CỨ CHỜ ĐI ĐỂ CỘNG SẢN LẤY LẠI HOÀNG SA CHO DÂN TỘC MÌNH

 PHẢN ỨNG TRƯỚC VIỆC TRUNG QUỐC CẤM TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI VÀO BIỂN ĐÔNG


Qua một hành động bị gọi là “leo thang” trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc vừa loan báo hai quyết định song song: Tăng cường quyền hạn cho lực lượng cảnh sát biển của họ tại khu vực Biển Đông, và bắt buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động bên trong vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của mình. Quyết định do tỉnh Hải Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, gây quan ngại vì bị đánh giá là một hành vi khiêu khích mới nhằm vào các láng giềng đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Theo hãng tin AP, các quy định mới của Trung Quốc yêu cầu tàu thuyên nước ngoài phải xin phép khi đi vào đánh bắt cá hoặc khảo sát ở vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý. Được tỉnh này thông qua cuối tháng 11/2013, các quy định mới chỉ nói chung chung là đơn xin phép phải được gửi đến các “ban ngành có liên quan” của Chính phủ Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thái độ ngày càng lấn lướt: Luật của họ cho phép tịch thu không chỉ những gì mà ngư dân nước ngoài đánh bắt được, cũng như thiết bị trên tàu, mà còn nâng mức tiền phạt người vi phạm lên thành 500.000 nhân dân tệ (tương đương 83.000 USD), vấn đề là trên nguyên tắc, tỉnh Hải Nam lại là địa phương được Bắc Kinh trao quvền quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, nằm bên trong tấm bản đồ hình lưỡi bò được chính thức công bố vào năm 2009.
Khu vực biển mà Trung Quốc muốn độc chiếm trải rộng trên 2 triệu km2 của vùng Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số nơi khác tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đơn vị hành chính trực tiếp “điều hành” Biển Đông là thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đặt trụ sở ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, vốn bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1974. Như để phô trương uy lực với các nước láng giềng, 1/1/2014, vào đúng ngày các quy định kể trên có hiệu lực, Chính quyền Tam Sa đã tổ chức một cuộc tập trận chung, huy động 14 chiếc tàu và 190 người thuộc các đơn vị biên phòng và các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau. Truyền thông Trung Quốc dẫn lời một quan chức cho biết cuộc tập trận đã xứ lý một số kịch bản nhằm đối phó với tình huống “tàu cá nước ngoài vi phạm” luật lệ của Trung Quốc.
Theo hãng tin AP, các quy định mới trên đây là một động thái mới nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại toàn bộ các khu vực đang tranh chấp. Quyết định này đã nối tiếp thông báo cuối tháng 11/2013 áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Nếu tại Biển Đông, tàu đánh cá nước ngoài đi vào bên trong đường lưỡi bò phải xin phép Trung Quốc, thì tại khu vực Biển Hoa Đông, máy bay nước ngoài khi bay qua ADIZ đó cũng phải báo trước cho Bắc Kinh. Sự kiện chính quyền tỉnh Hải Nam âm thầm biến khu vực bên trong đường lười bò của Trung Quốc trên Biển Đông thành nơi có thể gọi là “vùng cấm tàu cá nước ngoài” đã bị giới phân tích đánh giá là phi pháp, có nguy cơ làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Một số nhà quan sát đã ghi nhận là quy định mới này chủ yếu nhằm vào Việt Nam và Philippines, hai nước ở tuyến đầu trong cuộc tranh chấp chủ quyền mà Trung Quốc yêu sách trên Biển Đông.
Ngày 7/1/2014, trang mạng Washington Freebeacon đã đưa tin rất sớm về quy định mới của Trung Quốc, đây là lần đầu tiên Trung Quốc luật hóa một cách rõ ràng yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Biển Đông đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei… Theo trang mạng trên, nhiều nhà phân tích nhận định rằng động thái của Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, John Tkacik cho rằng: “Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ”.
Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước siết chặt quyền kiểm soát của họ trên khu vực Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Ông John Tkacik cho rằng biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế. Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, quyết định của Chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là “một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền ở Biển Đông”, có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, điểm yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một nhà nước tiến hành. Một số chuvên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là tất cả các nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia? Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương, nghị sỹ thuộc Quốc Dân đảng ở Đài Loan. Theo nghị sỹ này, được báo chí Đài Loan dẫn lời vào ngày 8/1/2014, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực những năm gần đây.
Lập luận của vị nghị sỹ Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh? Bản tin trên trang Washington Freebeacon ghi nhận hôm 3/1/2014, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, theo trang mạng này, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới. Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại vì khó có thể nghĩ rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam.
Sau tuyên bố của Trung Quốc hôm 10/1 phủ nhận các cáo buộc của Mỹ và một số nước láng giềng về quy định mới của Chính quyền Hải Nam đòi hỏi tàu nước ngoài phải xin phép, báo chí Mỹ tiếp tục phản ánh về quy định ngang ngược và không có tính pháp lý này của Bắc Kinh. “Nhật báo phố Wall” số ra ngày 11/1 cho rằng việc Trung Quốc thực thi quy định mới tập trung vào vùng nước gần với Trung Quốc mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền rất có khả năng sẽ đưa Bắc Kinh vào giai đoạn đối đầu với Hà Nội.
Theo “Nhật báo phố Wall”, ông Wu Shicun, một đại biểu của cơ quan lập pháp Hải Nam, từng là người đứng đầu văn phòng đối ngoại, và hiện đang là Chủ tịch của Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Hoa Nam (Biển Đông) hôm 10/1 nói rằng về nguyên tắc thì quy định này áp dụng với toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi chủ yếu sẽ tập trung ở vùng nước gần Hoàng Sa. Ông Wu cho biết Việt Nam đã khuyến khích ngư dân của mình đi vào khu vực này. Việc tăng cường xử phạt là để các ngư dân này không dám quay lại đánh bắt cá. Các tàu đánh cá hoạt động gần Trường Sa sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định này.
“Nhật báo phố Wall” cho rằng Trung Quốc hiện đang thực hiện quyền kiểm soát trên thực tế nhưng không chính thức đối với Hoàng Sa sau khi đánh bật Việt Nam trong một trận chiến hải quân năm 1974, và kể từ đó đã xây dựng một chính quyền cũng như sự hiện diện quân sự đáng kể tại đây. Việt Nam bấy lâu vẫn không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình. Trả lời báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại rằng Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với Hoàng Sa và Trường Sa, một quần đảo khác mà hiện Trung Quốc, Philippines và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ.
Tờ “Thời báo New York”, vốn đang đối mặt với những khó khăn trong việc xin cấp thị thực cho phóng viên tại Bắc Kinh, ngày 10/1 cũng đã đưa tin trên báo mạng của mình cho rằng quy định mới của tỉnh ven biển Trung Quốc về đánh bắt cá gây quan ngại cho Mỹ. Báo này nhận định quy định mới về đánh bắt cá một lần nữa khiến sự quan tâm của quốc tế tập trung vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ phức tạp và đặt ra câu hỏi về loại hình cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành là gì. Báo này cũng cho rằng Mỹ bấy lâu đã liên tục thúc giục các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhất trí về bộ quy tắc ứng xử để giảm nguy cơ đối đầu, nhưng kể cả khi đạt được bộ quy tắc này thì nó cũng không thể giải quyết được vấn đề tuyên bố chủ quyền.
