Tín hiệu mới: CHÍNH PHỦ ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TỰ VẬN ĐỘNG BẦU CỬ
Chính phủ:
Nên cho phép tự vận động bầu cử tại Việt Nam
Nên cho phép tự vận động bầu cử tại Việt Nam
Chính phủ góp ý dự án luật bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân...
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ - Ảnh: AFP.
Nguyễn Lê - Đổi mới quy trình hiệp thương, mở rộng các hình thức vận động bầu cử là đề nghị của Chính phủ khi tham gia ý kiến với dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Đây là một dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 20/10 tới, nằm trong số ít dự án luật không phải do Chính phủ trình.
Cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo luật, song Chính phủ cũng đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến các quy định cụ thể.
Như, đề nghị không quy định hồ sơ ứng cử phải bao gồm giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền, lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Trong điều kiện tinh gọn thủ tục hành chính, cần loại bỏ những thủ tục không thực sự cần thiết đối với công dân, đặc biệt đối với việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là những quyền chính trị cơ bản nhất của công dân đã được Hiến pháp quy định, Chính phủ nêu rõ chính kiến.
Đề nghị tiếp theo được gửi đến ban soạn thảo dự án luật từ Chính phủ là đổi mới quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo Chính phủ, hiện nay nhiều địa phương kiến nghị quy định hiện hành về tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở các cấp bầu cử hội đồng nhân dân chưa đảm bảo tính công bằng trong lựa chon, giới thiệu người ứng cử.
Có nhiều người ứng cử, đặc biệt là người tự ứng cử, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cử tri song đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba lại không được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử, văn bản góp ý nêu rõ.
Liên quan đến vận động bầu cử, luật hiện hành quy định hai hình thức là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật mới, có ý kiến cho rằng nên quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Tuy nhiên, quan điểm của ban soạn thảo dự án luật là để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Và quy định tại dự thảo luật mới nhất không có thay đổi gì về hình thức vận động bầu cử.
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ.
Như vậy, nếu đề nghị của Chính phủ được Quốc hội chấp nhận thì cử tri có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn những người ứng cử trước khi bỏ phiếu bầu ra những người đại diện cho mình.
Đây là một dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 20/10 tới, nằm trong số ít dự án luật không phải do Chính phủ trình.
Cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo luật, song Chính phủ cũng đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến các quy định cụ thể.
Như, đề nghị không quy định hồ sơ ứng cử phải bao gồm giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền, lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Trong điều kiện tinh gọn thủ tục hành chính, cần loại bỏ những thủ tục không thực sự cần thiết đối với công dân, đặc biệt đối với việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là những quyền chính trị cơ bản nhất của công dân đã được Hiến pháp quy định, Chính phủ nêu rõ chính kiến.
Đề nghị tiếp theo được gửi đến ban soạn thảo dự án luật từ Chính phủ là đổi mới quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo Chính phủ, hiện nay nhiều địa phương kiến nghị quy định hiện hành về tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở các cấp bầu cử hội đồng nhân dân chưa đảm bảo tính công bằng trong lựa chon, giới thiệu người ứng cử.
Có nhiều người ứng cử, đặc biệt là người tự ứng cử, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cử tri song đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba lại không được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử, văn bản góp ý nêu rõ.
Liên quan đến vận động bầu cử, luật hiện hành quy định hai hình thức là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật mới, có ý kiến cho rằng nên quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Tuy nhiên, quan điểm của ban soạn thảo dự án luật là để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Và quy định tại dự thảo luật mới nhất không có thay đổi gì về hình thức vận động bầu cử.
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ.
Như vậy, nếu đề nghị của Chính phủ được Quốc hội chấp nhận thì cử tri có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn những người ứng cử trước khi bỏ phiếu bầu ra những người đại diện cho mình.