ĐIỂM TIN BA SÀM

Tin thứ Bảy, 11-10-2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Giới phân tích vạch trần ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc (RFI). “Phi đạo cũng như các cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài mục tiêu xác lập « chủ quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông“.
Bloomberg nhận định: Việt Nam sẽ không bỏ qua việc TQ khiêu khích trên đảo Phú Lâm (MTG). “Không bỏ qua”, liệu VN sẽ làm gì? Việt Nam sẽ đưa quân ra đảo Phú Lâm đuổi TQ đi? VN sẽ kiện TQ ra toàn án quốc tế? Việt Nam sẽ triệu tập đại sứ tới để phản đối? Chắc chắn là không! Ngoại trừ TQ đưa giàn khoan vào vùng đặt quyền kinh tế VN một lần nữa, cho dù TQ có làm gì ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, Việt Nam cũng sẽ chẳng làm gì khác ngoài những câu phản đối của người phát ngôn Bô Ngoại giao rất quen thuộc từ bấy lâu nay.
Việt-Trung : Hà Nội tố cáo Bắc Kinh xây phi đạo ở Hoàng Sa (RFI). “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự“.
- Lê Thành Lâm từ London: Lý do Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí với VN (BBC). “Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mới chỉ đạt được một phần cho thấy vẫn còn những rào cản tồn tại trong quan hệ hai nước, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những ‘tiến bộ hơn nữa’ về nhân quyền ở Việt Nam“. – Báo Trung Quốc “phát khùng” vì Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam (BizLive).
Xích Tử – Sao lại là “giải phóng Thủ Đô”? (). – Phạm Trần: 60 năm giải phóng cái gì? (DCCT). “Tường thuật ‘vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh’ này đã tự phơi bầy ra sự kiện ‘giải phóng mà không mất một viên đạn nào, hay không hề có tiếng súng nổ nào của quân đội Pháp hay lực lượng Việt Minh’!“.
Nhớ Hà Nội (TN). “60 năm là một thời gian đủ dài cho sự phát triển. Nhưng trong 60 năm ấy, Hà Nội đã phải mất bao nhiêu năm cho chiến tranh và sự đe dọa của chiến tranh?” Có thêm 60 năm hòa bình đi nữa, Hà Nội cũng không thể cất cánh như Nam Hàn hay Đài Loan được, bởi nó không được xây dựng trên một nền tảng căn bản, một thể chế vững chắc.
<- Chùm ảnh: Choáng trước biển người đông cứng khắp đường phố Hà Nội đêm 10/10 (Kênh 14). Mới nhìn những tấm ảnh trong bài viết, tưởng đâu dân Hà Nội xuống đường ủng hộ dân Hồng Kông, đòi tự do, dân chủ giúp người dân Hồng Kông, phản đối chính quyền Hồng Kông không giữ lời hứa, khi hủy đàm phán với sinh viên. Nhưng không phải, dân Hà Nội chỉ xuống đường xem bắn pháo hoa!
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Viện: ‘Họ không muốn tôi viết điều nhạy cảm’ (BBC).”Tôi cũng thực sự đặt câu hỏi và không hiểu chuyện gì. Tôi đã ngưng viết hơn một năm, không tham gia các tổ chức dân sự nào và cũng ngưng tham gia ký tên vào kiến nghị“.
- Phạm Đình Trọng kể lại một buổi làm việc với an ninh: Diễn viên đóng thế (VNTB). “Hỡi các nhà văn. Chúng ta đang được sống trong thời mà cuộc đời ngồn ngộn, lấp lánh chất liệu của văn chương. Hãy về với đời thực cùng chia sẻ khổ đau, vật vã với nhân dân thân yêu để có những trang viết chân thực về nhân dân, cho nhân dân, cho cuộc đời. Đừng cam chịu viết những điều giả dối, nhạt nhẽo, vô hồn minh họa cho cái lí tưởng đã chết khô, đã là rác thải của lịch sử rồi ngửa tay nhận bổng lộc và tranh nhau mấy cái giải thưởng, danh hiệu hão. Bổng lộc, giải thưởng, danh hiệu cũng từ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân đấy”.
HÃY CỨU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐẶNG XUÂN DIỆU (TNM).  “Khi nghe anh Tam kể lại những nỗi đau, sự cơ nhục mà bọn cs đã hành hạ Diệu trong tù, rất nhiều người trong chúng tôi đã khóc và chính anh Tam đã khóc nức nở với câu nói ‘mọi người ơi hãy cùng lên tiếng, cùng làm điều gì đó để cứu Diệu đi, nhà tù cộng sản họ đối xử với Diệu còn tồi tệ hơn đối xử với con vật’.” – Thụ động thông tin trong việc tù nhân lương tâm (NBG).