Cũng theo “Thời báo New York”, Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ một cơ sở pháp lý nào cho đường 9 đoạn của mình trên Biển Đông theo luật quốc tế. Vùng nước mà Trung Quốc và cả Việt Nam tuyên bố chủ quyền đều vượt ra rất xa so với bờ biển của mình và vươn tới sát các quốc gia khác. Chuyên gia phân tích Yanmey Xie thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho rằng một quốc gia ven biển đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải xin phép khi đánh bắt tại vùng nước thuộc chủ quyền tài phán là hợp lý, nhưng vùng nước nào nằm trong quyền tài phán của Trung Quốc vẫn là vấn đề tranh cãi. Bà Yanmei Xie cho rằng quyết định “không bình thưòng” này của Hải Nam cộ thể có nhiều lý do, trong đó có việc tăng cường các thực lực thực thi luật biển, hoặc họ tin rằng quyền ủy thác của họ đã được mở rộng từ khi chính phủ trung ương đặt ra mục tiêu trở thành cường quốc biển.
Còn “Thời báo Los Angeles” ngày 10/1 đăng bài phân tích của tác giả Gary Schmitt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marilyn Ware tại Viện “American Enterprise” đặt ra câu hỏi tại sao Trung Quốc bất ngờ hành xử hiếu chiến thời gian gần đây? Ông Gary Schmitt cho rằng một câu trả lời mà các nhà Hán học đưa ra là bộ máy quan liêu: quân sự buộc tôi phải làm vậy. Lập luận ở đây là các nhà lãnh đạo dân sự Trung Quốc, những người muốn tìm cách tăng cường sự ủng hộ của các phe cánh cạnh tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản, sẽ vì thế cung cấp cho lực lượng quân sự nhiều nguồn lực hơn. Một lý do khác lý giải cho cách hành xử của Trung Quốc gắn liền với sự suy yếu của Mỹ. Việc nhiều quan chức Mỹ đề cập tới G-2 và tuyên bố của ông Obama rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ định hình thế kỷ 21 khiến Bắc Kinh tin rằng sự trỗi dậy tới đỉnh cao của mình sẽ diễn ra nhanh hơn dự đoán bởi sự đi xuống của Mỹ.
Tuy nhiên, sự yếu đi của Mỹ không phải là toàn bộ câu chuyện, dù nó có là một phần quan trọng, vấn đề rõ ràng ở đây là những tham vọng của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn quốc gia mình trở thành cường quốc lớn. Họ muốn Trung Quốc, giống như quá khứ uy quyền của mình, phải có một tiếng nói thống trị trong khu vực. Từ quan điểm của Trung Quốc, Mỹ là quốc gia xâm phạm quyền lợi tại khu vực, và là chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản Trung Quốc đạt được mục tiêu thống trị khu vực của mình. Khi Đặng Tiêu Bình nói rằng Trung Quốc cần “giấu mình”, thì rốt cùng, Trung Quốc cũng chỉ “giấu mình” cho tới khi có thời cơ an toàn để thực thi sức mạnh của mình một cách công khai. Chắc chắn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc đã tới thời điểm đó chưa. Dù câu trả lời có là “chưa” thì đó cũng là vấn đề của những tham vọng lớn mà Trung Quốc sẽ khó có thể kiềm chế. Ông Gary Schmitt cho rằng hành xử với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ không đễ dàng hơn chút nào, thậm chí sẽ còn khó khăn hơn nhiều.
***
Liên quan tới việc Trung Quốc ra quy định đòi hỏi các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động tại Biển Đông phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh, Nhật báo phố Wall (Mỹ) cho rằng Trung Quốc đang muổn đẩy mạnh cơ sở pháp lý cho các lực lượng an ninh hàng hải của mình hoạt động tại Biển Đông, đe dọa làm phức tạp thêm các mối quan hệ vốn đã căng thẳng với các nước láng giềng phía Nam. Còn tạp chí “American Interest” (Mỹ) nhận định hành động của Trung Quốc khiến cuộc chạy đua vũ trang hải quân tại khu vực không có hồi kết và làm gia tăng nguy cơ đối đầu.
