Chị Dương Thị Liễu trình bày với phóng viên Lao Động |
BẮC GIANG (NV) - Hội đồng Giám đốc thẩm Tòa án Tối cao vừa quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm cách nay 16 năm đối với bà Ðỗ Thị Hằng, 61 tuổi, ngụ ở Bắc Giang.
Bà Hằng vốn là một giáo viên trung học. Năm 1992, bà Hằng bị một người quen lừa, bán sang Trung Quốc. Năm 1997, bà Hằng trốn thoát nhưng về đến Việt Nam thì bị bắt. Công an Bắc Giang cáo buộc bà phạm hai tội: (1) Mua bán phụ nữ và (2) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an Bắc Giang xác định, bà Hằng là thủ phạm vụ lừa và bán bà Dương Thị Liễu, ngụ tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, sang Trung Quốc. Ðồng thời vay mượn và chiếm đoạt tài sản của ông Phan Văn Phương và bà Khổng Thị Mỹ.
Bất chấp bà Hằng một mực kêu oan, cả Viện Kiểm Sát lẫn tòa án các cấp cùng xác định bà Hằng đã 1) Mua bán phụ nữ và (2) Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bà Hằng bị phạt 5 năm 6 tháng tù.
Trong thời gian bà Hằng ở tù, vì thất vọng do không thành công trong việc kêu oan cho vợ, chồng bà Hằng tự tử. Không cha, mẹ ở tù, cô con gái lớn của bà Hằng tiếp tục bị lừa, bị bán sang Trung Quốc, nay vẫn còn mất tích. Ba đứa con trai không ai dạy dỗ, nuôi nấng nên bỏ học nửa chừng và cùng đi tù.
Bà Hằng đã thi hành xong hình phạt tù hồi 2002. Khi ra tù, bà quyết định đi đòi lại công lý cho mình.
Bà đã tìm đến ông Phan Văn Phương và bà Khổng Thị Mỹ để chất vấn về việc tại sao lại cáo giác bà vay mượn và chiếm đoạt tài sản để bà bị kết tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.” Cả hai khẳng định chưa bao giờ tố cáo bà như công an Bắc Giang nêu trong “Kết luận điều tra.”
Ðể giúp bà Hằng giải oan, ông Phương và bà Mỹ đã ra UBND phường nơi họ cư trú lập văn tự xác nhận bà Hằng không chiếm đoạt bất cứ thứ tài sản nào của họ và họ cũng chưa bao giờ tố cáo bà với công an, nhờ công an điều tra.
Bà Hằng đã sử dụng những văn tự đó để đòi xét lại vụ án, giải oan cho bà nhưng không nơi nào thèm xem xét. Trong thời gian này, bà Hằng tiếp tục tìm kiếm thông tin về bà Dương Thị Liễu - người mà hệ thống tư pháp Việt Nam cáo buộc đã bị bà Hằng lừa bán sang Trung Quốc.
Ðầu năm 2012, một số người cho bà Hằng biết, bà Liễu đã trốn khỏi Trung Quốc, thoát được về Việt Nam. Cuối cùng “thủ phạm” Ðỗ Thị Hằng cũng gặp được “nạn nhân” Dương Thị Liễu. Cả gia đình bà Liễu sửng sốt trước án oan mà bà Hằng phải gánh do chuyện bà Liễu bị gạt, bán sang Trung Quốc. Họ ra trụ sở chính quyền địa phương nơi bà Liễu cư trú, lập giấy xác nhận, trước đây, bà Hằng và bà Liễu chưa từng biết nhau. Thủ phạm lừa và bán bà Liễu sang Trung Quốc không phải bà Hằng.
Tuy có đầy đủ nhân chứng xác nhận bà Hằng không phạm bất kỳ tội nào như hệ thống tư pháp đã cáo buộc và kết án nhưng bà Hằng vẫn chưa được giải oan. Bà Hằng cũng từng cho biết, khi bị bắt, dù bà một mực kêu oan, các điều tra viên của công an Bắc Giang vẫn tự soạn các biên bản lấy lời khai rồi ép bà ký tên.
Trong quyết định mới nhất, Tòa án Tối cao của Việt Nam chỉ hủy tội “mua bán phụ nữ” mà hệ thống tòa án đã kết buộc đối với bà Hằng. Tòa này xác định bà Hằng vẫn phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dù những cá nhân được hệ thống tư pháp xác định là “nạn nhân” bị bà Hằng “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vẫn khẳng định họ không tố cáo và cũng chẳng đòi truy cứu trách nhiệm của bà Hằng!
