VIỆT NAM LÀ CON CỜ CỦA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ

TQ, Mỹ Khảo Sát Chung Ở Biển Đông

Tàu Joides Resolution sẽ hoạt động ở Biển Đông 62 ngày
BBC - 29.1.2014: Trung Quốc đang chi 6 triệu đôla cho một nhóm khoa học gia khảo sát ở Biển Đông, trong có vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam.

Đây là chuyến đi trong khuôn khổ Chương trình Thám hiểm Đại dương Quốc tế (IODP) của Mỹ.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay chuyến khảo sát do Trung Quốc chủ trì bắt đầu từ thứ Ba 28/1. Tàu mang thiết bị khoan thăm dò đại dương có tên Joides Resolution vừa rời cảng Hong Kong và sẽ hoạt động ở Biển Đông trong thời gian 62 ngày.

Trên tàu là nhóm chuyên gia địa chất 31 thành viên, trong đó có 13 người Trung Quốc, chín người Mỹ và một người Đài Loan. Phụ trách kỹ thuật là Quỹ Khoa học Tự nhiên (NSF) của Hoa Kỳ.

Philippines, quốc gia cũng đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, cử một quan sát viên.

Việt Nam chưa có phản ứng gì về việc này.

Trước đây, Hà Nộ̣i từng phản đối các hoạt động thăm dò của nước ngoài tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Bản đồ dầu khí

Nhiệm vụ của đoàn khảo sát là tìm hiểu về kiến tạo ở Biển Đông nhằm vẽ ra bản đồ các mỏ dầu và khí đốt trong khu vực.

Các khoa học gia sẽ khoan 1.930m dưới đáy biển, sâu nhất từ trước tới nay.

Trung Quốc đã đề xuất làm công việc này từ 2008 và năm nay được IODP chấp thuận, có thể vì số tiền tài trợ Bắc Kinh đề xuất quá lớn, chiếm tới 70% chi phí của đợt khảo sát.

Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines khiến việc thăm dò-khai thác dầu khí ở Biển Đông thêm phức tạp và có khả năng gây xung đột.

Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc nhiều lần cắt cáp thăm dò dầu của PetroVietnam, tập đoàn dầu khí nhà nước.

Trung Quốc tham gia IODP từ năm 1998 và từng khảo sát Biển Đông nhưng chi ở khu vực phía bắc.

Khu vực khảo sát lần này có các vùng biển do Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Đoàn khảo sát đang chờ Việt Nam chuẩn thuận cho họ khoan tại một khu vực ở tây nam Biển Đông, nếu không được có thể họ sẽ chọn địa điểm khác.

Kết quả khảo sát sẽ được công bố toàn cầu.