Dưới tiêu đề “Bắc Kinh đẩy mạnh khẳng định chủ quyền tại Biển Đông”, Nhật báo phố Wall ngày 9/1 cho rằng quy định mới này là bước đi mới nhất của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp. Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đã công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, làm trầm trọng thêm tranh chấp chuỗi đảo nhỏ với Nhật Bản. Tại Biển Đông, Trung Quốc đã đánh bật Philippines khỏi một bãi cạn đang trong tình trạng tranh chấp và các tàu hải giám Trung Quốc đã liên tục tấn công tàu đánh cá Việt Nam và quấy rối các tàu thương mại nước ngoài.
Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định: “Quy định mới này mang lại cơ sở pháp lý cho những gì mà các nhà chức trách đã và đang làm nhiều năm qua”. Giới học giả và các nhà ngoại giao cho rằng quy định mới này nhiều khả năng sẽ không mang lại thay đổi ngay lập tức đối với nhiều ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt tại vùng ngoài khơi xa nhất trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trước mắt, việc thực thi có thể sẽ chỉ giới hạn ở xung quanh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, gần với Hải Nam hơn, nơi có sự hiện diện đáng kể của các lực lượng trên biển Trung Quốc.
Quy định mới không đề cập rõ phạm vi mà Trung Quốc đòi hỏi các tàu cá nước ngoài xin phép, tuy nhiên tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, khi được đề nghị bình luận về quy định mới này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời. Bộ Ngoại giao Philippines thì đề cập tới tuyên bố đưa ra trước đó ngày 8/1, theo đó người phát ngôn Raul Hernandez cho biết các nhà ngoại giao đang tìm kiếm thêm thông tin về quy định mới của Trung Quốc. Tại cuộc họp báo ngày 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp về câu hỏi quy định mới sẽ được thực thi như thế nào mà chỉ nói rằng “mục đích là nhằm tăng cường hiệu quả, sự phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ngư nghiệp để bảo vệ các ngư dân”.
Biển Đông là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải thiết yếu, và có thể có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đáng kể. Mỹ, đồng minh lâu đời của Philippines, nói rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2013 tuyên bố Mỹ phản đối các chiến thuật hiếu chiến và cưỡng bức nhằm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Philippines và Việt Nam đã công khai đấu khẩu với Trung Quốc trong những năm gần đây khi Bắc Kinh hành động tích cực hơn nhằm thiết lập quyền kiểm soát tại các khu vực tranh chấp.
Trong bài báo tựa đề “Trung Quốc quyết tâm trấn áp tàu cá nước ngoài tại Biển Đông”, tạp chí “American Interest” ngày 8/1 nhận định Trung Quốc đang từng bước tăng cường sự kiểm soát của mình tại các vùng nước tranh chấp trên Biển Đông. Các nhà chức tránh Việt Nam và Philippines vẫn đang ngẫm nghĩ về quy định mới của Bắc Kinh, vốn được coi là động thái hiếu chiến và không được chào đón mới nhất trong chiến dịch gia tăng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ trên biển đang trong tình trạng tranh chấp. Trên toàn khu vực, một sự phản ứng đối với chiến dịch này đã trở nên rõ ràng hơn, đó là gia tăng các trang thiết bị hải quân mạnh hơn, tốt hơn, lớn hơn và mới hơn.
Các quốc gia từ Ấn Độ ở phía Tây cho tới Philippines ở phía Đông đang mua và đóng tàu chiến, tàu ngầm, máy bay với tốc độ điên cuồng trong cuộc chạy đua gia tăng sức mạnh và niềm tự hào dân tộc để bảo vệ vùng lãnh thổ trên biển trước những kẻ xâm lược. Sự gia tăng các hạm đội tàu ngầm tại châu Á-Thái Bình Dương là đặc biệt đáng chú ý. Singapore vừa mua hai tàu ngầm tân tiến nhất của Đức. Việt Nam nhận tàu ngầm đầu tiên trong đơn hàng 6 chiếc từ Nga, và chiếc cuối cùng sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2016. Myanmar dự định sẽ thiết lập một lực lượng tàu ngầm vào năm 2015. Thái Lan cũng đã có kế hoạch mua tàu ngầm trong đề xuất phát triển quân đội 10 năm sắp được công bố. Indonesia và Malaysia đã có các hạm đội tàu ngầm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường. Tới nay, chỉ có Philippines là chưa mua tàu ngầm nào.