Trước sự phẫn nộ của công chúng về hoạt động tồi tệ, xem thường tính mạng, nhân phẩm công dân của hệ thống tư pháp, hồi hạ tuần tháng 4, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam loan báo, kế hoạch “Giám sát tối cao của Quốc Hội Việt Nam trong năm 2015” sẽ là giám sát tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và giám sát việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
Trong vài tháng qua, có vài oan án đã bị hủy. Chẳng hạn bản án phạt ông Huỳnh Văn Nén chung thân vì “giết người,” “cướp tài sản.” Minh oan và xin lỗi gia đình ông Vũ Thanh Hải, một công chứng viên làm việc cho Sở Tư Pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vì đã khởi tố, truy tố ông Hải về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” khiến ông uất ức treo cổ tự tử.
Cũng trong vài tháng qua, hệ thống tư pháp Việt Nam đã truy cứu trách nhiệm hình sự một số thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên liên quan tới việc tạo ra một số oan án. Chẳng hạn, khởi tố một thẩm phán Tòa án Tối cao, một kiểm sát viên Viện Kiểm Sát Bắc Giang và một điều tra viên công an Bắc Giang vì liên quan tới việc giam oan ông Nguyễn Thanh Chấn trong mười năm. Khởi tố một viên thượng tá là phó công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, vì ra lệnh bắt người trái phép, để thuộc cấp tra tấn ông Ngô Thanh Kiều tới chết. Khởi tố một viên thiếu tá, phó công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðắk Nông, vì lỗi tương tự. Khởi tố một kiểm sát viên của Viện Kiểm Sát Sóc Trăng và hai điều tra viên của công an Sóc Trăng vì tra tấn bảy thanh niên ép họ nhận tội “giết người,” cướp tài sản” dù họ không phải là thủ phạm.
Tuy nhiên người ta tin rằng, đó chỉ là những động tác nhằm “xoa dịu” công chúng. Những vụ bắt oan, tra tấn ép nhận tội khiến nạn nhân uổng mạng vẫn xảy ra thường xuyên.
Trường hợp đáng chú ý nhất là vụ ông Hàn Ðức Long ở Bắc Giang, tuy có đầy đủ các dấu hiệu bị hàm oan song ông Long vẫn chưa được giải oan và không biết lúc nào sẽ bị tử hình vì “giết người,” “hiếp dâm.” (G.Ð)
Bà Hằng vốn là một giáo viên trung học. Năm 1992, bà Hằng bị một người quen lừa, bán sang Trung Quốc. Năm 1997, bà Hằng trốn thoát nhưng về đến Việt Nam thì bị bắt. Công an Bắc Giang cáo buộc bà phạm hai tội: (1) Mua bán phụ nữ và (2) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an Bắc Giang xác định, bà Hằng là thủ phạm vụ lừa và bán bà Dương Thị Liễu, ngụ tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, sang Trung Quốc. Ðồng thời vay mượn và chiếm đoạt tài sản của ông Phan Văn Phương và bà Khổng Thị Mỹ.
Ông Hàn Ðức Long, nhân vật mà nhiều người tin là bị kết án tử hình oan bị dẫn giải về trại giam sau một phiên xử. (Hình: Công An Nhân Dân)
Bất chấp bà Hằng một mực kêu oan, cả Viện Kiểm Sát lẫn tòa án các cấp cùng xác định bà Hằng đã 1) Mua bán phụ nữ và (2) Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bà Hằng bị phạt 5 năm 6 tháng tù.
Trong thời gian bà Hằng ở tù, vì thất vọng do không thành công trong việc kêu oan cho vợ, chồng bà Hằng tự tử. Không cha, mẹ ở tù, cô con gái lớn của bà Hằng tiếp tục bị lừa, bị bán sang Trung Quốc, nay vẫn còn mất tích. Ba đứa con trai không ai dạy dỗ, nuôi nấng nên bỏ học nửa chừng và cùng đi tù.
Bà Hằng đã thi hành xong hình phạt tù hồi 2002. Khi ra tù, bà quyết định đi đòi lại công lý cho mình.
Bà đã tìm đến ông Phan Văn Phương và bà Khổng Thị Mỹ để chất vấn về việc tại sao lại cáo giác bà vay mượn và chiếm đoạt tài sản để bà bị kết tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.” Cả hai khẳng định chưa bao giờ tố cáo bà như công an Bắc Giang nêu trong “Kết luận điều tra.”
Ðể giúp bà Hằng giải oan, ông Phương và bà Mỹ đã ra UBND phường nơi họ cư trú lập văn tự xác nhận bà Hằng không chiếm đoạt bất cứ thứ tài sản nào của họ và họ cũng chưa bao giờ tố cáo bà với công an, nhờ công an điều tra.
