tình hòa bình, chứ không có đánh lộn nhau, không có cướp của, trộm cắp của nhau như ở Việt Nam mình. Không có vấn đề gì phải lo bởi vì con người ta văn minh, không phải như Việt Nam. Người ta cũng có một tấm lòng là muốn đòi lại quyền tự do thôi, chứ không phải muốn đánh nhau. Họ yêu cầu về độc lập dân chủ, đòi quyền tự do để cho người ta được bầu cử thoải mái”. Chị còn cho biết "… Bây giờ cả đất nước đều thảo luận về vấn đề này mà. Không biết là có mang lại thay đổi hay không, nhưng quyền lợi của con người thì mình cũng phải làm. Nếu như mình không đòi quyền lợi, thì sau này đời con, đời cháu mình sẽ không có quyền tự do được phép chọn lựa nữa.”
Chị Thủy, một công nhân Việt cùng làm việc tại Hồng Kông thì cho biết: "… Bọn em cũng nói chuyện, mình phải đấu tranh vì quyền lợi của mình. Mình sống ở đây cho nên mình cũng phải quan tâm”.
Tinh thần và lý tưởng của các học sinh và sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua đã tác động phần nào tới giới trẻ ở Việt Nam, dù chưa bộc lộ rõ.