Tạp chí “American Interest” kết luận rằng với việc Trung Quốc sẽ tiếp tục đe dọa các tàu cá nước ngoài trên Biển Đông mà Trung Quốc coi là sân nhà, sẽ không có dấu hiệu kết thúc nào cho cuộc chạy đua vũ trang hải quân đang lan tỏa khắp khu vực, và nguy cơ đối đầu sẽ leo thang.
***
Theo tờ “Văn Hối” (Hong Kong ) s ra ngày 13/1, tiếp theo Mỹ, Nhật Bản cũng tham gia vào những nước chỉ trích các quy định đánh bất cá mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 12/1 khi tham gia giám sát cuộc tập trận của Lực lượng phòng vệ nước này đã phát biểu việc Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài khi đi vào biển Đông phải được sự cho phép của nước này là “uy hiếp trật tự quốc tế” và cho rằng: “quan điểm này không chỉ là của riêng cá nhân tôi mà là cách nhìn nhận của cả cộng đồng quốc tế”. Trong khi đó, đối với những tranh chấp ở Biển Đông, Philippines – nước vốn có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc về vấn đề này – không thừa nhận những quy định của phía Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các ngư dân của nước này tiếp tục đến đánh bắt cá tại Biển Đông và nói rằng: “khi cần thiết sẽ ra tay bảo vệ”.
Theo “Mạng Nhân dân”, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn, ông Trang Quốc Thủ, ngày 12/1 cho rằng trong dư luận quốc tế đối với những quy định của Trung Quốc ở Biển Đông lần này, sự chỉ trích của Mỹ có phần gay gắt hơn mọi lần, trong khi Nhật Bản; vốn thường theo sau Mỹ bàn tán này nọ về vấn đề Biển Đông, thì nghiêng về việc khuấy động những tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tiến thêm một nước cờ trong việc thực hiện ý đồ “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Theo hãng Thông tấn Jiji của Nhật Bản, ngày 12/1 Lữ đoàn dù số 1 của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) đã triển khai cuộc tập trận giả định giành lại đảo tại bãi tập Narashino, tỉnh Chiba, miền Đông nước này. “Diễn tập giành lại đảo” là cuộc tập trận đầu tiên trong năm nay có sự phối họp của 3 lực lượng hải, lục, không quân của Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Itsunori Onodera đã tham gia giám sát cuộc tập trận và cho biết trong bối cảnh Trung Quốc “nhiều lần xâm phạm lãnh hải Nhật Bản” cũng như việc đảm bảo môi trường an ninh của Nhật Bản hiện nay hết sức cấp bách, Nhật Bản cần phải “giữ vững lãnh thổ, lãnh hải”. Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Itsunori Onodera đã công khai chỉ trích những quy định mới của Trung Quốc ở biển Đông, cho rằng: “Việc Trung Quốc đơn phương áp đặt những hạn chế nhất định đối với các tàu cá nước ngoài không phải là điều được quốc tế chấp nhận, và điều này có thể sẽ uy hiếp trật tự thế giới”.
Trước đó, theo quy định của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, tàu thuyền nước ngoài phải xin phép mới được tiến hành đánh bắt hải sản, khảo sát trên phạm vi 2/3 diện tích Biển Đông. Nếu vi phạm quy định, các tàu thuyền có thể bị xua đuổi, tịch thu tài sản và phải nộp phát hành chính với số tiền lên đến 500 nghìn nhân dân tệ…
Liên quan đến vấn đề trên, ngày 11/1, trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, Phó Phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cho biết ngư dân Philippines khi đánh bắt cá tại “Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế” ở Biển Đông không cần phải xin phép Trung Quốc, “theo luật pháp quốc tế, không ai có thể tự coi vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền của nước mình”. Báo Inquirer của Philippines ngày 12/1 cho biết một tổ chức ngư dân thuộc phe “cánh tả” của nước này đã viết thư cho Đại sứ Trung Quốc sắp mãn nhiệm tại Philippines ông Mã Khắc Khanh, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quy định cấm đánh bắt mới tại Biển Đông, đồng thời đề nghị: “Khi giải quyết các xung đột ở vùng biển phía Tây Philippines (tức Biển Đông), Chính phủ Trung Quốc cần hết sức thận trọng. Bắc Kinh nên tìm kiếm đối thoại song phương hoặc giữa các quốc gia có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông hơn là chỉ bận rộn với việc khẳng định chủ quyền”. Bức thư đã kêu gọi tất cả các nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên đoàn kết lại, “làm thất bại sự can thiệp của Mỹ – xét từ tầm nhìn quốc tế, Mỹ chính là uy hiếp lớn nhất đối với hòa bình thế giới”,
Ngoài Philippines và Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác chưa đưa ra nhiều bình luận về những quy định mới của Trung Quốc ở biển Đông. “Nhật báo Campuchia” ngày 11/1 cho biết Campuchia phản đối việc Chủ tịch Đảng cứu nguy dân tộc nước này, ông Sam Rainsy cùng ngày (11/1) cho rằng trong tranh chấp ở Biển Đông, đảng của ông ta cùng sát cánh với Trung Quốc. Ông này còn chỉ trích Việt Nam đang mưu đồ chiếm đoạt vùng biển của Trung Quốc. Tại tỉnh Siem Reap, ông Sam Rainsy đã nói với khoảng 1000 người ủng hộ đảng này rằng: “Chúng tôi ủng hộ Trung Quốc chống lại Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Những hòn đảo này thuộc về Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đang mưu đồ chiếm giữ chúng”, Người phát ngôn của Chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, cho biết Campuchia có thể ủng hộ những việc ông ta muốn ủng hộ, nhưng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Campuchia giữ nguyên lập trường trung lập. Bài báo phân tích cho rằng chính phủ của ông Hun Sen thực tế nghiêng về phía Trung Quốc. Tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN diễn ra vào tháng 7/2012, nước chủ nhà Campuchia đã ngăn cản Philippines đưa vấn đề tranh chấp đảo Hoàng Nham/Scarborough vào thông báo chung của hội nghị.
Theo ông Trang Quốc Thủ, tháng 11 năm ngoái tỉnh Hải Nam đã nghiên cứu thông qua “các biện pháp tỉnh Hải Nam thực hiện Luật Ngư nghiệp của nước Cộng hòa Nhân hân Trung Hoa” và có hiệu lực thực thi kể từ ngày 1/1 năm nay. Luật Ngư nghiệp là bộ luật mà Trung Quốc đã sớm ban bố thực hiện và cách làm trên là có lý lẽ, lập luận. Tuy nhiên, lần này truyền thông quốc tế như “ong vỡ tổ”, đã phóng đại một bộ quy định mà chính quyền địa phương Trung Quốc thông qua, hàm ý chính trị rất sâu xa. Nước Mỹ ở phía Tây bán cầu cũng chạy đến Biển Đông “khoa chân múa tay” với Trung Quốc, lên tiếng lo ngại về an ninh hàng hải ở vùng biển quốc tế, trong khi Trung Quốc đã bao giờ tạo ra trở ngại đối với giao thông hàng hải ở một vùng biển quốc tế đâu? Ngược lại, hoạt động quân sự củạ Mỹ ở Biển Đông đã kéo dài hơn mấy chục năm song chưa từng đưa ra lý giải hợp lý về vấn đề này./.