Vâng, kính thưa quý vị, thưa các bạn, một tháng mười nữa lại về trong yêu thương, trong bầu không khí Truyền Giáo. Vì tháng mười, có thể gọi là tháng truyền giáo. Bởi vì, tháng mười là tháng Mân Côi, tháng đặc biệt tôn kính Mầu Nhiệm Rất Thánh Mân Côi. Tiếp đến, ngày đầu tháng 10 là ngày Kính thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu, được đặc cách là ngày Bổn mạng các nơi Truyền giáo. Mà thánh nữ Teresa lại là người yêu mến Hoa Hồng, Hoa Hồng thiêng liêng, Hoa Hoa Hồng Kinh Mân Côi và Hoa Hồng hữu hình. Vâng, những bông hoa hồng tươi thắm, nở rộ, nói lên phần nào đặc tính của tình yêu, tình yêu vô vị lợi, tình yêu tận hiến cho Thiên Chúa, cho tha nhân. Một tình yêu tinh tuyền cho công cuộc “TRUYỀN GIÁO” mà thánh nữ Teresa hằng ao ước. Vâng, thánh nữ Teresa thật diễm phúc, bởi vì, chị đã sống theo “con đường Thơ Ấu” của Tin Mừng. Và thánh nữ đã được Giáo Hội dành cho một ngày đầu tháng Mân Côi để kính nhớ. Vâng, điều đó, chính là để chắc nhở con đường “TRUYỀN GIÁO” là “CON ĐƯỜNG THƠ BÉ”, chứ không phải là con đường “TRƯỞNG THÀNH”.
Kế đến, ngày 04 tháng 10 kính nhớ thánh Phanxico Assisi, một vị thánh khó nghèo, một vị đại thánh cho công cuộc truyền giáo.
Nhưng ngày chính của tháng 10 là ngày 07 tháng 10, ngày Lễ Kính Trọng Thể Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Ngày lễ chính của mọi công cuộc truyền giáo.
Vâng, vị thánh tiến sĩ thứ hai, là thánh nữ teresa cả, cũng thuộc dòng Cat-minh, được nhớ trong ngày 15 tháng 10. Giáo Hội chỉ có bốn vị thánh nữ là tiến sĩ, nhưng hai vị đã thuộc dòng Cat-minh, một dòng tu được dâng hiến cho Đức Mẹ cách đặt biệt.
Và ngày 19 tháng 10, là Khánh Nhật Truyền Giáo, ngày nầy có thể nói là ngày Lễ Bổn mạng của Giáo Hội. Vì, đặc tính của Giáo Hội là truyền giáo.
Vâng, chúng ta thấy hàng loạt những sự kiện thúc đẩy công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, nhằm nói lên tính chất cần thiết của công cuộc rao giảng Tin Mừng. Vì tất cả những việc làm của các vị thánh, cũng nhằm nói lên tính truyền giáo của Giáo Hội.
Vì không truyền giáo, Giáo Hội không thể tồn tại, vì Linh Hồn của Giáo Hội chính là Chúa Thánh Thần. Còn Nhiệm Thể của Giáo Hội, chính là Đức Giêsu-Kitô, vừa vô hình, vừa hữu hình. Đó chính là điều Mầu Nhiệm.
Nhưng theo đó, tháng 10 được gọi là tháng Mân Côi. Như vậy, công cuộc truyền giáo và Kinh Mân Côi có ý nghĩa tương đồng với nhau. Vì giá trị Kinh Mân côi rất đắc lực trong công cuộc Truyền Gíao.
Nhân kính trọng thể Lễ Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, xin mời quý vị cùng suy niệm Kinh MÂN CÔI, theo Tin Mừng thánh Luca (Lc 1, 26- 38).
Thật vậy, vì Kinh Mân Côi, chính là phần I của Kinh Kính Mừng, chính là lời Thiên sứ Truyền Tin cho Đức Mẹ (Lc 1, 28). “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sũng, Đức Chúa Trời ở cùng bà”. Ngày nay : “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà…”.
Như vậy, Kinh Kính Mừng, không phải là kinh của Đức Mẹ, cho Đức Mẹ, mà là lời kinh chúc tụng mầu nhiệm Cứu Chuộc của Thiên Chúa, vì nhân loại. Nên chi, Kinh Mân Côi chính là lời mở đầu cho ơn Cứu Chuộc của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Như thế, Kinh Mân Côi, chính là “Chìa Khóa mở toang các mầu nhiệm”. Thật vậy, như : “Thánh Gía là chìa khóa mở của Nước Trời”, thì “Kinh Mân Côi, cũng là chìa khóa mở cửa các mầu nhiệm.”.Mầu nhiệm là mọi ân sũng từ Thiên Chúa ban cho con người. Trong đó, mầu nhiệm Cứu Chuộc là mầu nhiệm cao cả nhất, vì đứng đầu các mầu nhiệm, kể cả mầu nhiệm Tạo Dựng. Vì kinh Tiền Tụng ghi : “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng loài người cách lạ lùngnhưng còn cứu chuộc loài người cách lạ lùng hơn nữa”.
Như vậy, Mầu Nhiệm Mân Côi thật cao trọng, mặc nhiên MNMC được chính Ngôi Hai Thiên Chúa thực hiện, tức là mầu nhiệm Làm Người, Rao giảng, Tử Nạn và Phục Sinh, Thăng Thiên Nên chi, hành trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa được thi hành ngay tại trần thế, được sự chứng kiến hữu hình của nhân thế. (không còn giấu kín), có nghĩa là mầu nhiệm đã được mặc khải.Theo đó, Kinh Mân Côi chính là những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc của Thiên Chúa được tóm lược bởi 20 mầu nhiệm. Trong đó, gồm có mầu nhiệm Giáng Sinh, làm Người, Rao giảng ,Tử nạn, Phục Sinh và, lên Trời của Đức Kitô- Con Thiên Chúa làm Người.