Bà Hằng đã sử dụng những văn tự đó để đòi xét lại vụ án, giải oan cho bà nhưng không nơi nào thèm xem xét. Trong thời gian này, bà Hằng tiếp tục tìm kiếm thông tin về bà Dương Thị Liễu - người mà hệ thống tư pháp Việt Nam cáo buộc đã bị bà Hằng lừa bán sang Trung Quốc.
Ðầu năm 2012, một số người cho bà Hằng biết, bà Liễu đã trốn khỏi Trung Quốc, thoát được về Việt Nam. Cuối cùng “thủ phạm” Ðỗ Thị Hằng cũng gặp được “nạn nhân” Dương Thị Liễu. Cả gia đình bà Liễu sửng sốt trước án oan mà bà Hằng phải gánh do chuyện bà Liễu bị gạt, bán sang Trung Quốc. Họ ra trụ sở chính quyền địa phương nơi bà Liễu cư trú, lập giấy xác nhận, trước đây, bà Hằng và bà Liễu chưa từng biết nhau. Thủ phạm lừa và bán bà Liễu sang Trung Quốc không phải bà Hằng.
Tuy có đầy đủ nhân chứng xác nhận bà Hằng không phạm bất kỳ tội nào như hệ thống tư pháp đã cáo buộc và kết án nhưng bà Hằng vẫn chưa được giải oan. Bà Hằng cũng từng cho biết, khi bị bắt, dù bà một mực kêu oan, các điều tra viên của công an Bắc Giang vẫn tự soạn các biên bản lấy lời khai rồi ép bà ký tên.
Trong quyết định mới nhất, Tòa án Tối cao của Việt Nam chỉ hủy tội “mua bán phụ nữ” mà hệ thống tòa án đã kết buộc đối với bà Hằng. Tòa này xác định bà Hằng vẫn phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dù những cá nhân được hệ thống tư pháp xác định là “nạn nhân” bị bà Hằng “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vẫn khẳng định họ không tố cáo và cũng chẳng đòi truy cứu trách nhiệm của bà Hằng!
Trước sự phẫn nộ của công chúng về hoạt động tồi tệ, xem thường tính mạng, nhân phẩm công dân của hệ thống tư pháp, hồi hạ tuần tháng 4, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam loan báo, kế hoạch “Giám sát tối cao của Quốc Hội Việt Nam trong năm 2015” sẽ là giám sát tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và giám sát việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
Trong vài tháng qua, có vài oan án đã bị hủy. Chẳng hạn bản án phạt ông Huỳnh Văn Nén chung thân vì “giết người,” “cướp tài sản.” Minh oan và xin lỗi gia đình ông Vũ Thanh Hải, một công chứng viên làm việc cho Sở Tư Pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vì đã khởi tố, truy tố ông Hải về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” khiến ông uất ức treo cổ tự tử.
Cũng trong vài tháng qua, hệ thống tư pháp Việt Nam đã truy cứu trách nhiệm hình sự một số thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên liên quan tới việc tạo ra một số oan án. Chẳng hạn, khởi tố một thẩm phán Tòa án Tối cao, một kiểm sát viên Viện Kiểm Sát Bắc Giang và một điều tra viên công an Bắc Giang vì liên quan tới việc giam oan ông Nguyễn Thanh Chấn trong mười năm. Khởi tố một viên thượng tá là phó công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, vì ra lệnh bắt người trái phép, để thuộc cấp tra tấn ông Ngô Thanh Kiều tới chết. Khởi tố một viên thiếu tá, phó công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðắk Nông, vì lỗi tương tự. Khởi tố một kiểm sát viên của Viện Kiểm Sát Sóc Trăng và hai điều tra viên của công an Sóc Trăng vì tra tấn bảy thanh niên ép họ nhận tội “giết người,” cướp tài sản” dù họ không phải là thủ phạm.
Tuy nhiên người ta tin rằng, đó chỉ là những động tác nhằm “xoa dịu” công chúng. Những vụ bắt oan, tra tấn ép nhận tội khiến nạn nhân uổng mạng vẫn xảy ra thường xuyên.
Trường hợp đáng chú ý nhất là vụ ông Hàn Ðức Long ở Bắc Giang, tuy có đầy đủ các dấu hiệu bị hàm oan song ông Long vẫn chưa được giải oan và không biết lúc nào sẽ bị tử hình vì “giết người,” “hiếp dâm.” (G.Ð)