Ngô Việt (Danlambao) - Đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết bài đặt tựa: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân Dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững.”
Bài được nhiều người đánh giá trên mạng xã hội mấy ngày nay. Không kiềm được tò mò, chúng tôi cũng tìm đọc nguyên văn và xin đưa ra một vài ý nghĩ sau đây về một vài vấn đề mà ông Thủ Tướng đã đưa ra trong bài viết nêu trên:
- Tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền: Làm sao mà xây dựng được nhà nước pháp quyền khi nhà nước này không điều hành đất nước trên căn bản hiến pháp và pháp luật? Việt Nam hiện nay đâu có hiến pháp. Văn bản mà các ông gọi là hiến pháp và vừa mới được thông qua đó chỉ là một văn bản được triển khai từ cương lĩnh đảng CS để cai trị dân thôi chứ thật sự nó không phải là hiến pháp. Đây là lời xác nhận của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Lẽ tất nhiên, cơ quan thông qua cái gọi là hiến pháp đó thực chất nó cũng không phải là quốc hội. Ai đó đã gọi tổ chức này là một nhóm lợi ích mà thôi. Bây giờ xét thử về cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng xem sao: Ông ta là Thủ tướng tức là lãnh đạo ngành “hành pháp”, rồi ông ta cũng là dân biểu (Đại diện TP Hải Phòng) tức tham gia “lập pháp”, rồi Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam tức là một trong mười mấy ông vua tập thể là chủ nhân của “cương lĩnh đảng”. Vậy là chính ông thủ tướng vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao mà xây dựng được nhà nước pháp quyền. Xin chào thua!
- Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ: Câu này hơi quen và cũng hơi mới. Gọi là quen vì trước đây ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và bà Phó Nguyễn Thị Doan cũng đã từng nói "Chếđộ ta dân chủ gấp triệu lần bọn tư bản". Bây giờ ông thủ tướng không dùng cụm từ dân chủ gấp triệu lần mà dùng cụm từ ưu việt hơn về dân chủ. Nói thật bây giờ không ai mà không thấy ở các nước Cộng Sản và các nước độc tài đều là những vùng trũng so với các nước tự do; trũng cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa… Thành ra lối nói mị dân đó không còn linh nữa đâu. Viết tới đây nhìn cụm từ ưu việt hơn về dân chủ tôi bỗng thấy ớn lạnh xương sống. Hay là bây giời nó ưu việt hơn vì cái nghị định cho phép bắn vào dân mới vừa được ban hành, cho phép công an bắn vào người dân mỗi khi làm trái ý lực lượng được gọi là 'người thi hành công vụ'. Mà phạm vi của cụm từ thi hành công vụ ở đây thì nó bao la lắm, bao la như biển Thái Bình!
- Dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép: Hai vấn đề này không sai và cũng không mới mẻ gì. Những người dân khi bị cán bộ đàn áp vẫn thường đưa ra để đấu tranh và cán bộ nhà nước có bạo lực trong tay thì vẫn thường bác qua tất cả.
Ví dụ như dân đi biểu tình chống Trung Cộng (quyền này không cấm và có ghi trong “hiến pháp" hẳn hoi), nhà nước đàn áp, đánh đập, đạp vào mặt, bắt đưa đi giam tại các đồn công an, trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà... Dân phản đối, cán bộ nhà nước giải thích các ông bà bị bắt không phải vì biểu tình mà vì gây rối trật tự công cộng, gây cản trỡ giao thông!
Một người dân hoặc một nhóm người dân nào đó lọt trong tầm ngắm của nhà nước rồi thì trước sau gì đó cũng bị cán bộ nhà nước bắt cóc vào đồn công an làm việc. Người dân phản đối thì thường được giải thích chúng tôi không bắt, chúng tôi chỉ mời thôi. Đó là những trường hợp mà nhà nước thấy chưa cần bỏ tù. Còn nếu cần bỏ tù thì sao? Cứ xem những vụ án xử Điếu Cày, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân... Họ là những người làm những điều mà pháp luật không cấm như phản đối Trung Quốc, phê phán nhà nước, đòi hỏi quyền con người... Nhưng nhà nước này ranh ma vô cùng! Xử họ bằng những bản án mà chắc sau này con cháu chúng ta đọc lại nhiều khi chúng không tin người dân Việt Nam đã có lúc phải sống trong một thời đồ đểu như vậy: trốn thuế, hai bao cao su đã qua sử dụng, lật đổ chính quyền, nói xấu Trung Quốc... !
Ví dụ như dân đi biểu tình chống Trung Cộng (quyền này không cấm và có ghi trong “hiến pháp" hẳn hoi), nhà nước đàn áp, đánh đập, đạp vào mặt, bắt đưa đi giam tại các đồn công an, trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà... Dân phản đối, cán bộ nhà nước giải thích các ông bà bị bắt không phải vì biểu tình mà vì gây rối trật tự công cộng, gây cản trỡ giao thông!
Một người dân hoặc một nhóm người dân nào đó lọt trong tầm ngắm của nhà nước rồi thì trước sau gì đó cũng bị cán bộ nhà nước bắt cóc vào đồn công an làm việc. Người dân phản đối thì thường được giải thích chúng tôi không bắt, chúng tôi chỉ mời thôi. Đó là những trường hợp mà nhà nước thấy chưa cần bỏ tù. Còn nếu cần bỏ tù thì sao? Cứ xem những vụ án xử Điếu Cày, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân... Họ là những người làm những điều mà pháp luật không cấm như phản đối Trung Quốc, phê phán nhà nước, đòi hỏi quyền con người... Nhưng nhà nước này ranh ma vô cùng! Xử họ bằng những bản án mà chắc sau này con cháu chúng ta đọc lại nhiều khi chúng không tin người dân Việt Nam đã có lúc phải sống trong một thời đồ đểu như vậy: trốn thuế, hai bao cao su đã qua sử dụng, lật đổ chính quyền, nói xấu Trung Quốc... !
- Thí điểm để dân bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân xã theo nghị quyết Trung ương 5 khóa X: Chúng tôi không đọc nghị quyết TƯ 5 Khóa X qui định cách thức bầu như thế nào. Nhưng nếu cứ đảng cử dân bầu như lâu nay thì có gì khác đâu. Tức là đảng thông qua cánh tay nối dài là Mặt trận Tổ quốc hiệp thương đưa ra vài con gà chọi để người dân lưa một trong số đó thì có gì hay ho hơn lâu nay không? Có người bảo có đấy và giải thích: nếu dân trực tiếp bầu thì khi đắc cử họ sẽ phục vụ tốt cho dân hơn để còn kiếm phiếu trong những lần bầu cử sau. Xin thưa không phải lá phiếu của người dân quan trọng mà quan trọng trước tiên là kỳ sau ông có còn được đảng cử ra nữa không. Ông không được đảng cử ra thì sao người dân bầu ông? Cứ làm nô tài phục vụ đảng thì chắc chắn sẽ có chức vụ dài dài, còn nếu muốn làm nhân tài phục vụ nhân dân đất nước thì coi chừng bị hất ra rìa lúc nào không hay! Nếu ai theo dõi “quốc hội” Việt Nam mấy năm gần đây sẽ thấy những điều chúng tôi nói đã từng xảy ra.
Bài viết của ông Thủ tướng rất dài, chúng tôi chỉ xin nhặt ra dây một vài cái bánh vẽ nêu trên thôi. Bánh vẽ thì không ăn được bao giờ!