Về hình thức, thì KMC là hàng chuỗi Kinh Kính Mừng và chính lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy, cùng với lời tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa của Giáo Hội. Như vậy, tại sao Kinh Mân Côi lại là những Kinh Kính Mừng ? Vâng, thưa các bạn, vì Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa làm Người nhập thể và nhập thế. Vì vậy, Mầu Nhiệm Cứu Chuộc được bắt đầu bởi mầu nhiệm Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria, một thiếu nữ đồng trinh tại làng Nazaret. Vì vậy, KMC được bắt nguồn từ Mầu Nhiệm Truyền Tin, là Mầu nhiệm khởi xướng ơn Cứu Chuộc của Thiên Chúa. Nên chi, hàng chuỗi Kinh Kính Mừng không phải được đọc lên để ca tụng Đức Trinh Nữ Maria, mà là để ca tụng Thiên Chúa qua những kỳ công của Ngài, trong đó Đức Trinh Nữ Maria. Vì vậy, Kinh Kính Mừng là một lời Kinh tiêu biểu nhắc nhớ Mầu Nhiệm Truyền Tin, là mầu nhiệm khởi sự tình thương cứu chuộc cảu Thiên Chúa đối với nhân loại. Qua đó, Kinh Mân Côi là lời sứ thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria.: “Mừng vui lên, hỡi trinh nữ, kính chào bà đầy ân sũng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28). Vâng, thoạt tiên, chính ở nơi Đức Mẹ, cũng sững sờ, bỡ ngỡ. Tự hỏi, không hiểu lời chào ấy có ý nghĩa gì? Nhưng sứ thần thưa: “Này, bà Maria, xin đừng sợ, vì đã bà đã được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. Và này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt Tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vit, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng, vô tận” (Lc 1, 30-33).
Như vậy, lời Thiên Sứ truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria là “Lời” sinh ra Đấng Cứu Thế. Từ đó, cho thấy Kinh Lạy Cha là Lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy, nhưng chính “Kinh Lạy Cha” cũng đứng sau Kinh Kính Mừng (phần đầu). (dù trọn vẹn Kinh Lạy Cha có trong Tin Mừng). Điều ấy cho thấy, Mầu Nhiệm Truyền Tin là giá trị hàng đầu của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc. Từ đó suy ra, vị thế Kinh Kính Mừng rất siêu việt bởi chính Thiên Chúa, chứ không do bởi ai khác.
Bắt nguồn từ lý luận cơ bản theo Thánh Kinh, các Kitô hữu vào thời trung cổ đã ý thức tầm quan trọng của lời Kinh Kính Mừng và từng bước hình thành Kinh Mân Côi. Đầu tiên là vào thời trung cổ đã tập cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và Thánh Vịnh. Cứ mỗi Thánh Vịnh tương đương một Kinh Lạy Cha, được đếm bằng những viên sỏi, và cứ như thế, mỗi ngày đọc đủ 150 viên sỏi là đủ 150 Kinh Lạy Cha. Sau đó, họ thay thế sỏi bằng những hạt gỗ nhẹ hơn, để có thể xâu lại và mang theo bên mình. Theo đó, lịch sử hình thành và cải biến Kinh Mân Côi trải dài đến thế kỷ 13. Qua nhiều thăng trầm của Giáo Hội và các thánh giáo phụ, giáo hoàng đã cải tiến và xây dựng cách hoàn thiện cho đến ngày nay. Lịch sử hình thành và phát triển Kinh Mân Côi cho thấy hiệu quả ơn ích thiêng liêng vô cùng to lớn. Đến thời thánh Đaminh, vị thánh được đặc cách Kinh Mân Côi bởi chính Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ đã đoái thương nghe lời cầu khẩn của vị thánh tài đức nầy. Và từ đó, dòng Đaminh được nhận lãnh sứ vụ truyền bá Kinh Mân Côi cho nhân loại.
Phạm vi bài chia sẻ nầy, xin không lập lại lịch sử hình thành Kinh Mân Côi cách chi tiết, chỉ xin hòa nhập vào ơn ích Kinh Mân Côi, hầu chia sẻ đặc tính Kinh Mân Côi cho sứ vụ truyền giáo.
Qua sự kiện Fatiama năm 1917, chúng ta thấy Đức Mẹ đã dùng chính Kinh Mân Côi làm phương thức nhắn nhủ nhân loại ăn năn, sám hối, bằng cách siêng năng lần chuỗi Mân Côi, để làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Như vậy, sự kiện Fatima đã xảy ra gần 100 năm nay,nhờ ơn Đức Mẹ chỉ bảo, biết bao tâm hồn đã đáp lại hình thức cầu nguyện nầy, hầu xin Chúa giảm cơn nghĩa nộ xuống trên nhân loại. Nhờ lời Kinh có giá trị siêu việt nầy, mà quỷ ma phải nhiều phen lui gót, dù rằng chúng đã tung hoành trước đó.Kinh Mân Côi có sức đánh tan sự dữ, mang lại sự lành, là vũ khí bình an, là bửu bối siêu nhiên, mà Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria là đã quá rõ.
Nguyện xin Đức Mẹ cầu bàu để cho công cuộc sùng kính Kinh Mân Côi được lan rộng, hầu đem lại ơn ích siêu nhiên cho nhân loại, nhất là những ai siêng năng lần chuỗi Mân Côi và truyền bá Kinh Mân Côi sẽ nhận được chính ơn ích mà Đức Mẹ hứa ban, hầu cho chính họ và nhân loại hưởng nhờ. Amen./.
P. Trần Đình Phan Tiến