Ban Tuyên giáo Trung ương chữa cháy nhưng lại đổ dầu thêm vào lửa vào bí mật Hội nghị Thành Đô


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chúng Tôi Muốn Biết đã có những tác động đến tâm lý của nội bộ đảng. Sau khi chiến dịch này được khởi xướng, vào ngày 7 tháng 10, 2014 Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã soạn thảo một tài liệu và"đề nghị cấp ủy cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến các cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị". (1)

Có 2 điều cần ghi nhận ngay:

1. Tên gọi của Hội nghị Thành Đô được gọi là "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" nhằm làm nhẹ bớt tính chất của nghiêm trọng của một hội nghị giữa lãnh đạo hai đảng, hai nước và những ký kết đã xảy ra.

2. Những tài liệu được cho là "kích động, bịa đặt, xuyên tạc sự thật" được chính đảng thú nhận là đã "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân".


Vì thế, Ban Tuyên giáo Trung ương (BTGTU) phải soạn "tài liệu tuyên truyền" để chữa cháy.

Trong tài liệu này, BTGTU đã mở đầu bằng việc trình bày bối cảnh quốc tế và trong nước của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô". Để hiểu rõ hơn và chính xác về bối cảnh quốc tế trong giai đoạn này, xin đọc "Về Hội Nghị Thành Đô" của 2 tác giả Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm đã đăng trên Danlambao (2) và Hồi ký Trần Quang Cơ (3). 

Điểm cần lưu ý là trong phần này, BTGTU đã viết:


Câu "Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thảo luận vấn đề bình thường hoá quan hệ Trung-Việt" có thể xem là được dùng để làm nền tảng cho tài liệu 4 trang nhằm tuyên truyền: Trung Quốc chủ động muốn làm hòa để từ đó phủ nhận chuyện đảng cộng sản Việt Nam cầu hòa và lép vế dẫn đến những ký kết bất lợi cho Việt Nam trong Hội nghị Thành Đô.

Do đó, BTGTU đã tiếp tục "tuyên truyền" rằng các lãnh đạo của "đảng ta" sang Thành Đô là do:


Sự thực như thế nào?

Theo Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, trong Hồi ký Trần Quang Cơ:

"...Trung Quốc đáp ứng khá nhanh lời tuyên bố của ngoại trưởng Lào - trong bản tuyên bố của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương lần thứ 13 (tháng 8.86) - trong khi họ vẫn từ chối đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhằm chia rẽ ba nước Đông Dương, âm mưu bình thường hóa quan hệ riêng rẽ với Lào, cải thiện quan hệ với Liên Xô và Đông Âu để gây sức ép với ta trong vấn đề Campuchia."

Trong khi đó, về phía đảng CSVN đã tìm mọi cách để làm hòa với Trung cộng. Cũng theo Hồi ký Trần Quang Cơ:

"Ngày 7.3.87, Bộ Chính trị CSVN họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao dẫn đến việc Bộ Ngoại Giao đã ra quyết định thành lập Tổ nghiên cứu nội bộ vào ngày 9.4.87 lấy ký hiệu là CP87 với nhiệm vụ "Nghiên cứu chủ trương giải quyết các vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vấn đề Campuchia và hòa bình ở Đông Nam Á..." (Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ là một thành viên trong Bộ phận thường trực CP87.)

Tức là 3 năm trước khi xảy ra Hội nghị Thành Đô, đảng CSVN đã lên phương án tìm cách làm hòa với Trung cộng.

Nguyện vọng cầu hòa với Bắc Kinh cũng được ông Trần Quang Cơ kể lại và đó là nguyện vọng của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Bộ Quốc Phong Lê Đức Anh lúc bấy giờ:

"Tôi nhớ như in cái giọng ngạo mạn kiểu “sứ giả thiên triều” của Từ trong buổi gặp ngày 13.6.90: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ hai nước Trung Quốc - Việt Nam”. Khi nói “nguyện vọng của các đồng chí” là Từ muốn nói đến những điều mà Anh Linh và Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duyngày 5 và 6.6.90." 

Đi vào nội dung của Hội nghị Thành Đô, tài liệu của BTGTU trình bày mục đích của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" là:


Từ mục đích trên, theo BTGTU hai bên đã "đạt được một số nhận thức chung trong các vấn đề":


Do đó, BTGTU đã xác nhận nội dung của Hội nghị Thành Đô không chỉ để giải quyết tình hình Cam Bốt mà còn là quan hệ Việt Trung, trong đó có:"thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển."

Đặc biệt, BTGTU thú nhận có việc: "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"

Câu hỏi đặt ra: những hiệp định đã ký kết đã được bổ sung những gì?

BTGTU cũng xác nhận có Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô,biên bản làm việc, và các tài liệu khác "khẳng định lập trường của ta ở Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.":


Nếu đúng như thế và với nội dung "tích cực" như BTGTU đã "tuyên truyền" thì không có lý do gì đảng CSVN không công bố toàn bộ nội dung những "Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô", "biên bản làm việc", và "các tài liệu khác" cho nhân dân Việt Nam được biết.

Chỉ có việc công bố mọi văn kiện có chữ ký giữa những người cầm đầu hai nước mới có thể minh xác được điều mà BTGTU viết trong tài liệu gửi đến các cấp trong đảng:


Mở ngoặc ở đây về phần "không hề có vấn đề Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự":

Theo nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ: "Sau khi xảy ra va chạm giữa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và trưởng đoàn Trung Quốc Từ Đôn Tín, sức ép vào nội bộ ta càng mạnh hơn: suốt nửa cuối 1990 đến 1991, Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại giao, chỉ làm việc với Ban Đối ngoại; Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham từ chối gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại kỳ họp Đại hội Đồng LHQ ở Nữu-ước tháng 9.90. Trước đó, ý đồ Trung Quốc phân hóa nội bộ ta đã bộc lộ rõ: muốn ta phải thay đổi Bộ trưởng Ngoại giao. Không chỉ thế, Trung Quốc còn lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo ta để phá hoại uy tín đối ngoại của ta bằng cách dùng thủ đoạn cố ý lộ tin ra với các nước."

Kết quả là Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch bị loại ra khỏi phái đoàn tham dự Hội nghị Thành Đô. Nguyễn Cơ Thạch cũng đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."

Kết luận:

1. Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN xác nhận Hội nghị Thành Đô năm 1990 có nội dung "thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển." và "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"

2. Ban Tuyên giáo Trung ương xác nhận vấn đề Hội nghị Thành Đô có "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân", thông tin "Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên vàtrong các tầng lớp nhân dân". Tuy nhiên, BTGTƯ chỉ gửi tài liệu đến nội bộ đảng để TUYÊN TRUYỀN, thay vì công khai trình bày mở rộng trước nhân dân để giải quyết những "ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân dân" và những "bức xúc trong tầng lớp nhân dân".  Điều này chứng tỏ rằng đảng CSVN tiếp tục ra sức che giấu sự thật của Hội nghị Thành Đô đối với nhân dân Việt Nam.

3. Phản ứng của đảng CSVN cho thấy chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết đang có những tác động lên tinh thần của các đảng viên và làm cho lãnh đạo đảng lo lắng. Tuy nhiên, bàn tay không thể che được mặt trời, BTGTƯ trong khi cố gắng tuyên truyền chữa cháy cho những điều bưng bít, sai trái của lãnh đạo đảng trong Hội nghị Thành Đô đã đổ dầu thêm vào lửa, đã làm cho những nghi vấn của người dân về Hội nghị có tên "Bán Nước" vào năm 1990 ngày càng gia tăng.



______________________________________