- Hoàng Xuân: ‘Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN’ (BBC). “Khi mạng xã hội ra đời thì cuộc thoái trào với tốc độ nhanh dần của báo chí Việt Nam nói chung gần như không thể cưỡng lại được nữa“.
Thành Long lo ngại biểu tình tại Hồng Kông tác động xấu đến kinh tế (iHay). – Vì sao Thành Long ủng hộ Bắc Kinh? (FB Mạnh Kim). “Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: ‘Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội’ – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với ‘đất mẹ’)“.
Hiện tượng “Hoàng Chi Phong”  (DCCT). “Tình trạng nổi tiếng của anh cũng mang theo chuyện lôi thôi, bực mình. Anh nghĩ rằng đường dây điện thoại di động của anh bị mật vụ Bắc Kinh nghe lén. Anh thú thực là anh cũng có lo sợ, nhưng sẽ vẫn theo đuổi con đường của mình mà anh nghĩ là chính đáng“. – Joshua Wong sẽ nhận giải Nobel Hòa bình trong những năm tới? (FB Tin Không Lề).
Tuổi trẻ ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta (CSM/ DLB). Về Joshua Wong: “Từ khi 14 tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn 100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt chương trình giáo dục thân Trung Quốc lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh sinh viên nổi bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang lứa là những người đã chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành động“.
VIDEO HIẾM – TIẾT LỘ VỀ NẠN ĐÓI Ở BẮC TRIỀU TIÊN (Tư liệu LS). “Trong tháng Sáu vừa qua, bức màn bí mật về đất nước Bắc Triều Tiên lại được vén lên thông qua một đoạn phim về cuộc sống nghèo đói của người dân với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi bẩn thỉu, không nhà cửa đang xin ăn hay cảnh một phụ nữ 23 tuổi đang vật lộn sinh tồn vì không có gì để ăn. Tin cho hay cha mẹ cô gái trẻ này đã chết đói và chỉ một tuần sau khi những thước phim được quay thì chính cô cũng qua đời“.
Giải Nobel hoà bình được trao cho Malala Yousafzai và Kailash Satyarthi (VOA). – Ấn Độ, Pakistan chia nhau giải Nobel Hòa bình 2014 (RFI). “Dù trẻ tuổi, Malala đã chứng tỏ rằng trẻ em và thanh niên cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện tình trạng của chính mình“.  – Nữ sinh 17 tuổi giành Nobel Hòa bình 2014 (TN).  – Nữ sinh Pakistan được Nobel hòa bình (BBC).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Khám phá Mường Khương (FB An Thanh Lương).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
BS Đỗ Văn Hội – Tìm hiểu bệnh Ebola (Ebola Virus Disease) (Dân Luận). “Ở Hoa Kỳ, một người đàn ông ở Dallas, tên Thoma Duncan, từ Liberia về nước cách đây khoảng hai tuần lễ. Trên máy bay anh ta không có triệu chứng, nhưng khi về đến nhà vài ngày thì thấy sốt cao, đi khám bệnh chỉ cho thuốc trụ sinh thông thường, vài ngày sau trở nặng, thí nghiệm máu xác định anh ta mắc bệnh Ebola, anh được cách ly và điều trị chu đáo, nhưng anh đã qua đời ngày 8 tháng 10, 2014″.
Thật ra Thomas Duncan là người Liberian, không phải người Mỹ. Anh ta đến Mỹ để thăm thân nhân, nhưng đã khai báo gian dối khi nhập cảnh. Trước đó, Thomas đã từng tiếp xúc với người nhiễm virus Ebola, khi đưa thân nhân bị nhiễm bệnh vào bệnh viện ở Liberia, nhưng nhập cảnh vào Mỹ, phải trả lời các câu hỏi, anh ta đã trả lời là không tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Anh ta đã mang virus này vào Mỹ và chết tại đây. Công tố quận Dallas, bang Texas đang cân nhắc chuyện truy tố Thomas Duncan tội khai báo gian dối: Dallas County prosecutor considering criminal charges against Ebola patient in Texas (WP).
QUỐC TẾ
* RFA: + Sáng 10-10-2014; + Tối 10-10-2014
* RFI: 10-10-2014
* Video RFA: